Bốn Mươi Sáu Năm Trước (1969-2015)
- Lê Mai Lĩnh
bút chiến văn chương giữa nhà văn Mặc Đỗ & nhà thơ Lê Mai Lĩnh (Lê Văn Chính) về Vấn Đề "Mặc Cảm Ka-ki" Trong Văn Học
Tôi đã quá cái tuổi mỗi khi ra đường phải kè kè một
tập giấy tờ chứng tỏ "hợp lệ tình trạng quân dịch". Suốt đời tôi, cho
tới nay tôi chưa hề một ngày nào ở trong quân ngũ. Nhung tôi rất khoái những
người lính. Khoái họ không phải qua công việc nhiệm vụ của họ. Ngược lại, tôi vốn
rất ghét chiến tranh, ghét những chuyện chém giết, ghét những người chọn phiêu
lưu bằng cách làm nghề bắn giết như kiểu những anh lê dương của quân đội Pháp.
Tôi khoái những người lính vì cái thân phận không thể tránh được cua họ khi họ
tới một tuổi nào, ở trong một hoàn cảnh đất thước nào, phải cầm súng để làm
tròn một nhiệm vụ. Tôi nghĩ rằng trong đời người không có hy sinh nào đẹp hơn sự
cắn răng của người trai trẻ phải tạm gác tương lai để nhận một nhiệm vụ nguy hiểm
mà không có một đền đáp cụ thể nào. Hy sinh cho cha mẹ, anh em, cho vợ con, cho
bạn, cho đồng loại đều là những hy sinh có đền đáp cụ thể. Người lính hy sinh
cho đất nước chỉ đáp lại một tiếng gọi hết sức trừu tượng, dù không muốn cũng vẫn
phải hy sinh. Cái đẹp ở đó. Cho dù sự hy sinh không kết thúc bằng phút giây
"đền nợ nước."
Không hiểu tôi khoái những người lính có phải vì
thời tuổi nhỏ tập sách hình đầu tiên mà tôi thích là một bộ bốn năm cuốn lớn
đóng tập những số liên tiếp của tuần san (hay bán nguyệt san) Images de la Guerre
in toàn hình ảnh về cuộc thế chiến thứ nhất. Những trang giấy láng in
héhogravure mực màu sépia hay lục đậm. Hình ảnh thời sự trình bày mọi diễn biến
của cuộc chiến. Tôi không thích - như số đông thiếu niên khác - hình ảnh những
cuộc diễn binh huy hoàng với những thống chế Foch khắc khổ, thống chế Joffre bụng
phệ, ngực đầy huy chương, cỡi ngựa đi đầu, hay đứng thẳng trong một thế chào cứng
ngắc. Tờ báo thời sự chiến tranh đó in rất nhiều hình ảnh sinh động về đời sống
của những người lính thường ngoài mặt trận, ở bệnh viện dã chiến hay ở hậu
phương những ngày phép. Mực độ chết người của đệ nhất thế chiến chưa đến nỗi
kinh khủng lắm, nhưng bộ mặt của chiến tranh ánh lên gương mặt những người lính
- nhất là hồi đánh nhau bằng địa đạo dưới mưa tuyết, trong sình lầy của những
chiến hào. Ý thức của tôi hồi đó đã tạm soi sáng đôi chút cho tôi về vô lý của
chiến tranh. Tôi ngồi hàng giờ lâu trước những bức hình thảm hại và tôi thấy
yêu nhũng con người im lặng hy sinh đó.
Tới thế chiến thứ hai, ý thức có lớn hơn, tôi vẫn
thích những hình ảnh chiến tranh loại đó. Có điều khác là lần này không phải chỉ
những hình ảnh do người ngoài chụp được, tôi còn đọc những chứng ngôn do chính
những người lính viết ra hay do nhũng ngòi bút nhà nghề diễn lại. Thân phận những
người lính trong chiến tranh đã được lật lên lật xuống, phô bày khắp mọi mặt.
Tôi càng thấy yêu những người lính hơn nữa vì càng thấy thông cảm nhiều hơn.
Tâm trạng yêu lính đó còn thê thiết bao lần hơn
khi những người lính là anh em, bạn hữu, con cháu, đồng bào của tôi. Nhưng tôi
hết sức bất mãn, sau nhiều năm theo dõi, không tìm thấy được bao nhiêu những
hình ảnh đẹp của người lính Việt Nam trong trận chiến đang tàn hại đất nước
này. Tôi phải nói ngay là không đủ khả năng và phương tiện để đọc hết, xem hết
những gì đã được công bố và có một nhận định tuyệt đối. Nhưng tôi phải thành thật
mà nói lả tôi rất tò mò và rất chịu khó đọc. Tôi nhận xét thấy rằng đại đa số
những tài liệu và những sáng tác phẩm đã qua mắt tôi đều nhắm nói lên cái phía
công cộng, chính thức của cuộc chiến này, quên mất cái phía riêng tư của từng
người linh, cái phía nói lên được cái đẹp của đời lính trước ngoại cảnh thờ ơ.
Những hình ảnh các tướng lãnh đi thị sát - cho dù thị sát những mặt trận ngay
hay sau trận đánh - hay những mệnh phụ đầu tóc quá to, quần áo quá đẹp đi thăm
thương binh, không nói lên được gì hết đối với đông đảo những người biết thông
cảm với người lính, vi họ có thấy đâu cái phần đẹp, đáng yêu kia.
Mào đầu lê thê như vậy rồi, tôi muốn dành phân kết
thúc để hỏi thật các bạn văn nghệ sĩ quân đội: Phải chăng các bạn mang mặc cảm,
tôi tạm gọi là mặc cảm kaki? Tôi đã đọc, đã nghe, đã xem khá nhiều sáng tác phẩm
của các bạn. Thật tình hình ảnh của người linh Việt Nam không ánh lên bao nhiêu
trên những nghệ phẩm đó. Tôi còn có cảm tưởng là khi sáng tác các bạn đã muốn
quên mình là lính. Sảng tác về lính không phải chỉ để ca ngợi lính. Norman
Mailer dường như không ca ngợi một câu nào nhưng đọc"The Naked and the
Dead" ta vẫn thấy yêu thương những người marines lênh đênh trên sóng hay
vùi mình trong sình lầy các hải đảo Thái Bình Dương. Bao nhiêu năm chống giữ miền
Nam này những người lính mũ xanh, mũ đỏ, mũ nâu chắc chắn đã tạo nên biết bao
nhiêu tài liệu chỉ chờ được khai thác. Nói đâu xa, ngay các bạn - những người
"xếp bút nghiên" - cũng là những người lính đáng yêu. Các bạn còn ngại
hay các bạn để dành?
Mặc Đỗ
(Khởi Hành số 12 tháng 7 năm 1969)
Trong Khởi Hành số 12, chúng tôi có đăng tải một
bài văn ngắn cuả nhà văn Mặc Đỗ: Mặc Cảm Ka Ki. Từ Phan Thiết, một bạn đọc của
KH mà cũng là một người cầm bút chiến đấu, chuẩn uý Lê Văn Chính, còn có bút hiệu
Sương Biên Thuỳ, lên tiếng trả lời. Dưới đây là bài trả lời đó.
(trích Khởi Hành số 15 ngày 31-7-1969)
Trong tuần báo KHỞI HÀNH số 12, ở trang 9, nhà văn
Mặc Đỗ có viết bài MẶC CẢM KA-KI. Trong đó, sau khi nói lên một vài lý do làm
ông "khoái" lính, nhà văn hỏi là tại sao trong tập thể quân đội có
khá nhiều văn nghệ sĩ, mà hình ảnh người lính V.N. không ánh lên bao nhiêu.
Nguyên văn: "Thật tình hình ảnh của người lính V.N. không ánh lên bao
nhiêu trên những nghệ phẩm đó." Đoạn chót, nhà văn hỏi chúng ta: "Phải
chăng các bạn mang mặc cảm tôi tạm gọi là Mặc Cảm Ka-ki".
Thưa tác giả Siu Cô Nương, thỉnh mời tiên sinh đọc
lại hơn một lần Mặc Cảm Ka-Ki tiên sinh sẽ thấy rõ tính cách không ổn của những
lập luận trong đó và thắc mắc của nhà văn về anh em văn nghệ sĩ quân đội cũng
không lạ lùng ngạc nhiên cho lắm.
Thứ Nhất
Nhà văn viết: "Suốt đời tôi, cho đến nay chưa
hề một ngày nào ở trong quân ngũ. Nhưng tôi rất khoái những người lính.
Khoái họ không phải qua công việc nhiệm vụ của họ.
Ngược lại tôi vốn rất ghét chiến tranh, ghét những chuyện chém giết, ghét những
người chọn phiêu lưu bằng cách làm nghề bắn giết như kiểu những anh lê dương của
quân đội Pháp".
Thưa tác giả SCN, vấn đề không phải là ghét chiến
tranh hay thương chiến tranh, thích chém giết hay không thích chém giết nhưng vấn
đề được đặt ra là, trong hoàn cảnh và thân phận chúng tôi, những người chưa được
hân hạnh trên 40 tuổi để khỏi cầm súng tính từ những năm sau 1960 có quyền lựa
chọn giữa yêu, ghét, thích hay không thích chiến tranh và chém giết hay không.
Bao lâu chủng tôi có quyền từ chối, bao lâu chúng tôi có quyền lựa chọn, khi
đó, nổi lên điều yêu ghét mới đáng kể, mới thể hiện được bản chất con người của
mỗi cá nhân.
Và nữa, như hai lần năm là mười, là tình cảnh
chúng tôi chém, giết rất chi thật lực bây giờ khác xa với tình cảnh của những
người lính Lê dương ngày xưa.
Thứ Hai
Nhà văn viết: "TÔI KHOÁI NHỮNG NGƯỜI LÍNH VÌ
CÁI THÂN PHẬN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC CỦA HỌ khi họ tới một tuổi nào, ở trong một
hoàn cảnh, đất nước nào, phải cầm súng để làm tròn một nhiệm vụ."
Thưa tác giả SCN, cái lối "Khoái Lính"
này của nhà văn sao mà "ÁC" thế.
"CÁI THÂN PHẬN KHÔNG THỂ TRÁNH ĐƯỢC CỦA HỌ"
có nghĩa là ĐỊNH MỆNH, CÁI SỐ. Và liệu tôi có thể nói "CÁI THÂN PHẬN KHÔNG
THỂ TRÁNH ĐƯỢC" khỏi xe Mỹ.
Một đoạn khác, "Tôi nghĩ rằng trong đời người
không có hy sinh nào đẹp hơn sự cắn răng của người trai trẻ phải tạm gác tương
lai để nhận nhiệm vụ nguy hiểm mà không có một đền đáp cụ thể nào."
Vâng, thưa nhà văn "không có hy sinh nào đẹp
hơn sự cắn răng của người trai trẻ". Điều này rất đúng, rất đẹp, rất cao cả,
nếu nhà văn đang viết về giai đoạn kháng chiến của những người V.N. lên đường
chống thực dân Pháp ngày xưa. Tôi nói kháng chiến buổi đầu. Tôi không nói giai
đoạn khi mà C.S. phản bội. Còn như hoàn cảnh tế nhị của chiến tranh V.N. bây giờ
"sự hy sinh cao đẹp" này bi thương lắm ông ạ. Vì rằng, rất có thể, chốc
nữa đây, thưa nhà văn, chúng tôi sẽ nổ súng vào đầu người cha, người anh em của
chúng tôi đấy ông ạ!
Thứ Ba
Họ Đỗ viết: "Hi sinh cho cha mẹ, anh em, cho
vợ con, cho bạn, cho đồng loại đều là những hi sinh có đền đáp cụ thể. Người
lính hi sinh cho đất nước chỉ đáp lại một tiếng gọi hết sức trừu tượng dù không
muốn cũng vẫn phải hi sinh. Cái đẹp ở đó"
Thưa tác giả SCN
Vậy thì hi sinh cho đất nước chẳng phải là hi sinh
cho cha mẹ, anh em, vợ con hay sao. Và "đền đáp cụ thể" là 1 cái hòm,
1 lá quốc kỳ và 12 tháng lương, tôi thấy tất cả đó được thấy rõ, rất "cụ
thể" lắm đấy chứ.
Còn như nhả văn viết "dù không muốn cũng phải
hi sinh. Cái đẹp ở đó" Tôi không thấy gì cái gọi là đẹp trong sự cưỡng
bách, vì rằng, "không muốn vẫn phải hi sinh".
Thứ Tư
Nguyên văn: "Thân phận những người lính trong
chiến tranh đã được lật lên lật xuống, phô bày khắp mọi nơi. Tôi càng thấy yêu
những người lính hơn nữa vì càng thấy thông cảm nhiều hơn"
Tôi có quyền nghi ngờ tình yêu và sự thông cảm
lính của tác giả khi mà "suốt đời tôi, cho tới nay, tôi chưa hề có một
ngày ở trong quân ngũ."
Cuối cùng nhà văn hỏi: "Phải chăng các bạn
mang mặc cảm tôi tạm gọi là mặc cảm kaki."
Thực tình thì chúng tôi không biết thế nào gọi là
MẶC CẢM KA KI. Chúng tôi cũng không biết ý của nhà văn cho rằng mặc cảm đó tốt
hay xấu. Tự ti hay tự tôn. Nói cách khác, MẶC CẢM này là anh hùng, lương thiện
hay tội lỗi, xấu xa vì chém giết, tham dự chiến tranh.
Và cũng thực tình thì, chủng tôi dửng dưng. Chúng
tôi chẳng thấy chúng tôi là cái gì hết. Nếu phải được lựa chọn thì không nói
làm gì. Đàng này chúng tôi tham dự không lựa chọn. Chúng tôi đang trong một trò
chơi bó buộc phải theo. Chúng tôi không hãnh diện và cũng không thấy xấu hổ.
Nhưng có một điều chúng tôi nghĩ, là không dự phần trong trò chơi chiến thanh kỳ
cục này là hơi uổng, thiếu ở mình những kinh nghiệm thích thú.
Ông bảo chúng tôi sao không làm ánh lên hình ảnh
người lính V.N. Thực tình ông muốn chúng tôi làm gì trong tình cảnh chiến tranh
tế nhị như V.N. và tình trạng kiểm duyệt hiện nay.
Tôi xin được lập lại đây một lần nữa, đoạn viết
trong bài Nhật ký "NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN UY" đăng trong VĂN số 129,
số đặc biệt THƯƠNG NHỚ Y UYÊN để trả lời thay cho nhũng người anh em văn nghệ
sĩ trong quân đội trước thắc mắc của ông: Nhà văn VN (đặc biệt hơn những văn
nghệ sĩ trong quân đội) trong chiến tranh VN họ thiếu thốn quá nhiều thứ: hoàn
cảnh để sống, phương tiện để viết, và nhất là, họ thiếu sự rõ ràng... để phụng
thờ, để làm sáng tỏ. Nhà văn VN sống trong sự mù mờ, dường như thiếu tin tưởng ở
những lẽ phải để phụng dưỡng, nuôi nấng. Từ một hoàn cảnh như thế, một tâm trạng
như thế, nói ra những nhận định của mình, nhất là nói một cách bộc trực, sợ dễ
dàng sai lạc và không chừng lại còn đắc tội với lịch sử."
Vậy nên, đúng như ông nói đã thắc mắc: "Các bạn
còn ngại hay các bạn để dành"
Vâng, cả hai đấy ông ạ. Chúng tôi còn ngại và
chúng tôi còn để dành.
Lê Văn Chính
(Khởi Hành số 15 ngày 31-7-1969)