Đọc "Tớ Sẽ Nằm Yên" của Mạnh Trương
- Thế Lộc
Mạnh Trương |
Tôi đã gặp anh Mạnh Trương trong một đêm Thu tỉnh lặng cùng đứa con tinh thần TỚ SẼ NẰM YÊN của anh.
Ngày mai tớ sẽ
nằm yên
Thiên thu
trong giấc cô miên đất trời
Buồn vui sướng
khổ đầy vơi
Xin đem trả
lại cho đời hôm qua
Muôn ngàn
thương nhớ thiết tha
Cũng đành bỏ lại để mà ra đi
Cũng đành bỏ lại để mà ra đi
Bùi ngùi nghĩ
nghĩ suy suy
Tấm thân cát
bụi ra gì ai ơi
Đời người như
kiếp hoa thôi
Sắc hương chi
lắm cũng rơi khỏi cành.
M
Đêm Thu tỉnh
lặng, tiếng côn trùng khoắc khoải ngoài hiên trăng, buồn và nhớ, nỗi nhớ mông
lung của kẻ phong trần sau những tháng năm bôn ba bươn chải như con tàu nằm nhả
khói trên sân ga đợi giờ nhập kho vì quá date, và tôi đã trải lòng cùng TỚ SẼ
NẰM YÊN của anh Mạnh Trương trong tập DẤU XƯA.
Tôi nhớ bạn
tôi MỘNG Ý khi anh tâm sự cùng người bạn đời:
Em cho anh
quậy vài năm
Mai sau anh
chết anh nằm rất ngoan.
Còn Mạnh
Trương với chuyến xe chiều đổ hoàng hôn anh không hứa hẹn và xin vài năm như
Mộng Ý mà gấp góp, đợi chờ, đón nhận:
Ngày mai tớ sẽ
nằm yên
Thiên thu
trong giất cô miên đất trời.
Tiêu cực
chăng, hay anh nghe từng tế bào trong cơ thể rủ rê một chuyến về “Bảy mươi ông
đã đủ vốn rồi” (Bảy Mươi, trang 20) để anh xoa tay nhẹ nhỏm, thanh thản và tự
nhủ: Ừ, ta đã đủ đã chán cõi trần này rồi, ta đã bươn chải qua nhiều nơi nhiều
chốn, khổ cực gian truân cũng lắm mà vui buồn cũng nhiều, Tam Kỳ, Trung Phước,
Đakao, Sài Gòn , Huế, có đêm anh phải ngã lưng nơi thâm sơn cùng cốc
Đêm nay ngủ
chân núi Bà Rá
Vì miếng ăn
lặn lội đường xa
Một đêm trĩu
nặng sầu muôn kiếp
Buồn man mác
thêm nỗi nhớ nhà.
(Đêm Lữ Quán,
trang 98 ).
Mạnh Trương
một thân lữ khách mang nặng tình nhà với nỗi nhớ quê dằng dặc anh bươn chải và
anh mơ mộng, một buổi bình minh có sương long lanh trên cành lá, một buổi trưa
nồm, cánh cò, góc phố, dòng sông đã gợi trong anh biết bao nhung nhớ đã tạo cho
anh một hồn thơ dào dạt da diết với tình yêu. Đau buồn trong chia ly, hạnh phúc
trong chung thủy, anh vui sống không ủy mỵ cũng không khoe khoang, lời thơ đơn
sơ mộc mạc và đã đạt đỉnh điểm của sự tinh túy trong thơ, anh bộc bạch rất chân
thành và dân dã như người dân xứ Quảng: “Tôi làm thơ để tự giải thoát, để gởi
gấm vào thơ những gì tôi không cất giữ được”. Rồi anh hồi tưởng một thời đã
qua, vui, buồn, sướng, khổ. Thế nhưng mấy ai giữ được điều mình mong ước mà
không trả lại cho đời khi quỉ thời gian của đời người cạn kiệt.
Buồn vui sướng
khổ đầy vơi
Xin đem trả
lại cho đời hôm qua
Mạnh Trương
rất ngoan hiền đến dễ thương khi anh dùng từ XIN. Tuy vậy, không biết trong anh
còn điều chi níu kéo vợ, con hay người tình một thuở mà anh thở dài da diết:
Muôn ngàn thương
nhớ thiết tha
Cũng đành bỏ
lại để mà ra đi
Chao ôi...
cũng đành, làm tôi bùi ngùi xót xa như ngày xưa tôi còn bạch diện thư sinh đứng
nép mình bên hiên nhà len lén nhìn người yêu vu quy vì môn đăng hộ đối để rồi
nghe:
Pháo vu quy nổ
rộn ràng
Thế mà tôi
tưởng tiếng đàn biệt ly.
(Thơ Thế Lộc).
Mạnh Trương
giờ đây còn chút tiếc nuối, có lẻ người xưa chưa thấy về mà người đi thì không
nỡ, để đêm dài trằn trọc nghĩ suy bởi cái thân cát bụi phải trả về cát bụi là
lẻ thường dù anh có luyến tiếc cái thân xác đã xữ dụng 79 năm nay đã cằn cỗi,
già nua. Ngày xưa khi Đức Phật sắp nhập diệ,t Ngài đã nói với các môn đồ rằng:
Ta đến đây một thân một mình, rồi một mình một thân ta sẽ ra đi. Huống gì Mạnh
Trương đã để lại đời biết bao nhiêu tế bào trong xã hội nên anh ngập ngừng
lưỡng lự:
Bùi ngùi nghĩ
nghĩ suy suy
Tấm thân cát
bụi ra gì ai ơi.
Và đâu đó
tiếng chuông... không phải của Hemingway mà từ Bồ Đề Thiền Viện vọng lại làm
cho Mạnh Trương giật mình ngộ ra rằng Sắc, Tướng đều là phù vân, đời người rồi
sẽ qua đi như cánh hoa Phù Dung sớm nỡ tối tàn
Đời người như
kiếp hoa thôi
Sắc hương chi
lắm cũng rơi khỏi cành
Cuối cùng thì
anh cũng nghiệm ra rằng, có sinh có diệt, có nhân có quả và cái nghiệp là tài
sản riêng của mỗi người. Và anh mang nghiệp thơ từ khi lọt lòng mẹ, cất tiếng
khóc đầu đời đã có thơ có nhạc bên trong tiếng khóc nhơn chi sơ tánh bổn thiện
ấy. Bởi cái nghiệp nên anh yêu rất sớm khi mới 17 tuổi và cũng bởi cái nghiệp
anh đã dính vào thơ năm 17 tuôi và khi anh yêu là anh đang làm thơ để gởi chút
hương cho đời, những bài thơ bàng bạc cho đến bây giờ tuổi 79.
Cầu mong “Cụ" Mạnh Trương sáng tác nhiều hơn nữa để trả nợ cho đời mấy vần
thơ và anh còn làm thơ, anh cón sống với chúng ta lâu hơn nữa để được tôn vinh
MỘT NGƯỜI THƠ THỨ THIỆT.
Viết xong 3H15
ngày 04.10.2014.
Thế Lộc
Thế Lộc