Saturday, February 21, 2015

Đầu Xuân Ất Mùi
Lạm Bàn về Mai Hoa Dịch Số và Dự Đoán Tứ Trụ (tiếp) 
                                          - Giáng Ngọc

Khaí niệm về Chu Dịch
          Tiên thiên bát quái-

        Bát quái là một phát minh của người Trung Hoa lâu đời. Tuy nhiên cũng có nhiều giả thiết nói về Chu Dịch có đôi nét hơi khác biệt. Nhưng tựu trung sự khác biệt đó chưa có chứng cứ rõ ràng nên khó kết luận được nguồn gốc thực sự của nó như thế nào.
            Vậy Bát quái là gì? Bái quái có nói: “Dịch- bát quái có Thái cực, sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh Bát Quái.”            Thái cực là âm dương chưa phân, vũ trụ còn thời kỳ hổn độn. Gọi là Thái cực vì nó bao la vô cùng. Thái cực đến môt lúc phải phân hoá thành âm dương, hình thành trời đất hoăc là bản thân thiên thể có cả âm, dương. Phân âm dương là thành lưỡng nghi. Lưõng nghi là trời và đất. Lấy Dương (__) thay cho Trời, lấy âm (_  _)   thay cho Đất. Hào Dương hào Âm này là căn bản chính thay cho ký hiệu làm thành bát quái. Cho nên hình tượng trung có hai phần Phần dương và phần âm (như mặt trời và mặt trăng vậy). Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tức lúc âm dương trùng nhau, âm dương giao nhau mà hình thành. Tứ tượng sinh bát quái, thực tế vẫn là âm dương trùng hợp mà thành. Trong chú giải Chu Dịch cao Hanh có nói: “Thiếu dương, Lão dương, Thiếu âm, lão âm vẫn tượng trưng cho tứ thời. Bát quái chính là bốn điều đó tạo thành.” Thuyết Tiên thiên bát quái có từ triều đời nhà Tống. Trước triều Tống chỉ có  bát quái và 64 quẻ. Các học giả đời Tống căn cứ vào “Thiên địa định vị, sơn trạch thong chí, lôi phong tưong bạc, thuỷ hỏa bất tương xạ” (Trời đất phân rõ, núi sông thong suốt, sấm gió yếu đi, nước lửa ít va chạm) ở trong “thuyết quái” mà tạo ra hình Tiên tiên bái quái cho nên Càn là NAM- Khôn là BẮC- LY là ĐÔNG- Khảm là TÂY- Chấn là ĐÔNG BẮC- Tốn là TÂY NAM- Cấn là TÂY BẮC-Đoài là ĐÔNG NAM.


Thiên tiên bát quái có 4 đặc điểm:
1/ Quá trình tuần hoàn của Thiên Tiên bát quái có THUẬN, NGHỊCH. Từ 1 đến 4 ngược chiều kim đồng hồ; thứ tự là 4 quẻ: Càn, Đoài, Ly, Chấn. Từ 5 đến 8 là thuận kim đồng hồ; thứ tự là 4 quẻ: Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. CÀN tượng trưng cho TRỜI cao nhất. KHÔN tượng trưng cho đất thấp nhất.            
2/ Quẻ được vạch thành cặp đôi nhau: Càn ba vạch dài, Khôn ba vạch ngắn đoạn Khảm ở giữa đầy, Ly ở giữa rỗng, Chấn vạch đầu Dương, Còn Đoài vạch cuối âm, vạch đuôi Cấn là  Dương, còn vạch đuôi Tốn là âm.
3/ Chủ sinh của bát quái Tiên thiên là: Mộc của Chấn và Tốn như nhau. Kim của Càn sinh Thủy của Khảm, Thổ của cấn sinh Kim của Đoài, Ly là hỏa, Khôn là Thổ nên hỏa của Ly sinh Thổ của Khôn.
 4/ Về con người thì Già với già, Trẻ với trẻ, Già Nam với già nữ thành đôi, Trung Nam với trung nữ thành đôi, Thiếu Nam với thiếu nữ thành đôi.

Hậu Thiên bát quái - của Văn Vương

Thuyết Tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái từ sau đời Tống đem ra tranh luận mãi không thôi. Trước Tống căn bản không tồn tại thuyết Tiên thiên. Trước Tống, đời Hán và Đường không có ai chứng minh được ai là người lập ra phương vị tiên thiên. Đến đời Tống các đạo gia mới đưa ra hình Tiên thiên. Hình phương vị của Phục Hy là dựa theo hình tiên thiên của Thiệu Ung nên mới gọi là Tiên Thiên bái quái. Hình phương vị bát quái của Văn Vương còn gọi là  Phương vị Hậu thiên bát quái.
Sau này do Thiệu Khang Tiết dùng hậu thiên bát quái (dùng hình) còn số  thì lấy ở Thiên Tiên bát quái, nên rất kỳ diệu. Nhưng tại sao ông lại dùng như thế? Thực tế chưa thấy ông giải thích về vấn đề này.

Hà đồ, Lạc đồ
Sau đời Tống, phàm sách về Chu Dịch, Luận dịch, Trị dịch đều lấy các hình Hà đồ, lạc đồ làm một bộ phận quan trọng của Chu Dịch. Có nhiều sách cho rằng Bát quái là căn cứ “Hà Đồ” “Lạc Đồ” mà vẽ ra. Ban đầu Chu dịch dựa theo đồ thư chứ không phải đồ thư dựa theo Chu Dịch? Người ta cho rằng Phục Hy dựa theo hà đồ mà làm ra! Về Hà đồ, Lạc đồ có rất nhiều truyền thuyết thần kỳ tương truyền ở xã hội nguyên thuỷ của Trung Hoa: các lãnh tụ bộ lạc thời xa xưa (Phục Hy) có Long Mã nổi lên ở sông Hoàng Hà, lưng mang hà đồ, có rùa thần xuất hiện ở Lạc Thuỷ lưng mang Lạc thư. Phục Hy sau khi được nó đã căn cứ vào các điểm âm dương trên hà đồ và Lạc đồ mà vẽ ra bát quái. Sau này Chu Hy đã “thần” hóa nói rằng Hà đồ và Lạc đồ là dịch của Trời, Đất.
Nguồn gốc của bát quái
Từ xưa tới nay, bát quái được gọi là “sách trời không có chữ”. Đó là lý luận của những nhà khoa học thần b , từ  xưa tới nay sự khảo cứu của nó chưa  bao giờ đứt đoạ , nhưng cho mãi đến nay “nó” vẫn là bí ảo, mỗi người bàn mỗi cách.
            Thời đại Kinh Dịch thành sách
Thời gian hình thành bát quái và 64 quẻ khoảng đời nhà Hạ. Trong Chu dịch – Chu Lễ có ghi “Cung xuân đại bốc” nắm cả phép của ba bộ dịch: Liên sơn- Quy tàng và Chu dịch. Kinh dịch cũng ra đời có từ thời Xuân Thu (Quách mạc Nhược), vào đầu thời tây Chu (Trương Đại Niên), vào  thời đời nhà Ân và nhà Chu (Kim Cảnh Phương).
            Bộ sách Chu Dịch là sự kết hợp của hai bộ sách Kinh dịch và Dịch truyện mà thành. Tên Chu dịch xuất hiện sớm nhất trong “tả truyện” (Tả truyện Trang Công năm thứ 22).
Lập  số dự đoán Tứ trụ
Bát tự là 8 chữ Can, Chi ca ngày, giờ, tháng, năm  sinh. Can, Chi của ngày giờ tháng năm sinh xếp thành 4 cột gọi là Tứ trụ. Can Chi của năm là cột thứ nhất; Can Chi của tháng là cột thứ hai; Can chi của ngày là cột thứ ba; Can Chi của giờ là cột thứ tư.
      Ví dụ: Sinh giờ Tân Dậu, Ngày Quí Mão, Tháng Canh Thân, năm Mậu Dần. Ta có: Giờ Tân Dậu- Ngày Quí  Mão- tháng canh thân- Năm  Mậu Dần .
  Để lập số và dự đoán Tứ trụ tuần tự theo các giai đoạn sau:
       Định Can, Chi giờ, ngày tháng, Năm để lập tứ trụ.
       Ghi đại vận, tức vận trình.
       Tìm tiểu vận.
       Tìm mệnh cung
       Tìm thai nguyên
       Tìm thai tức
       An lục thần vào tứ trụ
      Xác định cách cục
     An vòng sinh vượng tứ tuyệt vào tứ trụ
     Tìm dụng thần
      An không vong và các thần sát cần dùng.
     Quan sát các Chi hợp, xung hình hại, phá.
     Tính nguyên cục ngũ hành.
     Giải đoán.


       CÁC HẠNG MỤC CẦN THIẾT
            Can ẩn tàng chi: Ngoài  sự phân biệt Âm Dương ngũ hành cho Can, Chi Tứ trụ trong Chi có ẩn tàng Can.
         Nhật nguyên: Trụ lấy ngày sinh làm chủ . Cho nên Can của ngày sinh  gọi là Nhật Nguyên .
        Lục Thân: Lấy Can ngày làm chủ hợp với các Can còn lại ta có Lục thân.
-          Trụ ngày:  Ta và vợ/chồng .
-          Trụ tháng:  anh, chị em, bạn bè
-          Trụ năm: Trụ khởi đầu (Tổ tiên, cha mẹ)
-          Trụ giờ: Sau cùng là con cái.
            Lục Thần: Lục thần có 6 trường hợp: Khắc ta, ta khắc- sinh ta, ta sinh-đồng loại và chính bản thân. Ngoài bản thân ta có can ngày sinh là Nhật nguyên – các Can, Chi còn lại đối với ta.
           Lập số: Sau khi biết được bát tự chúng ta bắt đầu lập số theo thứ tự:
               Lập bảng tứ trụ
               Ghi bát tự vào dòng giữa với can trên, Chi dưới theo thứ tự Năm, tháng, ngày, giờ.
               Ghi Nhật nguyên trên can ngày
               Ghi các Can ẩn tàng chi ở dưới mỗi Chi  tương ứng .
               Tìm Lục Thần trong hai bảng Nhật nguyên dựa theo Âm- Dương và Ngũ Hành sinh, khắc.
                 Các yếu tố  phối hợp để dự đoán tứ trụ:
-          Vòng trường sinh (Âm dương của vòng trường sinh)
-          Vòng trường sinh lưu chuyển trên 12 cung.
-          Ngũ hành sinh vượng tử tuyệt trên 12 cung.
-          Phân biệt Dương trường sinh – Âm trường sinh.
-          Nhân nguyên: Địa chỉ Tàng dụng.
-          Phân biệt sinh, bại, mộ.
-          Phân biệt ám hợp.
-          Tam hợp cục.
-          Lục xung.
-          Tam hình: Dần, tỵ, thân, sửu,Tuất, Mùi.
-          Trường sinh Thái Tuế. (Lưu niên).
-          Phân biệt dương nam, dương nữ- Âm nam, âm nữ.
-           ĐẠI  VẬN - TIỂU VẬN – CAN CHI CỦA  VẬN TRÌNH.
-           Luận Đại vận- Luận Tiểu Vận.
-          MỆNH CUNG.
     Trên đây là tóm tắt sơ lược về các quẻ Hoa Mai dịch số và Tứ trụ thông qua Chu Dịch, ngũ hành để lập trình thành quẻ dự đoán. Tuy vậy bói toán theo Hoa Mai hay Tứ trụ cũng còn nhiều bất cập và phức tạp. Tùy theo sự lãnh hội của người nghiên cứu và tâm định, suy diễn khi toán quẻ. Không ai có thể nói được một cách chính xác hết được.

                Đầu năm Ất Mùi, Giáng Ngọc trân trọng kính chúc qúy vị một năm mới An Khang, Thịnh Vượng và mọi điều như ý.

Giáng Ngọc
(Mồng  một tết  Ất Mùi, 2015)