Monday, January 12, 2015

Tâm Lý Chiến Của Người Xưa - Giáng Ngọc
                                                               
Mộ Ông Ích Khiêm
Ông Ích Khiêm

         Ông Ích Khiêm sinh khoảng vào năm 1840, người làng Phong Lệ- phủ Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam . Ông vốn dòng dõi người cao nguyên, truớc kia họ Ong , đến đời
Tự Đức, thi đổ cử nhân, vua cho bỏ  chử “trùng” một bên nên thành ra  họ Ông. Dân chúng thường gọi ông là  Ông Tiễu, vì chức vụ ông hồi đó là Tiễu phủ sứ.
    Hồi nhỏ, có một hôm ông ra tỉnh chơi, giữa đường gặp đám các quan đi làm lễ nghinh  xuân. Quan Tổng Đốc ngồi võng đòn cong, phủ nhiểu điều, trên che bốn lọng xanh. Đám rước tới đâu hai bên đường phố đều đứng chào, duy chỉ mình ông  cứ ngồi nghiễm nhiên trong quán nước, xỏ hai chân vào chiếc giầy rách của ai bỏ một bên ….
      Quan thấy ông vô lễ, bèn bắt và tra hỏi thì ông ứng đối một cách rất hoạt bát. Nên quan ra một câu đối thử tài:
 “Cắc cớ thay, hai cẳng xỏ một giày.”
    Ông bèn đối ngay:
“Sung sướng mấy, một đầu che bốn lọng .!”    
  Quan thôi bắt tội.

   Vào thời gian sau, khi ra làm quan, ông đưọc bổ nhiệm làm Tri Huyện ở Huế. Gặp lúc Pháp tiến công chiếm thành. Mất thành, ông bị cách chức và phải đi “Tiền quân hiệu lực”- giống như lính khinh binh bây giờ đi trước –
    Ngày thuờng ông hay nghiên cứu binh thư, nên ông có nhiều mưu lược lại thêm võ dõng, nên đánh giặc được nhiều trận thắng. Sau đuợc phục chức và thăng lần lên chức Tiễu phủ sứ.
     Ông  đánh trận dùng ít quân, chủ yếu là quân tinh nhuệ, có mưu lược và dũng cảm.
Lúc đánh với giặc Tàu  Ngô Côn, ông bày trận: Ban mai thì quay lưng về hướng Đông, chiều quay lưng về hướng Tây. Vào thời đó đánh nhau như là cận chiến bằng gươm giáo, mác. Quân Tàu phần nhiều nghiện thuốc phiện, thuờng hay thức khuya hút thuốc, sáng ra mắt nhắm mắt mở, bị mặt trời hướng Đông chiếu vào đâm ra quáng gà, lạng quạng  đánh không chính xác. Trận đó quân Tàu thua phải bỏ chạy tán loạn.
    Vào lúc Tỉnh thành Thái Nguyên bị vây, trung quân Đô Thống Đoàn Thọ đưa quân lên cứu, bị tử trận. Vua Tự Đức sai ông đi tiếp cứu. Ông đem quân đến gần nơi, đóng quân lại một chổ cách xa trại giặc rồi tối đến làm lễ tế cờ để cầu thắng trận.
 Ông có 10 đạo quân, ông ra lệnh mỗi đạo quân phải dùng 10 đồng tiền - gồm có tất cả là 100 đồng. Một mặt bôi toàn đen, một mặt bôi trắng. Đêm ấy ông lập đàn tế, ông nói với ba quân rằng: ”Nếu thần linh phù hộ thì  tất cả các đồng tiền hoặc sắp (đen  hết) hoặc ngữa (trắng hết) chứ không có lẫn lộn. Ông mời toàn thể tướng sĩ cấp cao vào đàn để thị lễ.
   Ông đứng trước trai đàn, làm lễ xong khẩn to cho mọi người nghe: ”-Nếu thần linh phù hộ thì xin cho toàn sấp hoặc toàn ngữa."  Nói xong ông tung 100 đồng tiền lên. Tất cả các đồng tiền rớt xuống mâm đều sấp hết một màu đen sì. Các tướng tá hò reo mừng rỡ và tin tưởng rằng thần linh sẽ phù hộ cho quân sẻ đại thắng.
    Ông làm lể tạ và thu 100 đồng tiền cất giữ ngay.
  (Thực chất ông đã tráo 100 đồng tiền đã được bôi đen cả hai mặt).
 Như thế lòng quân sĩ sẽ phấn chấn và rất tự tin thắng trận khi đối diện đánh với địch quân.  Trận đó quân sĩ tin có trời giúp dốc hết lòng đánh và đã chiến thắng.
    Dẹp xong giặc ông được thăng chức Tham Tri. Bấy giờ là vào cuối đời vua Tự Đức, giữa Pháp và triều đình còn rất nhiều khó khăn. Ông lại vâng mệnh triều đình ra Bắc mưu đồ việc chống quân Pháp. Vừa gặp lúc nhà Thanh cho Phùng Tử Tài, Từ Duyên Húc, và quân cờ đen Lưu vĩnh Phúc sang đóng rãi rác ở các tỉnh thượng du.
   Quân Tàu ỷ thế mạnh hiếp đáp, áp bức quá tàn ác dân chúng, việc cung ứng quân phí cho họ lại quá tốn kém. Ông cho việc mượn binh Tàu đánh Pháp là thất sách nên có làm bài thơ:
         Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
         Đến khi có giặc phải thuê Tàu
     Từng phen võng giá mau chân nhẩy
        Đến bước chông gai thấy mặt đâu
         Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
         Trâu Dê ngày hiến đứa răng bầu
          Ai ơi hảy chống trời Nam lại
         Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu (1)

(1)   “Phải cạo đầu … phải để răng trắng như hạt bầu theo lệnh và tục của Nhà Thanh hồi đó.
   
Ông ở Bắc cho đến khi hòa ưóc Việt- Pháp ký xong, ông về lại Kinh .. Bây giờ đến lúc vua Tự Đức băng hà, triều chính rối loạn, vua kế vị còn nhỏ. Tường- Thuyết chuyên quyền. Văn thần, võ Tướng phần nhiều chỉ biết cầu an. Ông bực mình,bèn đặt ra một tiệc mời khắp đủ mặt bá quan đại thần đến dự. Bàn cổ tất cả chỉ một món thịt chó.
    Lúc nhập tiệc có một số không ăn quen, nên không ăn được, bèn hỏi món khác. Ông bèn trả lời: "Bẩm.., Hôm nay.. trên… dưới.. toàn chó cả!"
       Ăn xong ,các quan gọi nước mãi không thấy ai mang nước lên. Một lúc người nhà mới ló đầu lên bị ông quát tháo ầm ĩ: "- Lũ chúng bây đứa lớn, đứa nhỏ ngồi ăn hại cơm trời, chẵng đứa nào lo việc nước gì cả. “ (Tất cả do ông sắp đặt với ngươì nhà trước)
   Các quan biết mình bị  chơi “xỏ” nhưng cũng đành ngậm bò hòn ra về.
 Vì ông có tính khí khái, không biết lòn cúi và làm phật ý lòng hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyển văn Tường, nên sau đó bị bắt giam vào ngục. Khi ở trong tù ông ngâm hai câu thơ:
                   “Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
                   “Tứ nguyệt tam vương thậm bất tường “
-          Sông Hương chia hai dòng nước thì khó nói chuyện ( Sông Hương có mùa bên trong, bên đục. Nhưng ngụ ý bên phía Nam sông Hương là Tòa Khâm –Pháp. Bên bờ Bắc là Nam Triều .
-          Trong 4 tháng mà thay đổi tới 3 vua ( Dục Đức, Hiệp Hòa,Kiến Phúc) là điềm gở .
-            Hai chữ cuối của hai câu là tên  của hai ông  Tôn Thất Thuyết và Nguyển văn Tường đang chuyên quyền ….

 Sau này ông bị đưa ra an trí ở Bình Thuận rồi mất ở đó ( năm 1890)..

                                                                               Giáng Ngọc.
 Theo "Giai Thoại Làng Nho"