Monday, December 19, 2016

Vài Nét Về Bài "Nguyệt Cầm" 
                          Của Nhà Thơ Xuân Diệu 
                                                  - Trùng Dương
 
       Tôi nhớ không lâu bài viết phân tích  khá đầy đủ về bài thơ này của Thụy Khê mà có lần tôi đã đọc . Tuy nhiên không thể nhớ trọn vẹn . Nay, tôi cũng viết lại đôi dòng về bài thơ này để nhớ lại một bài thơ mang tính chất thơ cảm hứng của
Xuân Diệu trong "Tỳ Bà Hành" với căn bản thi ca.

                                       Nguyệt Cầm
                    
                      Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh
                      Trăng thương, trăng nhớ hỡi trăng ngần
                      Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm,
                      Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân .

                       Mây vắng trời trong đêm thuỷ tinh
                       Lung linh bóng sáng bỗng rung rinh
                       Vì nghe nương tử trong câu hát
                       Đã chết đêm rằm theo nước xanh .

                       Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
                       Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi ...
                       Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
                       Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người
                     
                       Bốn bề  ánh nhạc: biển pha lê
                       Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
                       Sương bạc làm thinh, khuya nín thở
                       Nghe sầu âm nhạc, đến sao Khuê.
                                         Xuân Diệu

                Ngày xưa, tao nhân mặc khách thường đêm hè, trăng lên cao, gió quyện vào mát  họ thường chơi đàn dưới trăng . Thường những đôi trai tài , gái sắc , hoặc những  bạn bè  thi  ca, âm nhạc cùng nhau thưởng trăng và họ ngâm thơ dạo nhạc . 
         Nếu nhìn "Nguyệt cầm" như một cấu trúc tính lược chủ từ và hư từ thì "nguyệt cầm" là đàn trăng . Đàn trăng mở ra 3 bối cảnh .
                   1/ Đánh đàn dưới trăng
                   2/ Nghe đàn dưới trăng
                   3/ Đàn để ngắm trăng .
       " Nguyệt cầm" còn là trăng đàn với ba ý nghĩa khác:
                   1/ Trăng đánh đàn
                    2/ Trăng nghe đàn
                    3/ Trăng ngắm đàn
     Khi tao nhân mặc khách, tài tử giai nhân ngồi dưới trăng thì :
                     1/ Anh nghe đàn
                     2/ Anh nghe em đàn
                     3/ Anh ngắm đàn .
                Ngay tựa đề của bài thơ đã vô đề một cách hàm súc . Nguyệt và cầm : Hai yếu tố tương đồng , ngữ nghĩa , trùng phùng hình ảnh ...Nó cũng là đơn , cũng là kép vậy .
           " Trăng nhập vào đây cung nguyệt lạnh "
         Dây cung đàn mập mờ, ý nghĩa là mang tính chất TÌNH và Ý rất  thảnh thơi . Cung đàn, dây đàn chính là dây tơ .... Cung là Cung hằng, Nguyệt điện và cũng là cung tơ . Trăng nhập vào dây đàn .. đưa hình ảnh của trăng ( nguyệt)  cầm ( đàn) thơ mộng và dùng dằng ...Mà trăng là ai? . nếu trăng là anh . Như thế anh nhập vào cung trăng , anh nhập vào cung đàn .. hay anh nhập vào em?  "Trăng và Nguyệt" đều ần dụ cổ điển .
                "Trăng thương, trăng nhớ hỡi trăng ngần .."
     Ôi thương nhớ trăng , yêu trăng , mơ trăng và tình trăng thật vô ngần .
       Tính cách đối xứng giữa trăng thương  , thương trăng , trăng nhớ và nhớ trăng Hai bên đều thương nhớ lẫn nhau .  Chữ kết hợp là "hỡi"  nghe rất xa xôi . Nên hai câu thơ này trở nên một cặp phạm trù song song .
     Nếu trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh , mở ra một bối cảnh gần gủi da diết" Trăng nhập đàn" " Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm " và mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân .
             "Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh
             Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần "
             Bổng chuyển sang vị trí :
               " Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
                 Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân "
         Ở đây  nghe buồn và lặng  đã thay thế cho hai động từ , biến trạng thái tĩnh thành động . Âm thanh tiếng đàn dưới trăng đi sâu vào tâm cảm của con người thưởng trăng .
                     " Mây vắng, trời trong đêm thủy tinh
                       Lung linh bóng sáng bỗng rung mình
                       Vì nghe nương tử trong câu hát
                       Đã chết đêm rằm theo nước xanh ."
   Mang tính chất  cấu trúc như văn xuôi , mà thành thơ . Xuân Diệu có thể đã mượn trong thơ Pháp để liên kết chặt chẻ  câu thơ trên với câu thơ dưới , kết hợp bốn câu  ( enjambement avec rejet)  mượn ý thơ để dựng thơ là một ngôn ngữ kết hợp tài tình của một nhà thơ tài tình .
     Mây trắng, trời trong, đêm thuỷ tinh vẫn là ba hình ảnh độc lập , dị biệt nhưng song song về nghĩa.
                  " Thu lạnh càng thêm nguyệt tỏ ngời
                      Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi ..
                     Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
                     Trăng nhớ Tầm Dương , nhạc nhớ người ... "
     Âm hưởng và giai điệu trong khúc này ngẫu hứng từ tiếng đàn của người kỹ nữ trong Tỳ Bà  Hành, nhất là " Đàn ghê như nước , lạnh, trời ơi ....và "long lanh tiếng  sỏi vang vang hận "
            " Nước tuôn róc rách chẩy mau xuống ghềnh
              Nước suối lạnh lạnh dây mành ngừng đứt "
               - Uyết tuyền lưu thuỷ hạ thán
                  -Thuỷ tuyền lãnh sáp huyền ngưng tuyệt
             và chính dư âm của tiếng đàn đã làm cho thiên nhiên âm nhạc và con người tương tư nhau : " Trăng nhớ Tầm Dương , nhạc nhớ người , làm cho hiện tại lưu luyến dĩ vãng , làm cho sự cách biệt giữa không gian và thời gian, nghệ thuật và tình người  ngắn lại, nhưng cũng trải dài ra biền biệt đến vô cùng ..
                           " Bốn bề  ánh nhạc : biến pha lê
                              Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề .
                              Sương bạc làm thinh , khuya nín thở
                              Nghe sầu âm nhạc đến sao khuya "
     Tình huống " Sương bạc làmm thinh, khuya nín thở  với "chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề " Như để giới thiệu thiên nhiên,với không gian và thời gian . Những nhân tố này cũng làm thinh và nín thở  " cho nên :
                                      " Nghe sầu  âm nhạc đến sao khuya "
        Nội tâm của con người thi sĩ Xuân Diệu đã lột ý và dùng " Nguyệt cầm để nói lên tâm trạng  cũa những  tao nhân , tài tử, giai nhân khi ngồi dưới trăng thưởng thức đêm trăng vắng lặng , nghe thời gian và không gian xích lại gần bên nhau . Đôi tài tử , giai nhân tựa kề vai nhau thưởng  tiếng nhạc  xa  xưa đưa vào lòng những trăn trở của cuộc tình . Mai sau đời có ra saơ thì một đêm  dưới trăng " Nguyệt Cầm" mang đầy kỷ niệm của cuộc đời về sau vậy .
                                                  Trùng Dương
                                                   (Cuối đông 2016)