Củ Chi Ngày Đó Bây Giờ - thơ Trúc Thanh Tâm
Sông Sài Gòn về Bình Dương xa ngái
Bến Vượt
nào để ta đến thăm em
Tiếng gió
rít mà khiến ta chột dạ
Kinh Thầy
Cai chìm dưới ngọn mưa êm
Chiều yên ả
ai cắm sào thương nhớ
Ta thấy
mình như lạc giữa vườn hương
Nụ cười em
khiến lòng ta say sóng
Mắt mùa thu
giăng một chút mây buồn
Và, từ đó
ta thương hoài Hậu Nghĩa
Yêu con đường
làng bùn dính áo em
Xin làm gió
được chui qua kẽ tóc
Lúc học bài
từng sợi cũng ngủ quên
Giờ trở lại
Củ Chi vui hơn trước
Nắng ngày
xưa làm nếp áo cũ rồi
Theo năm
tháng em qua thời con gái
Nhưng men
tình chưa hết ở làn môi
Thôi cứ cất
tình nhau vào ánh mắt
Cho thời
gian còn đậu bến mong chờ
Cho ngày
đó, bây giờ và sau nữa
Em vẫn còn
đẹp mãi nét ngây thơ!
TRÚC THANH
TÂM
( Châu Đốc )
_____________
PHỤ CHÚ :
- Thời nhà
Nguyễn, Củ Chi thuộc huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn Phiên An. Năm 1836,
thuộc huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định. Năm 1956, Củ Chi trở thành quận của tỉnh
Bình Dương, được thành lập do tách hai tổng Long Tuy Thượng và Long Tuy Hạ của
quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định.
- Huyện Củ
Chi có sông Sài Gòn chảy qua. Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh
hưởng trực tiếp chế độ thủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến
Mương. Riêng kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông.
- Năm 1963, lập tỉnh Hậu Nghĩa, nửa quận Củ Chi vẫn
giữ tên cũ, thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, nửa còn lạị là quận Phú Hoà, tỉnh Bình Dương.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa hợp với quận Phú
Hòa, tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi, thuộc TP Hồ Chí Minh.
- Bến Dược là tên gọi của vùng đất Phú Mỹ, Phú Thuận
từ năm 1929, nay thuộc xã Phú Mỹ Hưng. Trước kia, nơi đây là địa điểm vượt qua
sông Sài Gòn để đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ khác. Giai thoại kể rằng, nguyên là
tên Bến Vượt, nhưng do cách phát âm của người Nam bộ, đã bị biến âm, nói trại
đi thành Bến Dược như hiện nay.