Chia Phần Rơm - Tiểu Hùng Tinh
Chuyện dài hợp tác xã
Ở
Quảng Trị và nhiều vùng khu IV trước đây không có thói quen suốt lúa hay đập
lúa mà đạp lúa. Lúa chất thành từng vòng
từ vài chục đến hàng trăm bó gọi là giã rồi cho một hai con trâu lên đi quanh dẫm
đạp. Đạp qua một lần, xảy ra tấp lại cho trâu đạp tiếp sau đó xả tách ra rơm
riêng lúa riêng. Từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành khoảng năm tiếng.
Rơm cho trâu bò ăn những ngày lụt
lội và nhất là dùng làm chất đốt nên rất cần và phải chia. Lúa làm ra nhưng dân
không làm chủ, chỉ được phân chia một phần còn thì đi nghĩa vụ, giá thu mua nhà
nước rẻ mạt như lấy không mà người làm ra thì đói, phải giành lại một phần.
Không biết kinh nghiệm từ đâu người ta nhá nhau xảy lúa hột hất vào rơm càng
nhiều càng tốt. Rơm cũng chia theo lao động. Đạp lúa xong, nhà nhà quang gánh tới
nhận rơm. Không rút vì rút thì lúa rơi hết, người ta cẩn thận nhẹ nhàng bưng từng
mảng rơm bỏ vào gánh đem về nhà và bắt đầu giũ lúa ra.
Một
cơ chế đẩy người lao động vào chỗ ăn cắp,
trớ trêu thay lại ăn cắp ngay chính thành quả của mình, ăn cắp kín đáo nhưng phổ
biến lại mang tính tập thể rành rành, sống chung với nó, quen thuộc với nó tới
mức như là tập quán. Rõ ràng thói làm ăn cá thể lạc hậu không thể nào có được,
món chia rơm này chỉ xuất hiện trong kiểu làm ăn tập thể xã hội chủ nghĩa ưu việt
thôi!
Trớ
trêu là thế mà cứ ca Dân có ruộng dập dìu hợp tác, Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
(Tố Hữu). Ca nữa đi! Ca tán mà không hề nghe tiếng ta thán kêu ca!
Tiểu Hùng Tinh