Tuesday, October 28, 2014

Ảo Ảnh - Thúy Ngân
truyện ngắn

           Tiếng ông Hoàng quát to kèm theo sau là một chuỗi âm thanh hỗn hợp của đổ vỡ “Ầm.. chang …Rồi loảng xoảng” làm tôi giật mình. Nhà bên vợ chồng ông Hoàng bà Nga lại cãi nhau. Lâu lâu lại có một cơn, nhưng đợt này coi bộ dữ dội hơn. Tiếng con bé Mi thút thít khóc xin ba nó nguôi giận. Tôi lắng nghe không biết chuyện gì. Hay là con Mi lại
hư hỏng nên ba nó la. Nếu thế thì bà Nga sẽ can chứ sao lại là đứa con gái. Tiếp theo là tiếng rồ  của xe máy, bóng ông Hoàng lao vút ra khỏi nhà. Thật là –“ mỗi gia đình mỗi cảnh. Giàu cũng chưa chắc đã hạnh phúc”.

    Vợ chồng bà Nga cũng lớn tuổi, già thì chưa tới còn trẻ thì cũng mới qua. Nhìn ngôi nhà bề thế thì biết chắc ông bà làm ăn cũng khấm khá. Nhà chỉ có một con gái đang học cấp 3. Con bé Mi hiền và ngoan, lại học giỏi nữa chứ. Tôi mà có con trai tôi sẽ ngắm con bé làm dâu ngay-“ Tôi thầm ước”.  Tiếc, nhà tôi cũng chỉ có hai cô con gái cùng độ tuổi Con Mi và học chung một lớp. Bà Nga làm cho một cty liên doanh. Nhìn bà khá mặn mòi. Ông Hoàng cao lớn đẹp người làm bên ngân hàng. Hai người cộng hai nghề thịnh hành hái ra tiền. Thành quả là ngôi nhà mặt tiền to tướng, đầy đủ tiện nghi. Sáng ra, hai ông bà dắt hai xe tay ga vào loại dắt tiền đi làm, nhìn mà thèm.

   Ông Hoàng đi rồi nhà bên im lặng được một lát. Tiếng con bé Mi thút thít khóc vừa nói:
-         Sao mẹ lại làm như vậy? Mẹ không còn thương con, thương ba nữa sao? Hic…hic..
-         Mày biết cái gì mà xía vô. Tao cũng phải sống cho tao chứ. Bao nhiêu năm nay tao đã vì cái gia đình này nhiều rồi. Tiếng bà Nga phản lại.
-         Con biết cha mẹ đều vì con. Nhưng đừng lấy con làm nguyên nhân gây ra lầm lỗi của mình. Con không hiểu tại sao mẹ lại làm như vậy. Một người đàn bà đoan chính không thể có những hành vi như thế. Tiếng con Mi đối đáp rất người lớn.
-         “ Bốp” một tiếng, một tiếng “Á” kèm theo.– Tiếng bà Nga gằn mạnh; “ mày biết gì mà dám lên án tao” Con nít mà bày đặt dạy đời mẹ mày hả...
-         Con ghét mẹ - tiếng con Mi hét lên bỏ chạy lên lầu. Nhà bên lại rơi vào im ắng nặng nề.

Cả nhà tôi đang vui vẻ bữa cơm tối. Riêng con bé Hoa cứ chống đũa mặt mày buồn so. Thấy vậy tôi nói:
-         Hoa, ăn cơm đi con, sao cứ dầm mãi vậy, vữa hết rồi kìa.
Nó nhìn tôi một lát rồi ngập ngừng nói: “ Mẹ à- Mấy hôm nay bạn Mi không đi học, cũng không có lý do. Cô chủ nhiệm nhờ con hỏi xem bạn Mi có bị bệnh không? Mà sao con cứ thấy lo lo mẹ ạ.
-         Thế con đã sang nhà Mi chưa? Tôi hỏi
-         Con có sang gọi mà không ai mở cửa, hay không có ai ở nhà. Con gọi điện cho nó cũng không bắt máy. Lạ ghê. Nghe con gái nói tôi chợt nhớ vụ cãi vã của ba mẹ nó chắc chắn phải có liên quan đến chuyện con Mi không đi học. Tôi hỏi tiếp cố tìm hiểu nguyên nhân.
-         Thế dạo này con thấy bạn Mi có gì thay đổi không?
-         Con không chú ý lắm, con linh cảm bạn ấy đang có chuyện buồn gì đấy, vì dạo con thấy bạn ít nói cười hơn, đôi khi lại còn len lén khóc nữa chứ. Con có hỏi thì bạn nói gia đình đang có chuyện buồn, bạn ấy không muốn sống nữa, hoặc muốn bỏ đi đâu đó thật xa...

    Nghe đến đây tôi giật mình nói thầm: “Thôi đúng rồi”. Hay thế này nhé, để lát nữa mẹ mang ít trái cây qua thăm xem sao..À mà…! Tôi  định nói chuyện ba mẹ con Mi cãi nhau cho chồng nghe nhưng có mặt hai con lại thôi. Quay qua con gái tôi dỗ dành: “Giờ con ăn cơm  đi, mẹ sẽ tìm cách giúp ”.
-         Thế thì hay quá - Con gái reo lên.

     Dọn dẹp xong tôi mang rổ trái cây sang nhà hàng xóm, gọi mấy hồi không ai lên tiếng. Nhấn chuông mấy chặp trong nhà vẫn im re: “Chắc không có người”. Tôi về nhà buồn lơ lửng. Ngồi ngoài hàng ba chờ thêm chút nữa biết đâu có người về. Ngồi đợi hơn 10h thì tôi nghe tiếng phanh thắng cái “két” trước của nhà bà hàng xóm. Chạy ra thấy một thanh niên cũng bằng tuổi con gái tôi mặc cái quần đùi, đang dìu con Mi say khướt. Tôi chạy lại đỡ và hỏi luôn:
-         Cháu là ai, đi chung với con Mi à? Tôi hỏi
-         Dạ không, cháu là bạn Mi. Cháu đang học bài thì nhận được điện thoại Mi nói tới cứu bạn ấy ngay-  Mà cháu cũng phải giằng co mất một lúc mới lôi bạn ấy ra khỏi đám đàn ông đó- Cậu hổn hển trả lời.
-         Vậy sao? Dù gì vẫn cảm cháu đã đến kịp thời. Giờ cháu đưa Mi vào nhà Dì. Nhà nó đi vắng hết rồi nên không thể để con bé một mình được.- Tôi sắp xếp và phụ đưa con bé lên phòng con gái. Cháu ngồi chơi chờ dì một chút nghen…

    Đặt con bé lên giường lau mặt mũi cho nó. Nó ngủ mê mệt. Tôi xuống phòng thì cậu bé đã về có nhắn lại lời chào. Gần sáng con Mi mớ la thất thanh. Nó choàng tỉnh ngồi khóc hu hu. Vợ chồng tôi dỗ dành mãi nó vừa khóc vừa kể: “ Ba mẹ con không còn thương nhau nữa, mỗi người đều có những thú vui riêng. Con hụt hẫng xa lạ ngay trong ngôi nhà của mình. Ba con cũng biết chuyện của mẹ, đã tha thứ cho bà mấy lần nhưng mẹ vẫn không dứt ra được những cuộc tình hồi xuân. Cách đây vài tháng chính mắt con trông thấy mẹ nó ngả ngớn trong vòng tay một người đàn ông xa lạ. Điên cuồng với những điệu nhảy giậm giựt trong vũ trường.( Những điệu nhảy chỉ dành cho đám vũ nữ ăn chơi, hay của đám trẻ lêu lổng). Mọi niềm tin và kính trọng về mẹ tan như bong bóng. Đêm đó con đã quậy một trận tưng bừng…”- Nó kể một hơi. Giờ phải làm sao đây hả cô?  Nó vùi đầu vào lòng tôi  khóc nức nở.

  Tôi có nhớ cách đây mấy tháng chuyện con Mi bị bắt vì sử dụng thuốc lắc trong quán ba nào đó. Ba nó đứng ra bảo lãnh và xin đừng báo nhà trường để nó khỏi mặc cảm. Nó vì quá buồn chuyện gia đình nên theo bạn thử mấy thứ chết tiệt ấy chơi thôi chứ tôi biết nó không muốn như vậy. Ôm nó vào lòng vỗ về, lòng tôi sao sao lại đau như thế. Nếu gia đình tôi rơi vào cảnh này thì hai con gái tôi liệu cũng giống Bé Mi như hay tệ hơn? Tôi nhìn qua chồng rồi nhìn con gái với ánh mắt như gửi gắm, nhắn nhủ.

 - Cháu yên tâm cô chú sẽ tìm cách giúp. Nhưng ngày mai cháu phải đi học và phải lấy việc học là chính. Có học giỏi thì cháu mới tự đứng được trên đôi chân của mình, và ra đời nếu có gặp chuyện không may thì cháu cũng đủ lý trí để xử lý. Hứa với cô chú không được làm gì dại dột nghe con gái. Tôi nói với con bé mà như nói với chính con gái của mình vậy.

……

   Chủ nhật hai gia đình tôi và chị hàng xóm có bữa cơm thân mật. Bữa cơm mừng cho hai cô bé chuẩn bị vào giảng đường đại học - Tương lai đang mở rộng phía trước.  Nhìn ba cô con gái lăng xăng  làm thức ăn, cười nói luôn miệng mà lòng tôi thấy hạnh phúc tràn đầy. Chị Nga nhìn vợ chồng tôi rơm rớm nước mắt; “ Cám ơn Bạn đã làm tôi thức tỉnh, nếu không thì không biết gia đình tôi sẽ đi đến đâu..” Sau ánh hào quang là cuộc đời rất thực, rất bình thường nhưng vô cùng quý giá.
                                    
                                NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN
                                   Bưu điện tỉnh Bình thuận