Thư Từ Cõi Âm
Tường Trình của Nguyễn Bắc Sơn
Về Cuộc Rượu Đầu Tiên
Về Cuộc Rượu Đầu Tiên
- Lê Mai Lĩnh
Thằng máu gái Lê Mai Liều,
Như tao đã nói trước với mày, tối qua tao được mời
làm chủ xị một cuộc rượu với MAI THẢO, NGUYÊN SA, THANH TÂM TUYỀN và CHU TỬ.
Ngay bây giờ, tao cũng xác nhận , mày với tao chỉ
là đàn em của các đại ca văn chương vào thập niên 60.
Bây giờ, ngồi cạnh các ông là sướng như chi chi.
Các ông khen một tiếng là đem đi khoe với mấy con ghệ nữ sinh NGUYỄN HOÀNG (Qủang
Trị) hay PHAN BỘI CHÂU(Phan Thiế) lúc lời các ông còn nóng hổi.
Về lâu về dài thì không biết sao, tình cảm thay đổi
thế nào, nhưng từ ngày xuống đây tao được các CHÀNG các NÀNG chiêu đãi, trìu mến
ra phết.
Hẳn mày cũng biết, vào cuối thập niên 1959 và đầu
thập niên 60, tại Sài Gòn, MAI THẢO như vua không ngai trong lãnh vực văn
chương.
Một mình có xe hơi láng cóng và lộ trình mỗi ngày
là từ khách sạn (ông là cư dân nhiều khách sạn, nên tao không nhớ tên) tới tòa
soạn SÁNG TẠO, đường PHẠM NGŨ LÃO, tới VŨ TRƯỜNG, các quán rượu , hộp đêm.
Ông làm gì trong đó với ca sĩ Th.Th. không ai biết.
Nhưng theo Th.Th cho biết, vì MAI THẢO không chịu XIN CƯỚI CHÍNH THỨC, nên NÀNG
chẳng cho tí mắm ruốc, mắn nêm nào.
Này xuống đây, ông cũng thuộc hàng "cha bộ đội."
Bước chân vào hộp đêm nào, chốn ăn chơi nào, các
em chiêu đãi viên cũng chạy đến hôn chút chít.
Mà các em, toàn là những tài tử thượng hạng trước
đây như ELIZABETH TAYLOR, KATHARINE HEPBURN, AUDREY HEPBURN, MARYLIN MONROE,
SOPHIA LOREN.
Trong bàn nhậu, MAI THẢO có nhắc tới Lê Văn Chính
và Sương Biên Thuỳ, chứ không biết Lê Mai Lĩnh là thằng éo nào.
Ông có nói là ông nợ mày một món nợ và khen mày có
tính kiên nhẫn.
Ông kể cho tao nghe như thế này, mày xem xem có
đúng không?
Mùa hè 1963, mày đến tòa soạn SÁNG TẠO tặng ông ta
tập thơ NỖI BUỒN NHƯỢC TIỂU,
Theo ông , thơ chưa đọc chưa biết, nhưng nhìn cái
mặt đẹp trai của mày ông có thiện cảm.
Nhưng ông lại nói, mày có hai con mắt ác chiến , rất
dễ làm chết đàn bà. Điều này hình như không sai. Vì sau này, có cô hoa khôi
khóa I biên tập viên đã viết cho mày rằng :” Đôi mắt người đàn ông sao đẹp thế.
Đôi mắt dễ chừng đã làm chết lòng người ta.”
Lần đó, mày ngồi chờ ông nói chuyện gần 1 tiếng đồng
hồ. Vì , trước cửa, thằng bé đang chờ ông viết bài cho một truyện dài cho nhật
báo TRẮNG ĐEN. Ông viết, mày ngồi nhìn trời. Ông viết, mày ngồi chiêm ngưỡng
cái mặt dài như mặt ngựa của ông. Mày kiên nhẫn quá .
Còn như, ông ta nợ mày một món nợ là thế này.
Có một lần, sau khi tờ tuần báo NGHỆ THUẬT của ông
đăng một bài TẠP GHI của mày, mày đến nhận báo biếu và nói lời cảm ơn. Dạo đó
làm chó gì có nhuận bút.
Nhân nói về những tác phẩm của MAI THẢO, ông nhờ
mày ra chợ trời sách, tìm cho ông cuốn THÁNG GIỀNG CỎ NON.
Hai ngày sau mày đem lại. Ông hứa tặng mày và người
yêu TRẦN THỊ KIM HẠNH, mỗi người một cuốn.
Sách chưa tái bản, miền NAM sập tiệm.
Ông trốn trong nhà của NHÃ CA, mấy tháng trời ăn
bún bò HUẾ ớt cay ơi là ớt cay.
Với NGUYÊN SA, thì ông không biết ất, giáp gì về
mày.
Nhưng tao biết, mày biết về ông ta.
Ông là chủ nhiệm, chủ bút tờ HIỆN ĐẠI. Một trong
vài tạp chí thống sóai của văn chương miền NAM.
Ông là người phát hiện nhà thơ TRẦN THỊ NHÃ CA và
giới thiệu NÀNG trên số HIỆN ĐẠI số I.
” Anh đã tự do vào đời tôi đập phá
Tôi cũng tự do xài phí hết đời tôi “
( thơ NHÃ CA – KHI HAI MƯƠI TUỔI)
” Bầy chim én nhỏ qua thành phố
Về gọi thời
gian vỗ cánh bay “
(thơ NHÃ CA – Ngày tháng trôi đi)
Trong thời gian nầy NHÃ CA ở HUẾ.
Sau đó. nhà thơ TRẦN DẠ TỪ, với sự xúi giục của
VIÊN LINH, không biết vì NGU hay THÔNG MINH đã đưa NHÃ CA về Sài Gòn.
Trong thời gian NHÀ CA làm tờ báo NGÀN KHƠI, tòa
soạn đường BÙI VIỆN, SƯƠNG BIÊN THUỲ, từ tỉnh lê QUẢNG TRỊ đã LÀM THƠ TỎ TÌNH với
NHÃ CA: ” Anh gọi tên em cho đỡ nhớ TRẦN THI NHÃ CA, TRẦN THI NHÃ CA” (Nhại
theo thơ THANH TÂM TUYỀN: "Tôi không còn cô độc”)
Cũng thời gian này, NHÃ CA, trên NGÀN KHƠI có đăng
một bài thơ của tôi với tựa đề TỈNH VẬT, viết về người anh hùng NGUYỄN THÁI HỌC.
Đại khái như:
” Hương nằm trong cát
Cát nằm
trong lư
Chân dung
NGUYỄN THÁI HỌC
Nằm ngoài
vàng son”
Những câu thơ làm năm 16 tuổi, bây giờ đọc lại còn
NỔI DA GÀ.
Với NGUYÊN SA, tôi còn một trí nhớ.
Năm nào đó tôi không nhớ, NGUYÊN SA ra làm giám khảo
tại HUẾ, khi về lại SAIGON, viết truyện ngắn TRANG, đăng trên HIỆN ĐẠI số 9,
cũng là số có vở kịch LY NƯỚC LỌC của nhà thơ/đạo diễn HOÀNG ANH TUẤN, tôi
thích quá đến học thuộc lòng.
(Một trích đọan vở kịch LY NƯỚC LỌC trong trí nhớ):
[Nhân vật THÁI (người con):
" Mẹ hãy theo con vào NAM. Dù trong đó không
phải là thiên đường, nhưng ít ra ở đó, con có thể gào lên giữa phố phường, TÌNH
CON YÊU MẸ.
Cùng lắm, người ta cho con là thằng điên, không ai
cho con là thằng phản bội. "
Nhân vật HỒNG (người mẹ):
" Mẹ không thể tước bỏ tất cả huân chương để
trở thành TÊN LÍNH TRƠN trong hàng ngũ mới.
Con đi đi. Mày đi đi. Đồ tên phản bội ."
(LY NƯỚC LỌC/ Kịch/ HOÀNG ANH TUẤN) ]
Sau này tôi được biết, nhân vật TRANG chính là có
giáo TRÂM của tôi thời tiểu học ở trường NAM Quảng Trị.
Trong lớp, sau giờ bãi học, cô thường nhờ tôi ôm một
chồng tập vở học trò về nhà cho cô chấm bài.
Cô thường xoa đầu tôi. Phải chăng ngay từ dạo đó,
cô đã tiên tri: tôi sẽ là một thi sĩ thứ thiệt.
Ngay bây giờ, hình ảnh cô, mái tóc dài, áo lụa
vàng, đôi guốc son, men theo đường bờ hồ, rẽ trái, gần nhà cô học trò tôi nay,
Vương Lệ Hằng, tới gần rạp ĐẠI CHÚNG. Nhà cô trọ bên tay trái.
Theo NGUYỄN BẮC SƠN, THANH TÂM TUYỀN kể chuyện về
Lê Văn Chính thì dài như truyện dài NHÂN DÂN TỰ VỆ.
Bắt đầu là từ trại tù K2 tỉnh VĨNH PHÚ.
Bấy giờ, từ K4 , tỉnh VĨNH PHÚ, mày treo cổ tự tử
sau khi viết thư gởi LÊ DUẨN đòi THAY ĐỔI ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO. trại chuyển trại
mày về K2. Người đầu tiên mày tìm gặp là tác giả TÔI KHÔNG CÒN Ở ĐỘC và LIÊN,
ĐÊM MẶT TRỜI TÌM THẤY.
Từ đó, giữa mày và THANH TÂM TUYỀN có một sự trao
đổi, không sòng phẳng , nhưng bằng lòng.
THANH TÂM TUYỀN đưa mày BỘT NGỌT sau mỗi lần thăm
nuôi. Và hàng ngày, mày đưa THANH TÂM TUYỀN SẮN , KHOAI và RAU.
Sau khi ra tù,THANH TÂM TUYỀN làm THỢ MỘC RỜ cho
người bạn là LÊ XUÂN NHO, khóa I chính trị kinh doanh Đà Lạt
Mày cà lơ phất phơ, được LÊ XUÂN NHO nhận về làm BẢO
VỆ và ANH NUÔI.
Ngoài THANH TÂM TUYỀN, còn thêm 5 người khác, mỗi
ngày góp cho mày 1 lon gạo và 5 đồng.
Trong thời gian này, theo THANH TÂM TUYỀN, mày có
món dưa cải chua xào ruột trâu, ngàn bay chạy.
Đến một kỳ TẾT, LÊ XUÂN NHO không có tiền trả công
cho thợ, mỗi tháng 100 đồng, tương đương 1.000 vì mới đổi tiền.
Vì thương THANH TÂM TUYỀN, mày cho LÊ XUÂN NHO mượn
500 đồng.
Sau đó và tới nay, mày không dám đòi.
Mày là một thằng ngu. Thích cho mượn nhưng sợ đòi
nợ.
THANH TÂM TUYỀN cũng kể rằng, có lần mày đưa bà
góa phụ LÊ THỊ NHẤT PHƯƠNG đến thăm ông. Ông nói với tao có hỏi mày: Bắt đâu
được con đàn bà đẹp thế? Mầy trả lời: Trên trời rớt xuống, em lượm.
Ngày ở Phan Thiết, mày hiền thế, nhưng sao sau này
mày dữ dằn vậy.
Phải chăng vì bấy giờ, bà đại úy Trưởng phòng tâm
lý chiến ty cảnh sát có khẩu RULO 6 viên đạn kè kè trong ví nên mày ngán.
Vậy thì, khẩu súng nước của mày để đâu, không đem
ra nghênh chiến.
Sau THANH TÂM TUYỀN, tới phiên CHU TỬ, kể tới mày.
Theo ông , mày là thằng thứ nhất trong đời làm báo
ông thấy, là mày là thằng chê tiền.
Theo ông kể, sau loạt bài BÚT CHIẾN GIỮA MÀY và
NHÀ VĂN UYÊN THAO,về chủ đề CON NGỰA GỖ ẤN QUANG VÀ THÀNH TROIX NAM VIỆT NAM,
đã có lần mày chửi ông, nguyền rủa ông là THAM NHŨNG DƯ LUẬN. Nhưng ông không để
tâm.
Buổi sáng ông nhắn mày tới nhận tiền nhuận bút,
tòa soạn đường CỐNG QUỲNH.
Ông đưa mày 5.000 nhưng mày chỉ nhận 3.000 và trả
lại 2.000 trước mặt vợ mày.
Ông khen vợ mày đẹp quá. Tao nói vợ hẳn là hoa
khôi khóa MỘT biên tập viên, không đẹp sao được.
Đang lúc cuộc rượu tròn trịa, hân hoan, em tiếp
viên ELIZABETH TAYLOR ghé tai nói gì đó với MAI THẢO, MAI THẢO cười và nói O.K.
rồi hai người xin lỗi bọn tao và cầm tay nhau biến.
THANH TÂM TUYỀN mời tao về nhà sleepover, nhưng
tao từ chối. Đêm nầy cuối tuần, mẹ tao đem hủ tiếu xào tôm hùm đến sum họp mẹ
con.
Hẳn nhiên, người mẹ phải là ưu tiên một.
Hẹn thư sau, tường trình về ĐẠI HỘI VĂN BÚT DUỚI
NI.
Mày liệu hồn mà xuống gấp, Em HỒ XUÂN HƯƠNG đã lên
cơn.
Chỉ có mày mới “trị được căn bệnh của em.”
Nhắc mày một lần nữa, nhớ mang theo bửu bối: MINH
MẠNG RƯỢU.
NGUYỄN BẮC SƠN.
(Lê Mai Lĩnh ghi)