Thursday, August 2, 2018

Nghĩ Về Văn Học Hôm Nay Diên Nghị

Diên Nghị
Khó có một bản đúc kết chính xác số lượng tác phẩm văn hóa, văn nghệ của người Việt taị hải ngoại đã ấn hành, phổ biến hàng năm. Chỉ ước tính dựa vào phương tiện báo chí, truyền thông, cũng đã thấy được sức viết ngày càng tăng, người viết ngày càng đông với thể loại đa diện, phong phú.

Khoảng cách địa lý, nơi quần cư người Việt, tản mác, cách trở, là trở ngại cho vấn đề này. Có nơi tập trung, có nơi rời tản, người Việt theo điều kiện để thích nghi cuộc sống, khả dĩ vươn lên, hội nhập vào vùng đất mới.

Đông đảo nhất, lục địa Hoa kỳ-Tiểu bang California, được mệnh danh là thủ đô tỵ nạn của người Việt- Dù nhiều, dù ít, nơi nào có sự hiện diện người Việt, nơi đó đã cố gắng kết hợp thành cộng đồng, người tham gia tuy không đồng bộ, cũng nói lên một điều: sự cần thiết liên kết, sinh hoạt mọi mặt, tương thân tương trợ để cùng hội nhập hài hòa vào xã hội đa văn hóa Hoa Kỳ.

Ba thập kỷ qua, có nhiều bằng chứng thành công đáng ghi nhận, thế hệ người Việt tỵ nạn thứ,2, thứ 3 đã hăm hở tiến tói với những bước đi khỏe mạnh, tự tin.

Thành đạt học vấn, học vị, kỹ thuật, nghề nghiệp chuyên môn với số lương cao, thương mại, dịch vụ phát triển, đóng góp không nhỏ vào vòng sinh hoạt chính của đất nước đã và đang cưu mang, nuôi dưỡng.. Đại đa số hoạc năng động, hoạc thầm lặng vẫn cùng chung ý nguyện, đãu tranh cách này, cách khác, để quê hương, đồng bào trong nước được tự đo thật sự, được đảm bảo quyền con người, và tinh thần dân chủ được thể hiện.

Cũng không qúa ngạc nhiên, lĩnh vực sáng tác văn hóa, văn nghệ phát triển chiều rộng, và đang chú trọng đến chiều sâu. Lớp văn nghệ sĩ trước 1975 tại miền Nam, sau cuộc lưu đày ngay trên quê hương, đã nhận diện rõ mặt con người mac-xít, và chủ nghĩa mác-xít. Thế hệ kế thừa lớn lên tại hải ngoại cũng đã nồng nhiệt học tập tiếp nối công việc người đi trước- Truyền thông, báo chí, phát thanh mở rộng trên nhiều địa bàn cộng đồng Việt.

Truyền thông, bắo chí, phát thanh không chỉ mang chức năng thông tin thông thường, còn hàm chứa sắc thái đấu tranh thực sự, hỗ trợ, phát huy tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền.

Bên cạnh những sáng tác phẩm văn học nghệ thuật, phản ảnh thao thức, bức xức, trăn trở của phận lưu vong, vẫn nhìn về quá khứ với những ước mơ xây dựng: quê hương một ngày nào sẽ sáng tươi, dân tộc sẽ hạnh phúc, ấm no, cường quyền sẽ tàn lụi. Con người khốn khổ trăm chiều không còn mục kích tha hóa, xã hội hỗn độn, tham nhũng, ỏõngười bóc lột người toàn diệnõõ.

Người Việt hải ngoại nhìn về quê hương, dân tộc với thiện cảm,đô lương, xót thương- Tình nghĩa đồng bào maú thịt- Một dân tộc hơn 4 ngàn năm văn hiến không thể thụ động chấp nhận hiện tại, sống trong vũng lầy bất công, người dân càng cố vươn lên, càng bị dìm đắm bởi bàn tay vô lương thô bạo. Tại hải ngoại, đa phần sáng tác phẩm văn hóa, văn nghệ tuy chưa đạt đến mức độ mong đợi, nhưng từ môi trường thuận lợi, không khí thoáng đạt, tự nó đã mở ra nhiều nhân tố tích cực về cuộc sống, xã hội và con người, mà bản sắc dân tộc không hề thiếu vắng trong tác phẩm.

Rõ ràng, văn học 20 năm (1955-19750) của miền Nam vẫn xuôi dòng chảy từ ngọn nguồn quê hương ra hải ngoại, trong đó chuyên trở những lớp người thoát hiểm cuộc lưu đầy- Họ, người cầm bút, vừa nạn nhân, vừa nhân chứng tiếp tục gửi những thông điệp cho thế giới tự do và hệ luỵ của đất nước Việt Nam sau tháng Tư đen, và đó, là đóng góp đáng kể cho văn học hôm nay.

Tản mạn đó đây, có người thắc mắc và đặt ra nhiều câu hỏi, nhiều luận điểm về văn học hải ngoại tương lai. Nói đến tương lai, ắt phải đứng giữa hiện tại và không thể không nhìn về tương quan quá khứ.

Không thể nhắc hiện tại, phỏng đoán tương lai ma quên lãng quá khứ, quá khứ- điểm khởi đầu cho hiện tại và ước đoán tương lai.

Hãy viết thật những gì có trong hiện tại ắt sẽ thấy bóng dáng của tương lai. Không nên bàn luận một viễn tượng khi chưa nhận chân căn bản của vấn đề- Khi chưa cống hiến trí tuệ cho sự nghiệp văn học đang theo đuổi, xây dựng cách đây 15 năm, tháng 11-1990, ông Nguyễn Mạnh Trinh [phỏng vấn ông Võ Phiến, như sau:
            “Xin ông nhân tiện suy đoán luôn về nền văn học Việt Nam hải ngoại trong tương lai, chiều hướng, tầm vóc của nó với những thời kỳ văn học trước?”
          
Ông Võ Phiến trả lời: ‘Tương lai văn học hải ngoại tuỳ thuộc vào những biến chuyển chính trị quốc tế và những thay đổi chính trị trong nước..” VớI câu trả lời nãy ông Võ Phiến minh bạch là văn học hải ngoại chỉ có thể được xét đến nếu sát nhập vào nền văn học Việt Nam ở trong nước (Trích Văn Khảo- Trần Bích San trang 154. Cỏ Thơm xuất bản- tháng 12- 2000).

Những ai có trách nhiệm xét định về vain học VN hải ngoại? Khỏi phải dài dòng tranh luận, quan điểm của ông Võ Phiến rất xa lạ với giới sinh hoạt và sáng tác văn hóa, văn nghệ tại đây. Sát nhập bằng cách nào? Hai dòng văn học thuộc hai ý thức hệ đối kháng như nước với lửa, như ngày với đêm làm sao có thể hòa nhập được?
          
Dưới một góc độ khác,ông Võ Phiến cho rằng ỏõKhông có quốc gia ắt không có lịch sử văn học.õõ Ý kiến này càng không mấy được đón nhận ở thời đại này. Văn học là tài sản trí tuệ của con người_ con người sáng tạo_ Con người làm nên lịch sử văn học, quốc gia chỉ quản lý văn học- Quốc gia hiểu theo nghĩa chính trị_ một tập đoàn quản trị một quốc gia, dĩ nhiên tập đoàn cầm quyền độc tài, đảng trị, không bao giờ có chung tư tưởng với tập đoán cầm bút. Hơn nữă, mỗi dân tộc có một nền văn hóa, văn học riêng dù phôi thai hoặc đã trưởng thành. Một quốc gia gồm nhiều dân tộc như VN chẳng hạn. Do đó không thể khẳng định không có quốc gia ắt không có lịch sử văn học được.

Hơn 3 triệu dân Việt, do hệ lụy lịch sử, đành phải bỏ đất nước tản mác tìm đến đất tự do, nhưng tâm hồn, ngôn ngữ văn hóa vẫn là văn hóa dân tộc Việt Nam.

Một ngày nào, tiếng Việt còn được sử dụng, chũ Việt còn được viết, được in thành tác phẩm, nói lên ước nguyện, tâm tư, búc xúc quê hương, đồng loại thì lịch sử văn học vẫn hiện diện dù họ ở giựa một quê hương không cùng tiếng nói, không cùng truyền thống , tập quán.

Văn học Việt Nam hải ngoại không chỉ tồn tại trong không gian hải ngoại, nó còn là nỗi ước mơ, chờ đợi của quần chúng trong nước, họ vẫn nồng nhiệt đón nhận, khích lệ, tán đồng, chỉ có tập đoàn thống trị trong nước mới cấm đoán ngăn ngừa và tìm mọi cách huỷ diệt.

Họ luôn mặc cảm, bởi họ đã chủ trương độc tôn, dìm kẹp quần chúng_ văn học trong nước không phát triển và không thể nào phát triển được khi tự do tư tưởng , tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng bị khống chế, tước đoạt.

Do đó, văn nghệ trong nước ngày nay chỉ là những thành phần thứ yếu. Một số nhà xuất bản đã lén lút cho in lại những tác phẩm của miền Nam trước tháng 4-1975, chỉ đổi tên và bìa sách để đánh lạc hướng cơ quan kiểm duyệt. Quần chúng có xu hướng tìm lại những tác phẩm cũ phần nào phù hợp với sở thích của họ. Trong khi họ chẳng đọc được gì những Truyện, Thơ giữa thị trường , vẫn vinh danh một quá khứ chẳng lấy gì vinh quang so với hiện tại khốn khổ, xấu xa, ruỗng nát. Những tác phẩm mang chất thời sự, phản ảnh mặt trái xã hội, chế độ, không được phổ biến. Khi không được phổ biến công khai, là lúc gợi trí tò mò của quần chúng cố ý tìm cho được.

Thời đổi mới 1986, khi ông Nguyễn văn Linh giữ chức Tổng bí thư_ Văn gnhệ sĩ trong nước như vòng lò so bật dậy sau nhiều năm bị đè nén_ Tư tưởng của họ được phơi bày phần nào. Dương Thu Hương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Trần Mạnh Hảo, Đào Hiếu v..v..nhưng rồi hai chữ ỏõđổi mớiõõ trở thành ỏõmới đổiõõ. Nếu văn học nghệ thuật trong nước được đổi mới qủa là hạnh phúc cho văn nghệ sĩ, trí thức Việt Nam! Tiếc thay, chẳng bao giờ thực hiện được.

Hệ thống quản lý tư tưởng và văn hóa, thực tế vẫn muôn năm ỏõvũ như cẩuõõ. Nguyên tắc bất di bất dịch là không thừa nhận hoạt động sản xuất tư tưởng-, không thừa nhận đặc tính của nó như là sở hữu tư nhân, là sản phẩm của lao động cá thể- Chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho hoạt động sản xuất ra tư tưởng là hoạt động không bình thường, phổ biến trong xã hội, nơi chỉ là độc quyền và đặc quyền của người có vị trị cao nhất trong xã hội (Lại Nguyên Ân, Đổi điều kiện sống- là điều kiện sống của đổi mới)-

Rõ nét trong tham luận tại hội thảo vể đổi mới lý luận phê bình do hội nhà văn Việt Nam tổ chức 22, 23 tháng 5-1990 tại Hànội. Tác giả Lại Nguyên Ân cũng đã phát biẻu:õõ Phải thừa nhận rằng hệ thống vận hành của cơ chế cũ ở lĩnh vực tư tưởng, văn hoá đã tỏ ra rất hiệu qủa.- Đởi sống tư tưỡng, văn hóa tuy nghèo nàn nhưng ổn định- cái ổn định trong lao tù- Nhiều kiến thức sơ đẳng được đẩy lên thành chân lý tuyệt đối, cuối cùng. Nhiều định kiến được đảy lên thành bất di bất dịch - Mục tiêu là gìn giữ, canh gác chứ không phải phát triển!!õõõ

Đến nay văn học vẫn đứng nguyên tại chỗ, mất sinh khí, lụn bại, mai một dần, qua nhân chứng trong cuộc, trong lòng xã hội quốc nội nhận xét.

Chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới hầu như lặng trôi vào quên lãng, từ ngày thành trì cách mạng Nga tan rã,. Nhưng nếu có nơi nào đó, như tại đất nước Việt Nam còn cố bám víu lấy cái quá khứ, cái quang vinh nhạt màu chỉ vì đặc quyền đặc lợi hiện hữu, thì văn hóa, văn nghệ,, tư tưởng văn học, sáng tạo nói chung vẫn bị ỏõcầm tùõõchung thân, chỉ chờ vận hội mới - giải phóng - Lớp người mang sứ mạng giải phóng, chính là người cầm bút hải ngoại sẵn sàng hỗ trợ cho người cầm bút tiền phong trong nước, cùng nhau bước trên lộ trình CHÂN THIỆN MỸ, cống hiến xây dựng sử Việt Nam.

Diên Nghị