Vận Khí Chuyển Động Của Thời Tiết - Giáng Ngọc
Ngày xưa trong truyện
Tam Quốc Chí đã có một câu chuyện hư cấu
về Gia Cát Lượng Khổng Minh lập đàn cầu đảo để biến gió mùa Tây Bắc trở thành gió “Đông phong” để cho quân Ngô (Chu Du) dùng hỏa công tiêu diệt
quân Tào Tháo. Nếu thực chất điều này có thật thì Gia Cát Lượng giỏi về thiên văn địa lý và dự đoán
“vận khí chuyển động của thời tiết trong tháng
để biết đưọc vào giờ nào thì có gió mùa thay đổi mà thôi. Cái “đàn tế” chẵng qua Khổng Minh
chỉ để lừa Chu Du.
Để có khái niệm này, chúng ta hãy tìm hiểu xem vận khí chuyển động hàng ngày, tháng từng năm căn bản nó như thế nào. Bài viết này
chỉ là tham khảo và chỉ đưa ra một vài khái niệm tổng quát.
Trái đất có bán kính
là 6370km. Thời gian trái đất quay quanh mặt trời là 365 ngày ¼ và tự quay
xung quanh trục của nó là 24 giờ (ngày+đêm). Sự chuyển động này ngoài
vấn đề làm đơn vị đo thời gian, tiết khí bốn mùa, nó còn ảnh hưởng tới nhịp điệu thời tiết và sự sống của con người.
Trái đất chuyển
động cứ 5 ngày thì gọi là một HẬU. 3 hậu là một KHÍ, 4 khí là một LỘ. 6 lộ là một NĂM. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Có 4 ngày đánh dấu sự xê dịch của 4
mùa:
-
Ngày Xuân Phân tính vào ngày 23 tháng giêng Dương lịch .
-
Ngày Thu Phân vào
ngày 23 tháng 9 Dương lịch .
-
Ngày Hạ Chí vào
ngày 22 tháng 6 Dương lịch
-
Ngày Đông Chí vào ngày 22 tháng 12 Dương lịch .
Mùa Xuân & mùa Hạ, mặt
trời ở một tiêu điểm gần trái đất là 147.000.000 km, nên ngày dài đêm ngắn.
Mùa Thu & mùa Đông, mặt
trời ở tiêu điểm xa trái đất là 152.000.000 km, nên ngày ngắn đêm dài.
Một năm các nhà
khí tượng chia thành 24 tiết. Mỗi tiết chia thành 3 hậu. Mỗi hậu đều có sự diển
biến về thời tiết khác nhau.
Sau đây là các TIẾT
và HẬU trong một năm:
- Tháng Giêng: Tiết Lập Xuân – (Đầu Xuân)
Sơ hậu: Gió Đông làm
tan băng giá. Tuyết tan Dương khí thành hình .
Nhị hậu: Sâu cuốn tổ
đã thúc dậy .
Tam hậu: Cá ngoi lên
mặt bằng.
Tiết Vũ Thủy (Ẩm ướt
– có mưa nhẹ)
Sơ hậu Rái cá dâng
mồi tế tổ. (Trong 5 ngày rái cá bắt được
cá con không ăn để dâng tế tổ).
Nhị hậu: Chim nhạn bay về phương Bắc, thòi tiết ấm .
- Tháng hai: Tiết Kinh Trập
Sơ hậu : Cây Đào
bắt đầu tươi .
Nhị hậu : Chim Vàng
Anh bắt đầu hót .
Tam hậu : Diều Hâu
bay lượn
Tiết Xuân Phân ( Giữa
Xuân) .
Sơ hậu : Chim Yến đã đến
.
Mưa bắt đầu có sấm .
Tam hậu : Trời có sấm lẫn chớp .
- Tháng Ba: Tiết Thanh Minh
Sơ hậu : Ngô Đồng ra hoa .
Nhị hậu : Chuột đồng sinh nở . Mẫu đơn ra hoa .
Tam hậu : Trời có cầu
vồng xuất hiện .
Tiết Cốc Vũ : ( Mưa
rào) .
Sơ hậu : bèo ra hoa .
Nhị hậu : Chim gáy vổ cánh .
Tam hậu : Chim cun cút xuống nưong dâu.
- Tháng Tư: Tiết lập hạ (Sang hè)
Sơ hậu : Giun , dế kêu lên sắp lên mặt đất.
Nhị hậu : Giun bò lên mặt đất.
Tam hậu : Dưa đỏ nảy mầm .
Tiết Tiểu mãn: .
Sơ hậu : Răng đắng mọc tốt.
nhị hậu: Cây đinh lịch mọc tốt
Tam hậu : Mùa lúa chin.
- Tháng năm: Tiết mang chủng (chắc hột)
Sơ hậu : Bọ ngựa nở.
Nhị hậu : Chim chèo bẻo kêu.
Tam hậu : Chim Chích Choè thôi không hót.
Tiết Hạ Chí ( Giữa hè)
Sơ hậu : Hưu rụng sừng .
Nhị hậu : Chim, diều bắt đầu kêu, hót.
Tam hậu : cây khoai mọc ..
- Tháng Sáu:Tiểu Tiết thủ (Nắng oi)
Sơ hậu : Gió đưa , nắng tốt.
Nhị hậu : Dế Mèn làm tổ
Tam hậu : Diều Hâu vồ mồi .
Tiết Đại Thử ( Nóng nực )
Sơ hậu : Cỏ Mực và ao bèo có đom đóm nở .
Nhị hậu : Đất bùn khô nẻ.
Tam hậu : Thường có mưa lũ.
- Tháng bảy . Tiết Lập Thu ( sang Thu)
Sơ hậu : Gió mát bắt đầ tới.
Nhị hậu : Có sương mù
Tam hậu : ve sầu kêu.
Tiết Xử thử : ( Mưa Ngâu).
Sơ hậu : Chim Cắt dâng mồi ( Chim Cắt bắt được con mồi ầu tiên
không ăn để dâng lên cho tổ tiên)
Nhị hậu : Khí trời se lạnh .
Tam hậu : Chim trữ mồi cho mùa rét tới.
- Tháng Tám: Tiết Bạch lộ (Nắng nhạt) .
Sơ hậu : Chim Hồng Nhạn bay về phía Nam
Nhị hậu : Chim yến về tổ.
Tam hậu : Các loài chim đều trữ lương thực cho mùa Đông giá
rét .
Tiết Thu Phân .( Giữa Thu ).
Sơ hậu: Mưa không có sấm.
Nhị hậu: Sâu bịt cữa tổ .
Tam hậu : Nước bắt đầu khô cạn.
- Tháng Chín: Tiết Hàn lộ.(Mát mẻ).
Sơ hậu: Chim nhạn ra Biển ( Phía Nam ) để ăn.
Nhị hậu: Chim Sẻ ra
Biển để ăn .
Tam hậu: Hoa Cúc nở hoa vàng .
Tiết sương giáng ( Sương sa).
Sơ hậu: Chó Sói dâng mồi giổ tổ.
Nhị hậu: Cây c lá vàng rơi rụng ( Lá Ngô Đồng rụng, Hoa Mướp
vàng rơi)
Tam hậu: Sâu cuốn tổ
dấu mình nhịn ăn.
- Tháng Mười: Tiết lập Đông (Sang Đông) .
Sơ hậu : Nước bắt đầu đóng băng.
Nhị hậu : Đất bùn đông lạnh.
Tam hậu : Chim Trĩ xuống Biển kiếm mồi.
Tiết Tiểu tuyết ( Khô ráo- Có tuyết nhỏ ).
Sơ hậu : Cầu Vồng thôi
xuất hiện
Nhị hậu : Khí trời bốc lên- Khí đất di xuống (Âm Dương cách
biệt) .
Tam hậu : Trời rét ( Mùa Đông ).
- Tháng Mười một: Tiết Đại tuyết (Hanh, lạnh. Có tuyết lớn)
Sơ hậu : Loài sâu kêu rét không kêu nữa .
Nhị hậu : Hổ gọi đực ( Chịu đực) .
Tam hậu : Cây Bồ Bồ mọc .
Tiết Đông chí (Giữa Đông).
Sơ hậu : Giun kết thành búi .
Nhị hậu : Nai rụng sừng
Tam hậu : Nước suối reo.
- Tháng Chạp (Mười hai): Tiết Tiểu hàn (Rét nhẹ).
Sơ hậu : Chim Nhạn chuẩn bị bay về phương Bắc.
Nhị hậu : Chim Quẹt làm tổ .
Tam hậu : Chim Trĩ gáy .
Tiết Đại hàn ( Rét đậm , giá rét).
Sơ hậu : Gà ấp trứng .
Nhị hậu : Chim Cắt saqan mồi.
Tam hậu : Ruộng , đồng , song suối khô cạn . Thảo mộc khô cằn
héo hon.
Theo Đông Phương, các quốc gia như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Hàn v.v…
vận khí thường lấy CAN,CHI để tính.
Thiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh,Tân, Nhâm, Qúy.
Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mão,Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trong cách
tính vận khí này mỗi quốc gia đều có thay đổi một chút it cho phù hợp với địa
phương. Tuy nhiên căn bản thì không có gì khác biệt cho lắm.
HOÁ VẬN: Vận có 5 vận: KIM, MỘC, THUỶ, HOẢ, THỔ.
Năm Giáp, Kỷ thuộc Thổ. Năm Ất, Canh thuộc Kim. Năm Bính năm Tân
thuộc Thuỷ. Năm Đinh, Nhâm thuộc Mộc. Năm
Mậu, Quý thuộc hỏa.
Giáp, Bính , Mậu
Canh ,Nhâm là Dương .Năm nào có một trong 5 Can Dương đứng đầu là vận Thái Quá.
Các năm có hàng Can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Qúy là năm Can Âm. Năm nào có một trong 5 Can âm này đứng
thì gọi là vận Bất Cập. (Chú ý: Vị sao vào năm có có thiên can Giáp, Kỷ lại
thuộc vận Thổ.)
Khi mặt trời chiếu sáng trên trái đất thì đồng
thời các hành tinh khác cũng nhận được ánh sáng của nó. Phần ánh sáng từ hành
tinh khác khúc xạ về trái đất ta nhìn thấy được trên nền trời là những quang phổ. Nếu quang phổ đó màu kiềm tức là ánh sáng đó từ sao Thổ khúc xạ vào khí quyển. Vệt sáng quang phổ này đi qua ba sao: Vỹ, Dốc, Chẩn , ỏ vào phương vị Thiên
Can: GIÁP, KỶ. Chu kỳ của nó cứ 5 năm một lần
.Cho nên các nhà thiên văn Đông phương cổ đại thường hay nói: "Kiềm thiên, kiến
vận . Giáp ,Kỷ hóa Thổ” .
Khi mặt trời chiếu vào sao hỏa, ánh sáng
màu đỏ của sao hỏa, khúc xạ trên nền trời ở vào địa phận của các sao Ngưu , Nữ,
Bí, Khuê,thuộc phương vị Mậu, Quý thường gọi là Đan Thiên kiến vận Mậu, Qúy hóa HỎA .
Khi mặt trời chiếu vào sao Thủy, ánh sáng
khúc xạ cả sao Thủy lên nền trời có màu huyền . Nó thuộc về các sao : Chương, Dục,
Lâu Vị. Thuộc phương vị Thiên Can : Bính, Tân. Thường gọi là “ Huyền Thiên kiến
vận Bính tân hóa THỦY .
Khi mặt trời chiếu vào sao Mộc, ánh sáng của
sao Mộc khúc xạ lên nền trời thành màu xanh nên thuộc các sao: Nguy, Thất,Quỷ,
Liễu, thuộc phương vị thiên can: Đinh , Nhâm, nên thường gọi là “Thượng thiên kiến vận Đinh, Nhâm hóa MỘC.
Như thế, lúc mặt trời chiếu vào sao KIM, ánh
sáng của sao Kim khúc xạ lên nền trời màu trắng thuộc vào các sao Cang, Đê, Tất thuộc phương vị thiên can Ất, Canh và được gọi là ố Thiên kiến vận Ất, Canh hóa KIM.
HÓA
KHÍ:
Vận khí dựa trên 12 chi.12 chi này
phối hợp với ngũ hành. Ta có như
sau:
Thân, Dậu: KIM-Dần, Mão: MỘC-Hợi,
Tý: THỦY- Tị , Ngọ: HỎA.Thìn, Tuất, Sữu , Mùi: THỔ-
Theo y học xưa thì con người chịu ảnh hưởng
của khí theo từng mùa và năm.
Tý Ngọ là Thiếu âm - Sữu Mùi là Thái Âm -Tỵ,
Hợi là Quyết Âm- Dần , Thân là Thiếu Dương.
–Mão. Dậu là Dương Minh- Thìn, Tuất là
Thái Dương.-.
Vận khí
có : Chủ khí và Khách khí Chủ khí là bốn mùa : Xuân, Hạ , Thu, Đông
Mùa Xuân : Mộc- Hạ:Hỏa-Thu
Kim-Đông Thuỷ- Hội tụ tứ mùa thuộc THỔ. ( Trung tâm) .
Năm loại khí này chuyển
động do sự chuyển động của trái đất tạo ra và chủ khí cho năm thứ này là : Thận,
Tâm, Can, Tỳ, Phế .
Khách khí: hoạt động trên tầng khí quyển của
vũ trụ.Nên gọi là Tư Thiên.Nếu hoạtđộng trong lòng đất thì gọi là : Tư địa hay
Tại Tuyền.
Khách khí tượng trưng cho lục phủ, lục kinh. Sáu kinh đó là: Thái âm, Thiếu âm,Quyết âm, Tam Dương, Thiếu Dương,Dương
Minh, Thái Dương.
Khách khí vận động tùy
theo hàng năm, nên rất khó mà dự đoán .
Giáng Ngọc .
(
Còn tiếp một kỳ)
Sách tham khảo và chuyển ngữ:
Almanac (Hoa Kỳ)
- Niên lịch Trung Hoa
- Việt Nam