Mưa Dầm Ở Nam Cali - Phạm Hoàng Chương
Mùa Đông năm
nay ở Âu châu tuyết phủ giá băng. Tuyết rơi trắng xóa khắp nơi từ Đông sang
Tây, từ Nga sang Pháp, Anh, ngay cả dưới miền Nam nước Ý cũng có tuyết . Nhiều
phi trường ở Đức, Pháp tê liệt đóng cửa,
ngưng các chuyến bay, khách nằm ngủ vật vạ lăn lóc ở phi trường. Ở Mỹ,
thời tiết cũng biến đổi khác thường. Tháng 12 luôn là một tháng nắng mưa xen nhau với những
ngày gió lộng cây cối vật vã, đi đâu cũng phải thủ trong xe áo mưa áo lạnh, thế
mà miền Đông Bắc, Ngũ hồ, cả miền Trung năm nay đâu đâu cũng bão tuyết, gió mưa tơi bời. Ngay cả Nam Cali cũng mưa dầm liên tục hai tuần liền trước ngày Giáng Sinh, bầu trời u ám, xám xịt. Nước trên trời tuôn xuống làm ướt sũng ngập lụt đất Cali khổ cằn. Nhà cửa trên đồi núi cao bị đất chuồi, chủ nhà bỏ chạy. Nhà ở khu vực thấp bị bùn tràn vào ngập gần tới nóc, chủ nhà biến thành homeless. Xa lộ mưa rơi mù mịt, tài xế chạy không thấy đường, đụng nhau dây chuyền rầm rầm. Dưới đồng bằng, nhiều nhà bị giột trần nhà tróc lở. Nước mưa len lỏi chui dưới mái ngói cũ, nhỏ tong tỏng trên thảm, lớp sơn trên trần bị lột nham nhở. Rõ ràng khí hậu toàn cầu có một sự thay đổi rõ rệt mấy năm gần đây, động đất, sóng thần, núi lửa phun tro… lại kéo theo nạn kinh tế khủng hoảng dài lê thê khắp mọi nơi, tác động mạnh lên đời sống nhân loại nói chung và dân Mỹ nói riêng...
mà miền Đông Bắc, Ngũ hồ, cả miền Trung năm nay đâu đâu cũng bão tuyết, gió mưa tơi bời. Ngay cả Nam Cali cũng mưa dầm liên tục hai tuần liền trước ngày Giáng Sinh, bầu trời u ám, xám xịt. Nước trên trời tuôn xuống làm ướt sũng ngập lụt đất Cali khổ cằn. Nhà cửa trên đồi núi cao bị đất chuồi, chủ nhà bỏ chạy. Nhà ở khu vực thấp bị bùn tràn vào ngập gần tới nóc, chủ nhà biến thành homeless. Xa lộ mưa rơi mù mịt, tài xế chạy không thấy đường, đụng nhau dây chuyền rầm rầm. Dưới đồng bằng, nhiều nhà bị giột trần nhà tróc lở. Nước mưa len lỏi chui dưới mái ngói cũ, nhỏ tong tỏng trên thảm, lớp sơn trên trần bị lột nham nhở. Rõ ràng khí hậu toàn cầu có một sự thay đổi rõ rệt mấy năm gần đây, động đất, sóng thần, núi lửa phun tro… lại kéo theo nạn kinh tế khủng hoảng dài lê thê khắp mọi nơi, tác động mạnh lên đời sống nhân loại nói chung và dân Mỹ nói riêng...
Ở Mỹ, kinh tế
có những dấu hiệu suy đồi bắt đầu từ cuối năm 2007, sau đợt nhà cửa đột ngột
tăng giá ào ào, nhất là ở Cali. Qua 2008 thì địa ốc xì bong bóng, giá nhà rớt
như chim trúng đạn, hãng xưởng đua nhau
sa thải nhân viên, thiên hạ mất việc bỏ nhà chạy lấy thân, nhà banks tịch thu
nhà cửa dinh thự mỏi tay. Kinh tế Mỹ 35 năm nay cũng đã nhiều lần thăng trầm
qua các chu kỳ địa ốc lên xuống, nhưng chưa có lần nào lạ như kỳ này, vừa lâu,
vừa tối mò. Đã vậy, anh Trung quốc thừa cơ dương oai điệu võ đòi làm chủ biển
Đông, quân khủng bố Hồi giáo lai rai cho nổ bom chết người liên tục khắp nơi,
ngay cả chú Bắc hàn hung hăng con bọ xít cũng biến thành “người ruồi gây máu lửa”,
chọc giận anh Nam hàn.
Trong bối cảnh thế giới xôn xao náo động, kinh
tế suy xụp đó, giữa năm 2009, Trung đang làm manager ngon lành cho IBM với lương 92 ngàn thì bị “laid off”. Hãng xưởng Cali cắt giảm chi phí, nhân viên, dời
qua các tiểu bang khác, ra nước ngoài, mướn công nhân rẽ hơn. Mất job như một
cái tát thật đau vào mặt, giữa lúc kinh tế Mỹ lún sâu vào cơn suy thoái trầm trọng.
Xuất thân từ một y tá RN tốt nghiệp 10 năm trước với lương khiêm tốn 60 ngàn,
Trung đã cố gắng leo trèo, học thêm computer, lấy bằng MBA, đổi hãng hai ba lần,
để đạt được địa vị ngày nay, để rồi trong nháy mắt, tất cả vụt vỡ tan như bọt
biển, làm Trung hụt hẫng chới với..
Ngôi nhà lấu
400 ngàn sụt giá trong khi tiền mortgage hàng tháng tới 2500$ khiến hai vợ chồng
cùng cảnh thất nghiệp loay hoay chống đỡ, may mà chỉ mới có một đứa con 3 tuổi. Trung và Cathy lãnh
check thất nghiệp vừa đủ tiền trả morgage, phải xin thêm bên cha mẹ vợ trang trải
tiền xăng nhớt điện nước. Cha mẹ vợ nhà ở gần đó, nấu cơm cho ăn, Cathy cứ hai
ngày qua nhà mang thức ăn về. Sợ cha mẹ già lo lắng, sợ bà con bạn bè thương hại,
Trung dấu biệt không cho ai biết chuyện mất job. Cả ngày quay qua quay lại hai
vợ chồng loay hoay với dứa con thơ, thẩn thờ, ngồi lên nằm xuống thở dài thườn
thượt. Nộp đơn ba bốn nơi không ai gọi, Mỗi tuần Trung chở vợ con chạy xuống
Little Saigon ngó đồng hương mua bán cho bớt cô đơn, ăn tiệm cho tiêu sầu, hay
đi thăm đám bạn cùng cảnh thất nghiệp, nhìn nhau than thở, trao đổi tin tức ở
đâu có hãng xưởng thuê mướn, hay ngồi nhà theo dõi các trận đá banh cho quên
thì giờ. Ở không sinh hư, có lần Trung táy máy lấy tiền thất nghiệp đi đánh bạc
để gỡ gạc kiếm chác, khi ăn khi thua, nhưng tất nhiên là thua nhiều hơn ăn. Cathy
biết được, gây gỗ ầm ỹ nhà cửa, Trung biết lỗi nằm nhà, được đâu một lúc hai đứa
lại lục đục cãi nhau.
May sao một
hôm Cathy đi “job interview” vớ được job mới ở một hãng may Đại hàn, trả lương
rất hậu, nên Trung ở nhà giữ con cho vợ đi làm, tiếp tục hưởng tiền thất nghiệp
chánh phủ gia hạn, một mặt đăng ký “on call” với một bệnh viện để lâu lâu đi
làm thêm ban đêm khi họ thiếu người. Trung tìm khắp trên Internet kiếm việc
không ra, thỉnh thoảng cũng gởi con hàng xóm, thắt cà vạt hí hửng đi “job
interview” một hai chỗ kêu, nhưng không có kết quả. Họ cứ bảo” chờ đó, sẽ gọi lại”,
nhưng không bao giờ gọi. Kinh tế Mỹ rơi vào một cơn khủng hoảng lê thê tệ hại từ
ngày ra trường tới giờ Trung chưa từng thấy. Phố xá tiêu điều, nhiều nhà hàng Mỹ
dẹp tiệm vắng hoe, các tiệm phở Việt nam bớt giá 50% cũng vẫn ế, mỗi lần từ
freeway lên exit Trung thường xuyên thấy những người Mỹ tiều tụy đứng thểu não
chìa mũ xin bạc cắc. Có một lần, ở góc exit, một chàng Mỹ tóc vàng đẹp trai ngồi co ro cầm cái
bảng viết mấy chữ ”too ugly to prostitute” bên vệ đường làm Đạo thấy nhói ở tim,
lắc đầu cười ra nước mắt. “Phải chi tôi đẹp trai, thì đã đi bán thân, không phải
ăn mày như vầy”. Thật là chua xót, tiếu lâm một cách chua xót. Làm khách qua đường
động lòng trắc ẩn, ai cùng hoàn cảnh thất nghiệp lại càng đau lòng hơn. Toan
móc túi tiền ra vất cho hai đồng thì xe sau bóp còi, đành phải chạy vụt vô đường
trong.
Lần khác lại
thấy một con bé rất trẻ, mang cái bụng bầu
to gần ngày sanh, cầm bảng xin tiền đứng bơ vơ ở ngã tư gần thư viện công cọng làm
Trung xúc động, kiếm chỗ đậu xe rồi đi bộ tới cho 5 đồng, ân cần hỏi thăm .
-Em bỏ nhà đi
hoang, bị trai lừa gạt có bầu hả? Sao không đến Sở welfare xin trợ cấp?.
-Không,…em có
chồng… và một đứa con 3 tuổi, nhưng anh ấy mất job, nên tụi em đang ở tạm
motel, em đã xin welfare, đang chờ phỏng vấn.
-Tại sao
nghèo mà không biết giữ gìn, đẻ thêm con chi cho khổ vậy?
Con bé cúi đầu
ngượng ngập: “It just happened.”
Trung nhún
vai lắc đầu bỏ đi.
Thời buổi khó
khăn, có bằng cấp, trẻ trung còn chưa kiếm ra việc, welfare lại cắt giảm, nói đến mấy người lớn tuổi không rành tiếng Anh,
chuyên làm lấy tiền mặt, còn thêm buồn.Trung có người cậu tuổi đã 56 ở Wesminster, 25 năm trước qua Mỹ không chịu
đi học lại, cứ tàn tàn cắt cỏ sống thoải
mái, sau lớn tuổi dẹp nghề, đứng bán cho một cây xăng full time, vợ bay qua miền
Đông làm nails, bỏ lại đứa con gái 8 tuổi cho cậu lo. Giữa năm nay, cây xăng ế,
chủ cắt giờ, cho làm có 2 ngày một tuần
không đủ trả tiền rent, phải xin ba má Trung 500$ , nhờ hàng xóm giữ con, bay
qua Louisiana theo mấy người bạn đi đánh cá. Được một tháng không hiểu sao lại thểu não trở
về, đứng bán xăng lại, rồi may mắn tìm ra ở đâu một job khiêng vác nặng nề khác
để đắp đổi qua ngày. Cậu gọi xin 200$ để mua giày bảo hộ chủ bắt buộc, Trung hứa
cho, nhưng chưa kịp cho thì xe cậu đang chạy bị “banh” không nổ, phải kêu họ
toll xe vô shop sửa hết 90 bạc. Đúng là “đã nghèo lại gặp cái eo”,Trung phải
lái xe tới đưa cho 300$, ái ngại không biết những ngày sắp tới của cậu ra sao.
Mới mất việc mấy tháng mà đầu tóc trắng xóa bạc phơ như ông già. Mới hay cái lo
lắng tinh thần nó ảnh hưởng tới thể xác con người ta khủng khiếp.
Mới hay khi chân ướt chân ráo qua Mỹ, phải
nghĩ về lâu về dài, đừng thấy job dễ làm, lãnh “cash” mà chụp làm để có tiền ăn
xài phung phí. Lúc trẻ còn sức, phải nghĩ đến lúc già suy yếu. Không làm lãnh
check, nên khi mất việc, không được tiền thất nghiệp, phải lang thang bữa no bữa
đói, thật là thảm thương. Con người hơn nhau ở chỗ biết lo xa, nhìn xa thấy rộng.
Trời lại đang vào đông, mưa gió lạnh
lùng, nhìn đâu cũng thấy một màu xám xịt thê lương, thảm thay cho những kẻ mất
việc, không biết bám víu vào đâu, ngửa tay xin xỏ ai trên đất khách quê người lạnh
lẽo này. Ai thuê mướn người vào thời tiết đông giá ướt át cuối năm ? Giáng sinh
tơi nơi mà không xu dính túi, biết tiền rent tháng này có đủ trả, tiền welfare
lại cắt giảm, cha con xoay sở ra sao, ăn uống ở đâu? Trung không dám hỏi kỹ, biết
thêm nhiều chỉ càng thêm buồn, bà con giúp nhau cũng có chừng, tiền đâu mà giúp
đỡ mãi. Có bằng cấp như mình mà còn bay job huống chi là những người ít học, tiếng
Anh không rành. Trung rùng mình nghĩ đến một ngày nào đó hết còn ăn tiền thất
nghiệp, số phận mình sẽ ra sao? Mình còn may mắn được vợ nuôi, có nhà để ở, lỡ
vợ mất job nay mai thì bay nhà bay cửa, vợ chồng sẽ lục đục bỏ nhau, hay dắt
díu sang nhà hai bên cha mẹ ăn nhờ ở đậu. Xứ sở thiên đường của nhân loại, ai
cũng muốn đến đây định cư, mà trong tình trạng kinh tế tê liệt này, có ai thấu
được nỗi lòng những kẻ mất việc như Trung.
Ngồi ôm con,
nhìn ra ngoài cửa sổ mưa rơi rào rào, trời đất xám xịt, Trung thấy buồn rầu bơ
vơ cô độc. Hàng xóm nhà ai nấy đóng cửa kín mít. Ở xứ này ai giúp dược ai? Tiền
bạc thì khó kiếm, mà ai cũng muốn rút tỉa tiền bạc eo hẹp của mình. Giấy quảng
cáo, junk mail ngày nào cũng đầy hộp thư, mời mọc mua này mua kia, mua giày dép, thức ăn, mua quà Giáng sinh, hãng điện
thoại AT&T liên tục gọi phone kêu réo mời mua packet 99$ một tháng vừa điện
thoại, vừa cable Tivi, vừa cell phone. Các hội từ thiện “Hungry children”, hội
“chống lung cancer” …cũng gửi thư xin tiền. Trên Tivi các đài VN, quảng cáo đi
coi hết văn nghệ này tới văn nghệ kia giúp cho đồng bào bão lụt quê nhà, nuôi
các cụ già neo đơn, bệnh nhân phong cùi, mù mắt, suốt ngày nheo nhéo nài nỉ , xin
xỏ . Cảnh sát lái xe máy núp trong bụi, rình phạt xe chạy quá tốc độ để bù đắp
ngân sách thiếu hụt, chưa kể lâu lâu còn trơ trẽn gọi phone xin donations. Lại
thêm ba cái máy gắn camera ở ngã tư, chỉ rình chụp hình những người chạy lỡ chân
đạp ga vượt đèn đỏ, chém. đẹp 400 bạc trở lên.
Mới hôm tháng 5 rồi, ở West Covina, cảnh sát
dàn một hàng “cones” block 2 lanes đường,Trung bị cái ticket lãng xẹt. Khi ngừng
xe hỏi , bánh xe trước tình cờ đụng nhẹ vào cái “cone” cảnh sát chắn đường,
“cone” ngã lăn ra mà bị phang cho cái ticket. Tòa bắt nộp phạt 350$. Xin ra tòa
kêu oan “not guilty”, thì xui xẻo hôm đó, thằng cảnh sát phạt nó xuất hiện, nên
chánh án nghe theo, cho Trung “guilty”, lấy tiền phạt mà chia nhau, cả hai tòa
án và sở cảnh sát cùng có lợi. Đã vậy, lúc vô Tòa, không có chỗ đậu xe, đậu đại
ở khuôn viên nhà bank thì lúc trở ra, thấy xe biến mất, té ra bị tên security nhà
bank mướn nó kêu xe “toll”, phải đi chuộc
mất hết 250 bạc. Thật là khốn nạn. Các nơi công quyền đua nhau mà rút tỉa dân
lành sạch túi. Ngày Thanksgiving mới đây lại bị một ticket “đổi lane không an
toàn”, phạt 385$, thêm 54$ nữa nếu muốn đi học traffic school. Ngày lễ nên đường vắng, liếc gương chiếu hậu thấy không ai đàng sau, Trung không signal, nhưng vừa cán lên vạch phấn đã thoáng
thấy bóng người đi motor bên tay mặt, vội quặt trở lại lane cũ trong tíc tắc, ngờ đâu xui xẻo trúng ngay thằng “cop” đi xe
motor bên cạnh. Thế là nó đùng đùng nổi giận, chớp đèn xanh đỏ tíu tit, bắt ngừng,
đòi coi giấy tờ, phát cho cái ticket bắt ký tên.:
-“You almost
killed me”, hắn hằn học nói.
Nghĩ có tức
không. Hồi nào tới giờ ,change lane ào ào lả lướt không cần signal đâu có sao,
bây giờ thất nghiệp lại trúng sao quả tạ, “xáng” ngay vào thằng cảnh sát lái mô
tô đi song song. Đúng là tiểu hạn năm nay có Lưu Mã bị Triệt, cả nhị hạn đều có
“quan phù, thái tuế, bạch hổ” nên iên tục có chuyện lôi thôi với pháp luật. Đã
thất nghiệp lại phải tốn tiền vì những cái vớ vẩn, mỗi lần ngồi vào xe đi đâu
đâm ra sợ hãi. Ơ Mỹ, thắt lưng buộc bụng, ăn uống tiện tặn mấy mà không có
thói quen lái xe tốt, lái sơ ý không cẩn thận là tiền vẫn ra như nước,
không cột seat belt là mất 150$, change lane không signal mà xui gặp cảnh sát
là mất 400$, thấy xe bus chớp đèn đỏ phía sau, không chịu stop là mất 1000$ . Chưa kể hãng bảo hiểm
tăng giá, hay “xù” không chịu bán nữa, nếu bị quá nhiều tickets..Cảnh sát bên
này nó mặt lạnh như tiền, hở chút là giở luật ra, bắt ký tên, đừng hòng mà xin
xỏ hối lộ như bên Vietnam, nhứt là thời buổi này nó càng ra sức bắt phạt để bù
vào ngân sách cạn kiệt.
Đang buồn phiền
vì tiền mất tật mang thì giấy DMV ở Sacramento gởi về bắt trả tiền đăng ký xe
Toyota Avalon cho năm mới, bắt đi smog
check . Chỉ có ở Cali xe cộ đông đảo, xịt khói ô nhiễm khí trời, mới chế ra cái
luật này, các tiểu bang khác đâu có. Đem xe đi check ở tiệm Mễ quảng cáo trên
báo rẽ có 25$, bị FAIL, nó đòi 15$ fee, khuyên đi thay spark plugs mới rồi đem
tới check lại, trả thêm 25$ nữa sẽ PASS.
Mua 6 plugs mới, đem xe ra tiệm sửa, nó đòi 80$ tiền công thay 6 cái. Gọi ông
anh họ làm mechanic, chuyên làm check smog, nói đem xe tới anh thay giùm cho,
khỏi tốn tiền. Tháo plugs cũ ra coi, anh lầm bầm:
-Plugs còn tốt.
Air filter cũng còn mới.Thằng Mễ này mới đậu licence có một năm nay, chưa có
kinh nghiệm, muốn xe PASS thì phải để xe nổ máy hồi lâu thì TEST sẽ PASS ngay
có khó gì, máy chưa đủ nóng thì thế nào cũng FAIL thôi. Đây là cái trick của nó làm tiền, muốn
em FAIL để ăn 15$ trước, rồi sau lấy thêm 25$, tổng cọng được 40$. Nếu để em
PASS ngay thì nó chỉ ăn được có 25$.
-Vậy sao? Hèn
chi,,,
Quả nhiên ông
anh thay plugs mới xong, đem tới test lại thì PASS ngay. Đúng là thời buổi khó
khăn mà ai cũng áp dụng triệt để câu “sống chết mặc bây tiền thầy bỏ túi.” Chán
thay cái tình người ở xứ này, làm Trung nhớ tới 2 câu thơ đối nhau của Vua và
Trạng Quỳnh ngày xưa:
“Nước trong
leo lẻo, Cá đớp cá
Trời nắng
chang chang, Người hiếp người.”
Sao mà hai câu
thơ Vn mấy thế kỷ trước thích hợp với
hoàn cảnh ở Mỹ lúc này quá. Có lần, Trung mua một cuốn sách Mỹ tựa đề “How to
change your job” đọc kỹ, nghiền ngẫm, không biết nên đổi qua nghề gì. Muốn làm
y tá lại thì phải học lại một lớp mới update cái licence được, nhưng thật tình
quen làm việc giấy tờ, chỉ huy, bây giờ phải dùng tay chân, chích thuốc, trực
đêm, trách nhiệm nhiều, Trung cũng không thích. Thời buổi khó khăn, chỉ có ngành nghề nào liên quan đến thức ăn, chợ búa,
xe cộ như bán xăng, bán phụ tùng xe hơi, y tế bán thuốc, hay làm ngân hàng là bền.
Ai cũng cần ăn uống, cũng phải mua xăng lái xe, làm chủ cây xăng không sợ ế, không
có vốn làm chủ cây xăng thì đành phải làm manager bán auto parts vậy, hay phải
biết sửa xe. Toàn những nghề lạ lẫm, Trung không quen và cũng chưa hề bao giờ
nghĩ tới trước kia. Còn có nhà ở, cơm ăn, vợ đi làm, cũng chưa đến nỗi phải làm
cashier cho cây xăng, hay đi cắt cỏ…lại ở chơi không lâu, tự nhiên con người
đâm ra lười biếng, thôi mặc tới đâu hay đó vậy. Sông có lúc người có khúc.
Buồn buồn,
Trung đi mướn DVD phim Mỹ, phim Pháp về coi, coi phim bộ lịch sử Đại hàn cho
qua thời giờ. Như bộ “Song đức nữ vương” 16 dĩa, nói tiếng Việt, tài tử trẻ đẹp,
phong cảnh tuyệt vời, võ nghệ siêu quần, mưu mẹo đàn bà đấu trí với nhau sát
nút, có đêm Trung say mê coi đến 2 giờ khuya. Coi mãi cũng mỏi mắt, Trung lại
email liên lạc với thằng bạn “đại gia” ở Saigon, con ông cháu cha, làm chủ 2
cái nhà hàng vấn kế. Nó kêu về Saigon sẽ lo cho có job. Thế là gởi con cho hàng
xóm giữ, bay về Saigon một tuần. Nó nói muốn làm manager nhà hàng không, có 20
triệu một tháng. Hai chục triệu cùng lắm chỉ bằng 1000 đô bên này, chưa kể nhớ con, trả
tiền nhà, ra đường kẹt xe, bực mình với những rắc rối của công an làm tiền cũng
chả bỏ công. Lại bay về Mỹ, tối tối nằm vùi nghe mưa rơi, chìm trong giấc ngủ, không
thấy ánh sáng cuối đường hầm ở đâu, nửa đêm khuya khoắt tỉnh giấc lại nhớ đến
thực tại thương đau, lại “thương mình xót xa”.
Một hôm, một
ngày trước Giáng sinh, qua Bolsa mua vài thức ăn, Trung đang ngồi thẩn thờ trên
ghế ngoài tiệm hớt tóc chờ tới phiên thì thấy một ông dẫn ba đứa con trai tới,
đưa cái business card nhờ chỉ phòng bác sĩ
nhãn khoa.
-Tôi mới qua
Mỹ có 2 tháng, nhờ anh làm ơn chỉ đường đi tìm cái văn phòng bác sĩ làm mắt kiếng
cho mấy đứa nhỏ này ở đâu.
Trung coi số
9521 Bolsa, chỉ qua phía bên kia đường, bên trái:
- Bên này số
chẵn , số lẻ bên kia, chắc đâu đó bên kia đường, anh phải qua bên kia kiếm, đi
lần lần ngó số là thấy thôi..Anh qua đây diện gì?
-Dạ diện bảo
lãnh, ông anh ruột bảo lãnh.
Ông ta cám ơn
rồi tất tả kéo đám con đi. Trung gọi với:
-Ủa, anh đi bộ
hay đi xe? Không có xe à? Nhà ở đâu lận?
Ông ta quay lại:
-Dạ, mới qua
còn đi bộ anh à. Cái gì cũng phải tự túc hết, chính phủ chỉ cấp mediCal cho 4 đứa nhỏ thôi, cho tạm chỉ 3 tháng thôi nên phải lo đi làm kiếng cho mấy
đứa nhỏ.
-Thôi, cha
con lên xe đi, em chở đi kiếm cho mau.
Kiếm ra thì
hóa ra trúng ngày lễ, họ khóa chặt cửa, yết bảng CLOSED 2 ngày 24 và 25.
-Anh chờ qua
thứ hai 27 tây hãy dẫn mấy cháu đi khám mắt. Bây giờ anh muốn về đâu, sẵn xe em
chở dùm luôn. Qua đây bước đầu ai cũng
khổ hết. Hồi em qua năm 84, đi với cha, nhờ diện vượt biên tỵ nạn nên may còn
có trợ cấp, nhưng cha em cũng phải đi cắt cỏ, gác buildings để đi học lại. Dù sao thời đó kinh tế còn sáng sủa,
dễ kiếm việc làm, nhiều jobs lãnh tiền mặt, bây giờ thì chịu chết…
Ông xin chở tới
chợ Saigon City ở MAcFAdden gặp bà vợ và đứa con lớn 18 tuổi đang mua thức ăn.
Trên đường đi, hỏi chuyện mới hay ông anh ông thất nghiệp đã 3 năm nay, phải nhờ
người co-sign đứng ra bảo trợ tài chánh,
cho gia đình ở chung một tháng thì mời ra riêng ở apartment 1250$ 1 tháng, không biết ai sẽ trả
cho.
-Anh có dành
dụm đem theo tiền qua đây không?
-Nói thật
anh, tôi mang qua đây có 4100$, bị bịnh tim trở lại nên khám bác sĩ trả tiền mặt tốn mất gần 3000$, ở
Vn thông tim một lần rồi, bây giờ qua đây đau lại, phải mua bảo hiểm hơn 300$ 1
tháng, lỡ có chuyện gì…
Trung thất
kinh tròn xoe mắt nhìn:
-Trời đất…
Bên này nặng nhất tiền nhà và tiền bác sĩ thuốc men. Có vài
ngàn làm sao anh trả vừa tiền nhà
vừa tiền bệnh cho nỗi? Ông anh thất nghiệp kiểu này rồi ai lo cho cả nhà anh đây?
Lúc này bên Mỹ đang thất nghiệp lu bù, anh thì bị tim, con thì còn nhỏ, làm sao
gia đình anh sống nỗi ở đây?
-Tôi 55 tuổi
rồi, đâu có ham đi Mỹ làm chi, ngặt vì tương lai mấy đứa nhỏ này mà phải đi..Vợ
chồng qua đây cũng biết lớn tuổi đâu có làm gì được nữa, tiếng Anh không biết,
sức khỏe không còn…Cũng suy nghĩ điên đầu nát óc trước khi ra đi. Hàng xóm người
quen ai cũng nói có cơ hội tốt mà không chịu đi, sau này con cái nheo nhóc khổ
cả đám, lúc đó sẽ tiếc. Đành phải đi….
Trung chưa hết
bàng hoàng, ngừng xe bỏ mấy cha con xuống trước chợ mà không biết tính cách nào
để giúp đỡ. Trong bụng nghĩ, “Mình tưởng không ai khổ hơn mình, thế mà lại có người còn khổ hơn .” Không lẽ mời gia đình người ta
về nhà mình ở tạm cho qua mùa đông này?
Quay bánh xe đi, Trung thở dài nhìn theo mấy đứa
bé khẳng khiu mới ở VN sang theo cha bước vào chợ, nhắm mắt lắc đầu không biết
rồi đây họ sẽ ra sao. Một gia đình 6 người như vậy, việc làm không có, tiền đâu
mà mướn nỗi chỗ ở 600$, nói chi tới 1250$, rồi mai đây, trong cơn mưa gió lạnh
lẽo này, lao ra đường, biết chui rúc xó xỉnh nào mà trú ngụ ?
Trên đường về
lại El Monte, miên man nghĩ đến cảnh khổ của người tỵ nạn xưa và nay, 35 năm rồi
mà vẫn còn người muốn bỏ xứ ra đi, Trung không để ý thấy trời đã hửng nắng. Buổi
tối lên giường Trung vẫn băn khoăn trằn
trọc không ngủ được. Bóng tối yên lặng,
khí trời lạnh rét làm con người thấy vô
cùng yếu đuối bất lực trước cuộc sông
cơm áo, chỗ ở căn bản, nói chi tới những
ước mơ tham vọng cao xa, nuôi con học ra làm bác sĩ, dược sĩ…như thời cha con
Trung mới qua Mỹ, kinh tế còn huy hoàng..Mong sao cho trời sớm bình minh, cho mặt
trời lên chói nắng rực rỡ xua tan khí lạnh, đem lại sinh lực và hy vọng cho con người đang âu lo sợ hãi ở đất
Nam Cali này.
Trời cũng như
cũng chiều ý Trung, sáng 25 là một ngày trời nắng ấm chan hòa tuyệt đẹp. Cây
xanh trổ hoa nở đỏ trong nắng vàng tươi bên ngoài cửa sổ. Vợ chồng nấu bún riêu,
ăn một bữa sáng hương vị quê nhà ngon lành. Ăn mặc đẹp kéo nhau ra đường đi
chơi mừng ngày Chúa ra đời, ngước lên bầu trời xanh lơ không một gợn mây, hít
thở khoan khoái, trước mặt đường xá khô ráo sạch sẽ. Trung lái xe ra khỏi
garage, bấm remote control cho cửa kéo xuống.
Cuộc đời còn tươi đẹp quá. Phải hy vọng, phải tiếp tục hy vọng để sống
còn. Cứ sống vui với hiện tại, đừng nghĩ đến tương lai vì tương lai chưa tới.
Chim trời kia, cá biển nọ, có ai cho ăn đâu mà vẫn nhởn nhơ bay lượn trên Trời, bơi lội dưới nước. Mọi sự Trời đất
rồi sẽ an bài con người đâu vào đó tốt đẹp cả. Cứ tin như vậy đi, bởi vì không
còn cách lựa chọn nào khác. Giữ tâm vắng lặng, như hư không, không bị xao động
bởi bất cứ hoàn cảnh nào. Chim hạc bay qua mặt hồ in bóng xuống nước, nước
không xao động vì bóng chim, chim cũng không xao động vì bóng nước. Khi đàn
chim bay đi, nước hồ sẽ trở lại yên tĩnh như cũ...
Phạm Hoàng Chương