Wednesday, November 4, 2015

Câu Chuyện Văn Chương - Lê Mai Lĩnh

Nhà thơ Thâm Tâm
Vừa qua, trên trang web T.Vấn & Bạn Hữu có bài tranh luận  giữa hai tác giả Châu Thạch và Phạm Đức Nhì về bài thơ "Tống Biệt Hành của thi sĩ Thâm Tâm, đã làm tôi ngứa ngáy tay chân, nên tôi muốn có đôi điều góp ý. Bài viết trong tinh thần chuyện như đùa,
mong hai anh và độc giả xem cho vui, trong lúc chờ đợi chứng kiến M và Trung Cộng bắn đạn "dờm" và nổ pháo tịt ngòi vào nhau. 

Nhà thơ Thâm Tâm, một khuôn mặt thơ mà người nào yêu thơ cũng yêu mến. 
Bài thơ Tống Biệt Hành là KINH NHẬT TỤNG TÌNH YÊU cho một thời trai tơ, trai trẻ, trai dậy thì. Kể cả mấy gái chưa chồng hay chết chồng.
Bài thơ Tống Biệt Hành là một KHỐI KIM CƯƠNG NGUYÊN VẸN, chẳng một ai dám đục, đẽo, đạp, đá hãy thụi, xéo hay nậy.
Bài thơ Tống Biệt Hành, khi vui, đọc cho buồn.
Bài thơ Tống Biệt Hành, khi buồn đọc cho vui
Bài thơ Tống Biệt Hành, khi đói, nó là gạo nấu cơm là nếp nấu xôi.
Bài thơ Tống Biệt Hành là nước khi khát, là cứu tinh cho người vượt qua sa mạc khô cháy. 
Bài thơ Tống Biệt Hành là rượu cho những bợm nhậu, là thuốc lào cho những người tù khổ sai Cộng Sản.
75 năm nay nó là như thế và sẽ là như thế, khi trái đất này còn người yêu thơ.

Thế nhưng vừa qua, người anh em tôi, nhà thơ Phạm Đức Nhì đã chọn một cách rất “không bình thường” để phân tích, mổ xẻ TƯỢNG ĐÀI THÂM TÂM TỐNG BIỆT HÀNH:

Ông đã đem BÚA TẠ, KỀM KINGSIZE, ĐỤC KINGSIZE, XÀ BENG KINGSIZE , THUỐC NỔ QUEEN, BAO TAY PRINCESS,,,,
Ông TRỤC, KÉO, LÔI PHO TƯỢNG ĐÀI THÂM TÂM TỐNG BIỆT HÀNH ra khỏi TRÁI TIM NHỮNG NGƯỜI YÊU của THÂM TÂM TỐNG BIỆT HÀNH

Với những lý do của Ông:

Bài thơ Tống Biệt Hành

1/ Không những bình thường mà con SẾN.
2/ Nói chuyện chiều hôm trước mà dùng trạng từ chỉ thời gian "BÂY Giờ" là không chính xác.
(Theo tôi biết, trong văn phạm tiếng Anh và các thứ ngôn ngữ khác, vẫn có CÁC THÌ:  : HIỆN TẠI TRONG QUÁ KHỨ hay QUÁ KHỨ TRONG TƯƠNG LAI.)
3/Chữ “dòng” trong cụm từ “dòng lệ sót” giảm giá trị của chữ “sót”.
4/ “Giời chưa mùa thu tươi lắm thay” là một câu thơ “vô tích sự” bởi nó lạc lõng, thừa thãi, không ăn nhập gì với cả đoạn thơ.
 5/ So sánh" sen nở nốt" với " dòng lệ sót" rất khập khễnh.
6/ Đọc hai câu:
" Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếckhăn tay "
Hình ảnh KHÔ, CỨNG, vừa CẢI LƯƠNG, lại vừa không thật, ngây thơ đôi mắt biểc như em nhỏ thì biết gì mà thương với tiếc
7/ Bài thơ TỐNG BIỆT HÀNH nói về một sự ra đi vu vơ, không mục đích rõ ràng.
8/ Câu:" Đưa người ta chỉ đưa người ấy"  có vẻ ngây ngô, và đóng góp rất ít cho bài thơ.
9/ Lời khuyên :  " Làm thơ nên viết ở ngôi thứ nhất" đã bị vi phạm mà không có lý đó chính đáng.
(PHẠM ĐỨC NHÌ không cho chúng ta biết LỜI KHUYÊN NÀY CỦA AI. Phải chẳng có một ông TỔ SƯ BỒ ĐỀ THƠ khuyên và chỉ có anh PDN biết.)
10/ Rượu trong bữa tiệc thơ TỐNG BIỆT HÀNH là rượu gỉa, rượu toàn nước lã pha cồn

Rồi ông kết luận về TỐNG BIỆT HÀNH:

Dù vậy, TỐNG BIỆT HÀNH VẪN LÀ MỘT BÀI THƠ HAY.
CHỈ VỚI 4 CÂU ĐẦU TÁC GIẢ ĐÃ KHẮC HỌA MỘT CÁCH TÀI TÌNH TÂM TRẠNG CỦA NGƯỜI ĐƯA TIỄN Và VỚI KHẢ NĂNG TINH TẾ ĐÃ BẮT ĐƯỢC NỖI BUỒN CỦA NGƯỜI RA ĐI:

“Đưa người ta không đưa sang sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Ráng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong"

Để tả cảnh chia ly, 4 câu thơ này có thể hiên ngang đọ sức với bất cứ câu thơ hay nào của bất cứ tác giả nào trong phòng trào THƠ MỚI.

Thưa anh nhà thơ PHẠM ĐỨC NHÌ:
1/Anh nói : TÔI DÀNH SỰ PHÁN XÉT SAU CÙNG CHO ĐỘC GIẢ
Vậy tôi đề nghị anh NÊN NÓI LỜI XIN LỖI VỚI ANH CHÂU THẠCH. Bài của nhà phê bình CHÂU THẠCH rất HÀN LÂM, NGƯỜI LỚN.
2/ Mặc dù anh đã HÀN GẮN NHỮNG VẾT ĐỤC ĐẼO lên PHO TƯỢNG TỐNG BIỆT HÀNH, những sự MẤT MÁT VẪN CÒN, NIỀM ĐAU CŨNG CÒN.
Vậy anh nên viết bài tạ lỗi với độc giả của T.Vấn & Bạn Hữu, rằng anh đã chạm vào tình cảm YÊU THƠ của họ dành cho THẦN TƯỢNG THÂM TÂM.

Như đã nói trên bài viết,ĐÂY LÀ CHUYỆN ĐUÀ CUỐI TUẦN, xin mọi người hoan hỉ thứ tha.

AMEN

Lê Mai Lĩnh