Saturday, September 12, 2015

Nhớ Ngọn Rau Mưng - Hoàng Khiêu
        
NHÂN VIẾT BÀI NẦY LẠI NHỚ DA DIẾT TIẾNG CỦA QUÊ MÌNH, NÊN THỬ COI MÌNH CÒN NÓI BAO NHIÊU.... XIN CHỊU KHÓ ĐỌC, CẢM ƠN. Có điều, trong suốt bài viết nầy có nhiều chữ thấy có vẻ lạ, vô nghĩa, khó hiểu nhưng xin thưa đó là tiếng địa phương, thổ ngữ, nó vẫn có nghĩa của nó, và chính đó là điều tôi vừa xin lỗi người đọc. Xin cảm ơn. hoàngkhiêu.
            
     Cho tới chừ, tui cũng chưa hiểu được vì răng người làng tui cứ kêu nó là rau mưng. Mà thiệt ra, người xứ khác, trong Huế cũng kêu rau mưng mới lạ. Bằng-chứng là vợ tui cũng kêu bằng rau mưng, o là người Huế.
    Tui làng Điếu-ngao, ở sát thị-xã Đông-hà, chừ thì Điếu-ngao là phường hai của Đông-hà, châu-thành của tỉnh-lỵ Quảng-trị rồi !
    Tui dớ hồi xưa, các loại rau mà dân làng tui hay ăn là rau khoai (rau khoai lang), rau muống, rau đắng, rau chêng (rau dền, đỏ hoặc xanh) đọt bính (lá non bí ngô), rau sam, rau mồng tơi, rau má, rau tập tàng (rau lộn xộn trong nương, có khi cả rau trai là một loại cỏ, lá to bản, không có lông nữa), rau tàu bay, cơn môn ngọt (không ngứa), rau xà lách xoong, môn bạc hà... Mấy thứ rau mùi thì có : rau diếp  cá, ngò gai, ngò tây, lá lốt, rau tía tô, cảnh giới, lá trơng, lá hành, rau răm, rau thơm  ....
    Đó là kể mấy loại rau, cây, lá dùng để ăn sô-ống, nấu keng, mà một điều rõ ràng là tất cả các loại rau ni đều có thân mãnh, dỏ, khô-ông to. 
    Riêng rau mưng, thứ rau ni có cấy lạ, hắn là lá của một cơn thân mộc, to, hình dạng sù-sì, miềng có thể leo trèo lên côi thân cơn mưng để hái rau; tuy thân to cổ-thụ, dưng mà chưa khi mô chộ người ta cưa xẻ gỗ cơn mưng để lấy gỗ mần già hay đóng bàn ghế....
    Cơn mưng thường mọoc côi bợc ao, khe, trổ lá non cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, bông nó rất đẹp, với hình dạng một chùm lông màu sậm đỏ, mỗi trợi có mấy hạt li ti màu vàng dẹ, hoa thì đẹp, mà trấy thì khô-ông, khô-ông đẹp mà còn vô duyên nữa, là nguyên trấy là cả cấy hột cứng, bao bởi lớp vỏ mỏng,khô-ông có cơm !!!
    Dưng nếu dư cơn mưng chỉ có rứa thôi thì tui đã khô-ông dớ, khô-ông dắc mần chi, bởi vì khi đầu mùa hè, thì đọt non mưng bắt đầu nở rộ, thân mưng được phủ một màu đỏ-ruốc-tươi, đó cũng là mùa chắt-chắt, một thứ hến rất dỏ, hình dư sinh sôi trong vùng nác-lợ, khô-ông mặn, khô-ông ngọt. Người làng Lạng-phước thường mùa ni đi cào chăt-chắt, về nấu đem lên bán côi chợ Đông-hà. Mỗi buổi sáng sớm, từng tốp năm bảy người
sương từng đôi thúng hay rổ, đợng hai cấy so-ong nác chắt-chắt màu sữa ngọt-ngào, một cấy thúng lót lá chuối xanh tươi đợng đầy mặt (thịt) chắt-chắt thơm mùi khó tả.       Muốn lên chợ, phải đi ngang qua làng tui, nên những tốp người ni, một số người riết rồi biết cả tên tui, thằng-Mua-con-ông-Dự, thường đón họ để mua về cho mạ nấu keng ăn bựa trưa.
Keng chắt-chắt mà ăn với rau mưng thì tuyệt, có lẽ vì cấy vị chan-chát của rau mưng nó hợp với cấy ngòn-ngọt của hến thì phải, vì khi mô khô-ông có rau mưng, mạ thường thay bằng rau đắng, "và" với keng chắt-chắt cũng tuyệt.
   Hồi năm sáu tuổi, ở dà với người ả, tui thường được ăn món rau mưng do ả tui mần. Rau mưng trộn mấy hột mói biển, gói trong mấy lớp lá chuối, đem bỏ đưới tấm ván ngựa,
Hai ả-tam ngồi lên côi ván ngựa, chừng vài ba phút, xong lấy ra ăn, rau mưng khô-ông lưa màu ruốc tươi nữa mà bầm-bầm, ướt-ướt, chát-chát, mằn-mặn, hắn ngon chi lạ lùng lắm !!!
    Mới đay, ngồi với mấy người bạn, nhắc tới rau mưng, họ còn cho biết diều điều lý-thú nữa. Loài chim rộ-ôc rộ-ôc thường thích làm ổ côi cơn mưng, mà ổ rất đặc biệt, đan bằng một loại cỏ lạ với một kỹ thuật mà con người khó có thể làm được, ổ chim lại có mùi thơm, được treo vô cơn mưng bằng trợi dây cỏ bện rất mỹ thuật. Đáng phục hơn nữa, gần bên ổ, con rộ-ôc  rộ-ôc lại treo một cái võng rất đẹp để ru mát nữa !!!
    Quê tui khô-ông có con cá lẹp, mấy anh bạn ni lại cho biết thêm:
            Cá lẹp mà kẹp rau mưng,
   Ô-ông ăn to méng mụ trừng cả ngay !!!
  (chữ ngay không có dấu huyền)
   Nghe nói làng tui không lưa cơn mưng mô hết, rứa thì có mô mà ăn cho to méng, có mô mà bỏ cho đầy bun một đọi rau mưng !!!
    Chừ ăn rau ni, rau khác, răng cứ dớ, cứ sèm một méng rau mưng !!!    

        
                      HOÀNG KHIÊU