Trịnh Công Sơn, Thảm Kịch của Một Thiên Tài
- Lê Mai Lĩnh
‘’Trong bóng tối tôi đã hát về bóng tối. Tôi đã
quen thuộc bóng tối đến độ mà tôi đi trong nó mà không phải thắp đèn. Tôi đã sống
với bóng tối như một kẻ được sinh ra mà định mệnh của nó là niềm tuyệt vọng. Rất
may, giai đoạn này đã
khép lại kịp thời. Khép lại vĩnh viễn với một đất nước đã
được giải phóng hoàn toàn, giành lại độc lập, thống nhất và hòa bình."
(Trịnh
Công Sơn/trích từ tạp chí Cộng sản).
Hơn 40 năm nay, kể từ lúc cầm bút tập tễnh làm
thơ, viết văn, tôi đã có một điều tâm niệm là: "Trước cái chết của một đồng loại,
nếu không nói được những gì thơm tho, tốt lành, thì tốt nhất là nên im lặng.’’ Nhưng rồi, 40 năm qua tôi đã có lần tự cho phép mình xé rào, vượt lệ, là đã nói
về cái chết của tên bạo chúa Hồ Chí Minh. Hẳn nhiên là với những lời không thơm
tho, tốt lành chút nào. Hôm nay, trước cái chết của người nhạc sĩ thiên tài Trịnh
Công Sơn, tôi chỉ muốn im lặng, dù trong đời sống mấy mươi năm lưu lại trên cõi
đời nầy không phải ông không có những sai lầm. Thậm chí như, cách nay ba tuần
(hôm nay 20/5/2001) một độc giả ở Canada viết thư yêu cầu tôi lên tiếng về những
hiện tượng không bình thường sau cái chết của ông, với nội dung như sau:
Canada ngày 14 tháng 4 năm 2001
Anh Mai Lĩnh thân mến,
Tôi là một chiến hữu như anh và rất phục anh qua
tác phẩm ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN. Tôi lưu ý tới phần viết về nhạc sĩ Trịnh Công
Sơn. Tuy bút pháp của anh có hơi nặng tay, nhưng với kẻ thù không nên khoan nhượng
là đúng. Ngày 1/4 vừa qua, tôi có nghe TCS đã chết trước khi báo chí hải ngoại
đưa tin. Con người hắn chết, mang xuống tuyền đài một mối hận. Đâm sau lưng chiến
sĩ, giúp kẻ thù xâm lăng và đày ải dân tộc. Rồi kẻ chiến thắng cũng chẳng ban
phát bổng lộc gì. Cái tài của hắn, tưởng đã tự do sáng tác, nào ngờ còn bị trói
tay. Từ đó đến giờ, hắn chẳng sáng tác bài nào ra hồn. Gọi là nhạc phản chiến,
tuy chúng ta không thích, nhưng có một số người ưa. Miền Nam lúc đó tuy đang
chiến tranh, nhưng văn nghệ sĩ vẫn có cái quyền tự do tối thiểu. Nhưng ngày
30/4, hắn lên đài hô hào ủng hộ và hoan hỉ khi cái gọi là cách mạng thành công.
Thì rõ rằng nhạc hắn bấy lâu nay là nhạc phản bội chứ đâu phải là nhạc phản chiến.
Người chết rồi đáng lẽ để yên. Nhưng một tờ báo lớn ở Toronto Canada (TB) đã trịnh
trọng loan tin cái chết của hắn, hình màu trang bìa và cả ở trong. Bài của TK
thì hết lòng ca tụng công đức của hắn như một thiên tài âm nhạc phục vụ đại
chúng. Và hứa sẽ đăng tiếp. Tôi hy vọng và kỳ vọng, với ngòi bút sắc bén của
anh, hãy chận đứng lại những âm mưu biến kẻ có tội với dân tộc thành một kẻ có
công với dân tộc và nhân loại.
Mến
ký tên/Luân
Kèm theo thư là bản copy bài báo và tranh ảnh của
TCS.
Ngay sau đó, tôi đã trả lời người độc giả thân quí
của tôi như sau: Một: tôi cảm ơn sự ưu ái và tin tưởng anh dành cho tôi. Hai.
Trường Kỳ là một nhà báo chuyên nghiệp và bình thường. Tiếng nói của anh ta
không đại diện và phản ảnh nguyện vọng chung của quần chúng, nên chưa
đáng cho mình đôi co, đối thoại. Ba. Tôn trọng sự đau đớn hiện nay của gia đình
người nhạc sĩ, tôi chưa thấy có gì cần lên tiếng lúc nầy. Thế là, tính tới ngày 20/5, sau khi đọc xong hai số
báo VĂN đặc biệt viết về Trịnh Công Sơn của Ông Nguyễn Xuân Hoàng, tôi quyết
định phá bỏ sự im lặng, là tôi đã im lặng được đúng 50 ngày (1/4/2001-20/5/2001).
LÝ DO PHÁ BỎ SỰ IM LẶNG
Sau ngày TCS qua đời, tờ báo VĂN của ông Nguyễn
Xuân Hoàng ở Bắc California ra hai số Đặc biệt viết về TCS với những tên tuổi
tương đối có vị thế trong sinh hoạt Văn học Hải Ngoại như Đặng Tiến, Trịnh
Cung, Đinh Cường, Bùi Bảo Trúc, Vũ thư Hiên, Thượng Văn… Chính vì nó được viết
bởi những tên tuổi như thế nên tác hại của nó sẽ lớn lao, nếu không có sự phản
hồi đúng mức, những trả đũa thích đáng .. Tôi không nghĩ là khi thực hiện số
báo nầy, Ông Nguyễn Xuân Hoàng làm theo đơn đặt hàng của Hà Nội. Nhưng qua số
báo này, với những tên tuổi và nội dung như thế, hẳn những người lãnh đạo Hà Nội
phải rung đùi cười hay vỗ tay reo hò. Vì tờ báo này đang làm cái công việc trao vòng hoa cho một ‘’tên bồi bút’’, một
tên tự sát về mặt sinh mệnh chính trị để nạp mạng cho Bác và Đảng, mà đáng ra
thành ủy thành phố Hồ Chí Minh phải nhân danh ban lãnh đạo Đảng thực hiện điều
nầy..Thế nhưng, Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã mừng hụt.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng thì không ngờ tới, và ngay cả những tác giả mà tôi vừa
nói tới, họ cũng không ngờ tới, rằng đây là một vòng hoa giả hay hoa dởm..Dù được
hay bị nhìn dưới lăng kính nào, âm nhạc hay chính trị thì người nhạc sĩ của
chúng ta đã là người của lịch sử. Do vậy,
khi phán đoán về một con người của lịch sử, chúng ta phải có một
cái nhìn công bằng, không thiên vị, hay nói một cách khác, anh phải phán đoán vừa
bằng cái đầu vừa bằng con tim. Những tác giả tôi vừa nói, họ viết thuần bằng
CON TIM, thiếu CÁI ĐẦU,. Thậïm chí có tác giả trong chiều hướng muốn nói tốt
cho bạn, bênh vực, nhưng thực chất, bài viết lại là lời tố cáo hay buộc tội cho
bạn. Điển hình như, ông Đặng Tiến viết ‘’anh là người được hưởng nhiều bổng lộc
của chính quyền, nhiều hơn những cán bộ vào sinh ra tử trong cả hai cuộc chiến
tranh.’’ Hay một đoạn khác, cũng Đặng Tiến, viết: ‘’Về phía Trịnh Công Sơn, anh
cũng khéo thỏa hiệp với chính quyền mới.’’ Trong khi đó, Vũ Thư Hiên cho biết,
Trịnh Công Sơn đã tâm sự như sau: ‘’Mình nhiều lúc ngã lòng, nhất là khi mình
thấy người ta chẳng hiểu gì về mình, chửi bới mình, hành hạ mình. Đến nỗi, muốn
thỏa hiệp cho xong. Nhưng nghĩ lại, thấy không được. Nghệ sĩ không thể thỏa hiệp
với CÁI XẤU, CÁI ÁC.’’ (Tạp chí VĂN, Số 53/54, trang 92). Người ta ở đây là Cộng
Sản. (Chẳng lẽ là bọn Chống Cộng tại hải ngoại). Muốn thỏa hiệp cho xong. Thỏa
hiệp ở đây là thỏa hiệp với Cộng Sản, (chẳng lẽ là thỏa hiệp với bọn chống Cộng Sản tại hải
ngoại). Nghệ sĩ không thể thỏa hiệp với Cái Xấu, cái Ác. Cái Xấu, cái Ác ở đây
ám chỉ Cộng Sản. (Chẳng lẽ bọn chống Cộng
Hải Ngoại là cái Xấu, cái Ác) Ông Đặng Tiến thì cho rằng, kết luận : TRỊNH
CÔNG SƠN KHÉO LÉO THỎA HIỆP VỚI CHÍNH QUYỀN MỚI, chữ ‘’KHÉO LÉO’’ Ông Đặng Tiến
dùng ở đây là rất ‘’ĐỂU’’. Ông Bùi Bảo Trúc thì viết : ‘’Trịnh Công Sơn trong
thế đứng khó khăn, thế đứng dựa vào NHÂN BẢN và DÂN TỘC đó, ông đã giữ được cho
đến lúc qua đời mặc dù trong đời sống, đã có lúc ông bị buộc phải đi trên sợi
dây cheo leo, dưới chân là bờ vực hiểm nghèo.’’
Ông Thượng Văn viết: ’’Chúng ta quên rằng trong
lúc sinh tiền, Ông (Martin Luther King) là người đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ
cuộc đấu tranh của Mặt trận Giải Phóng ở Miền Nam thời chiến tranh. Thế thì tại
sao chỉ và phải là Trịnh Công Sơn."
Trong một đoạn khác, ông Thượng Văn mượn lời của
René Wellek và Austin Warren trong The Theory of Literature để nhằm ý bênh vực
họ Trịnh như sau: ‘’Văn chương không thể thế chỗ cho xã hội học hay chính trị.
Văn chương có biện minh riêng và cứu cánh riêng’’. Và Ông Thượng Văn đặt câu hỏi
: ‘’Ca ngợi về tình yêu như Trịnh Công Sơn đã làm trước và sau 75, phải chăng
cũng là một thái độ chính trị?’’ (VĂN, trang 95). Ông Trịnh Cung viết: ’’Chúng
ta không biết bi kịch đó nên chúng ta có những ngộ nhận đáng tiếc’’ (VĂN, trang
80). Bà Khánh Ly nói: ‘’Và Ông đã ở lại Việt Nam. Ông đã sống những tháng ngày ở
Việt Nam sau năm 75 bằng cả một tấm lòng. Một tấm lòng, một trái tim không nặng
nề cho dẫu là có những đau đớn Ông phải trải qua, có những nỗi oan Ông phải
gánh chịu’’. Bà Khánh ly, một đoạn khác: ‘’Bởi vì ở Ông Trịnh Công Sơn, điều vĩ
đại nhất, vĩ đại hơn cả những tác phẩm của ông là Nhân Cách, Nhân Phẩm của
ông’’ (VĂN, trang 123). Bà Kiều Chinh nói sáng hôm nghe tin ông mất: «Được sống
cùng thời với Trịnh Công Sơn, là một vinh hạnh’’ (VĂN, trang 45).
Rất chi nói xa nói gần, rất chi nói bóng nói gió,
nói khéo léo, nói chanh chua, nói chanh cốm, những người nầy ngầm ý cho rằng,
do những nghi ngờ, do những ngộ nhận, do chụp mũ, do những oan khiên từ phía những
người chống Trịnh Công Sơn trong hàng ngũ Quốc Gia, đẩy anh ta vào thế cô đơn,
buồn chán, thất vọng mà chết. Ngoại trừ bài của Ông Đặïng Tiến mang tính hai mặt,
cho rằng QG giết TCS hay Cộng Sản giết TCS cũng được, còn những bài khác không
một ai đặt nghi vấn hay vấn đề là phải chăng Cộng sản đã giết chết Trịnh Công
Sơn .? Phải chăng theo những người nầy (ngoài Ông Đặïng Tiến) thì Cộng Sản vô
tội trong cái chết của Trịnh Công Sơn về mặt xác phàm cũng như về mặt sinh mệnh
chính trị?
Mục đích viết bài nầy, tôi muốn ném một quả tạc đạn
vào bọn người nhân danh bằng hữu của Trịnh Công Sơn, nhưng chính họ đã dự phần
làm tan nát uy tín và danh dự của người nhạc sĩ tài hoa. Nếu viết bài này có gì
liên quan tới họ Trịnh, là chỉ vì, Ông đã để cho bọn nầy đứng bám sát vào Ông
gần quá, nên Ông là người bị ăn mảnh đạn. Chứ trong thâm tâm tôi, với Ông,
tôi không muốn nói thêm điều gì nữa. Ông SƠN, xin Ông đừng buồn tôi.
TRƯỚC NĂM 1975, TRỊNH CÔNG SƠN LÀ CON NGƯỜI CỦA ÂM
NHẠC.
Có nhiều người cho rằng, ngay từ trước năm 1975,
Trịnh Công Sơn đã là người theo Cộng Sản. Tôi phủ nhận điều nầy. Tôi có những
lý do khả tín để phủ nhận điều nầy. Trước năm 1975 tôi có hai người bạn văn
nghệ, nhà thơ Lê văn Ngăn và họa sĩ Lê Ký Thương. Lê văn Ngăn là trung sĩ Quân
Tiếp Vụ vùng 2/ địa bàn hoạt động là Tuyên Đức/ Đà Lạt. Tôi là Trung Uùy, Trưởng
ban Chiến Tranh Chính Trị chi khu Lạc Dương/Đà Lạt. Anh là bạn thiết thân văn
nghệ của tôi nhưng cũng là nguồn cung cấp sữa Quân Tiếp Vụ cho các con tôi. Bấy
giờ, lương Trung Uùy của tôi 27.000 một tháng. Tôi nuôi ba đứa con của tôi bằng
sữa Quân Tiếp Vụ. Mỗi tháng Ôâng Trung sĩ bán cho tôi 2 thùng là 96 lon. So với
thời giá bên ngoài rẻ đuợc khoảng 200 đồng. Nhưng mỗi lần đến nhận hàng, tôi
thường bao thi sĩ Lê văn Ngăn và hai đệ tử của Trung sĩ một chầu nhậu khoảng từ
500 tới 1000 đồng. Chắc có người hỏi tôi tiền đâu có. Tôi xin thưa, tôi còn một
đầu lương vợ là 30.000 đồng với cấp Đại úy Trưởng phòng Tâm lý Ty Cảnh sát (con
gà) Đà Lạt. Có một lần sau mùa hè đỏ lửa, trong bàn nhậu tôi nói :’’Tướng Tư Lệnh
Vùng con c, gì mà mỗi lần đi hành quân đều hỏi ý kiến thầy bói. Như vậy, thầy
bói chỉ huy chứ đâu phải Tướng Hoàng Xuân Lãm chỉ huy’’. Ngay lúc đó cô chủ
quán tới bàn nói : ‘’các anh nói nho nhỏ, Ông Lãm đang tưới hoa ngoài kia
kìa’’. Chúng tôi nhìn qua vườn bên cạnh, Tướng Lãm đang tưới hoa trước căn nhà
loại Mobile House dành cho Tướng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Hình như tôi
đang lang thang ngoài vườn địa đàng (lạc đề). Điều tôi muốn nói là, sau 1975,
anh Lê văn Ngăn về quê vợ là Qui Nhơn. Anh trình với Ban Quân Quản, rằng trước
1975 anh có hoạt động cho Cách Mạng tại Đà Lạt. Lãnh đạo Ban Quân Quản yêu cầu
anh về lại Đà Lạt, tìm gặp cơ sở nằm vùng tại địa phương xin giấy CHỨNG NHẬN là
anh có hoạt động cho Cách Mạng trước 1975. Anh Lê văn Ngăn có được tờ Chứng nhận
đó nên được vào biên chế làm việc cho tờ báo Nghĩa Bình tại Qui Nhơn sau 1975.
Người thứ hai, họa sĩ Lê Ký Thương cũng thế. Cơ sở nằm vùng địa phương Phan
Rang cấp giấy Chứng Nhận cho anh. Anh được vào biên chế trong Hội Nhà Văn Khánh
Hòa và làm việc cho tạp chí Cánh Én. Nếu Trịnh Công Sơn, trước 1975 có hoạt động
chính thức cho Cộng Sản, hẳn anh cũng có Giấy Chứng Nhận và chỗ đứng sau 1975
như Nhà thơ Lê văn Ngăn hay họa sĩ Lê Ký Thương, chứ anh không phải trải
qua những ngày thê lương, thảm bại như
Trịnh Cung viết : ‘’SƠN phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ
tiêu bởi vì tính chất hai mặt của SƠN trong âm nhạc và tính chất hai mặt của
SƠN trong cuộc đời. Bởi vì SƠN là bạn của
những nhân vật cao cấp của chính quyền Sài Gòn. SƠN đã từng viết CHO MỘT NGƯỜI
NẰM XUỐNG về cái chết của Lưu Kim Cương và đồng thời với HAI MƯƠI NĂM NỘI CHIẾN từng ngày, thì điều đó người
Cộng sản không chấp nhận. Tôi nghe kể lại cuộc họp ở khu người ta lên án Trịnh
Công Sơn. Sau đó Sơn phải về Huế để tìm một nơi
nương tựa bởi vì ở đó Sơn có nhiều anh em. Anh hy vọng là họ sẽ giúp đỡ
mình. Nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Ở đây Sơn còn bị nặng hơn nữa là bị tố cáo
tại các trường học, các biểu ngữ giăng lên. Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận
lỗi của mình mà người ta gọi là bài thu hoạch
Sơn rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó. Chính Sơn
kể cho tôi nghe. Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó. Nói phải viết lại vì
chưa thành thật.
Từ hai trường hợp Lê văn Ngăn và Lê Ký Thương,
liên hệ qua trường hợp Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ rằng, trước 1975, Ông chưa phải
là một người Cộng Sản.
CÒN NHƯ NHẠC PHẢN CHIẾN CỦA TRỊNH CÔNG SƠN THÌ SAO?
Có người gọi Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ ‘’phản chiến’’.
Tôi không đồng ý như thế. Trước khi là tác giả của những bài ca lẫy lừng một
cõi mênh mông. Số lượng những ca khúc tình yêu, quê hương, thân phận vượt quá
xa con số những bài ca phản chiến. Trịnh Công Sơn cũng không phải tác giả duy
nhất hay độc quyền phản chiến. Phản chiến (chống chiến tranh) là tâm lý chung của
nhiều người vào giai đoạn đó. Nó không phải là một tuyên ngôn độc quyền của ai
cả. Vào thời đó, trong hàng ngũ những người cầm bút, lại là cầm bút trong quân
đội, đã phát sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ cũng phản chiến như ai, cũng phản
chiến như họ Trịnh. Phía nhà văn nổi bật có Thế Uyên, Trần Hoài Thư, Lâm
Chương, Trần Doãn Nho, Hà Thúc Sinh, Hồ Minh Dũng, .. Phía nhà thơ nổi bật nhất
có Nguyễn Bắc Sơn hàng đầu, sau đó là Phan Như Thức,
Hà Nguyên Thạch, Thái Tú Hạp, Lê văn Ngăn, Lâm Hảo Dũng, Phan Lạc Giang Đông,
Tô Thùy Yên, Sương Biên Thùy... Điều đặc biệt lạ lùng nhất, cũng để nói lên một
thứ tự do lạ lùng nhất, là tạp chí KHỞI HÀNH của Hội văn nghệ sĩ Quân Đội lại
là tờ đăng nhiều văn thơ phản chiến nhất, cũng nhiều người phản chiến như Trịnh
Công Sơn. Nhưng SƠN đứng đầu đường tên mũi đạn vì bộ phận âm nhạc phổ biến rộng
rãi hơn, thích hợp với quần chúng hơn và nghệ thuật diễn đạt tư tưởng và ngôn
ngữ của họ Trịnh độc đáo và xuất sắc nhất. Công bình mà nói..,nhạc phản chiến của
Trịnh, vô thưởng vô phạt. Người nào khôn ngoan, biết khai thác, thì có lợi cho
phe mình. Thế thôi. Họ Trịnh, qua nhạc phản chiến, không làm tay sai cho Cộng sản
hay Quốc Gia. Khi viết văn.., làm thơ phản chiến, các ông nhà văn, nhà thơ cũng
không nghĩ mình làm tay sai cho ai hết. Có chăng làm tay sai, là họ làm tay sai
cho chính tâm hồn họ và tâm hồn thanh, thiếu niên, con người thời đại bấy giờ, nói chung.
Biết tôi đang viết loạt bài nầy vào thời gian đang
lên cơn suyễn nặng, có lúc phải vào nhà thương cấp cứu, nên thỉnh thoảng ông bạn
nhà văn Lâm Chương gọi điện thoại hỏi thăm xem tôi còn sống hay đã chết. Cách
nay năm phút, ông gọi hỏi thăm và cho biết một chi tiết liên quan tới Trịnh.
Theo Lâm Chương là sau 1975, trong trại cải tạo, ông có đọc một bài viết do họ
Trịnh thuật lại chuyến đi vào BƯNG của
SƠN. Tôi chợt nhớ ra, tôi cũng có đọc bài báo đó. Nhưng tôi vẫn nuôi giữ ý
nghĩ, là ngay cả bấy giờ họ TRỊNH vào BƯNG , thì chuyến đi như chỉ để thỏa mãn
tò mò, như một chuyến du lịch mạo hiểm, do sự thúc đẩy của tính lãng mạn nghệ
sĩ, chứ không phải thực tình tham gia cách mạng hay Cộng sản. Với tôi, nếu có
ai rủ đi tôi cũng đi, chơi cho vui. Không phải tất cả những ai sau khi vào Bưng
trở ra, đều là Cộng sản.
Tôi còn nhớ, cuối năm 1968, đầu năm 1969, Bộ Thông
tin Việt Nam Cộng Hòa ra lệnh cấm phổ biến nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn.
Trên trang nhất tạp chí KHỞI HÀNH của Hội
Văn nghệ sĩ Quân Đội, Thi sĩ VIÊN LINH trong vai trò chủ bút, ông đã cho đăng
bài viết của tôi bênh vực Trịnh Công Sơn...
Bài này tôi viết giữa lúc mới ra trường Thủ Đức,
làm Trung Đội Trưởng giữ cầu Phú Long cách Phan Thiết bảy cây số về phía Bắc,
viết dưới hầm cát, trên đầu là những vỉ sắt, mùa hè, nóng như trong lò bánh mì.
Tôi viết nhằm mục đích bênh vực Thần Tượng của mình và xác nhận giá trị của một
dòng Văn Học. Văn Học Phản Chiến. Trước nhất, tôi xác nhận, đúng đó là nhạc phản
chiến. Nhưng tôi cũng xác nhận như guồng máy thông tin và tuyên truyền bấy giờ
là: Trong cuộc chiến này, chúng ta chỉ là những người chiến đấu trong tư thế tự
vệ. Cuộc chiến này, do tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Hà Nội với sự xúi dục và chi
viện của hai quan thầy Liên Xô và Trung Cộng gây ra. Phản chiến là chống chiến
tranh tức là chống những người gây ra chiến tranh. Tôi không thấy Trịnh Công
Sơn có tội lỗi gì hết với những sáng tác của anh được mệnh danh là phản chiến.
Thêm vào đó, tôi không thấy có gì tác hại tiêu cực lên tinh thần phản chiến từ
những bản nhạc phản chiến của anh, trong đó có tôi. Tôi không thấy chân run, gối
mỏi từ những bài hát của anh. Tôi không thấy viên đạn trật đường bay khi nhắm
vào đầu Hồ Chí Minh lại trật sang đầu Nguyễn Văn Thiệu. Sau một cuối tuần về
nghỉ phép, ngồi trước cốc cà phê, miệng ngậm điếu thuốc lá Quân Tiếp Vụ, nghe
giọng hát Khánh Ly và nhạc Trịng Công Sơn, hôm sau trở lại đơn vị, tiền đồn,
tinh thần sảng khoái, trí óc minh mẫn, nếu khéo điều chỉnh nòng súng từ lỗ nhắm
tới đỉnh đầu ruồi, người lính có thể với một viên đạn bắn xâu táo từ đầu Hồ Chí
Minh, sang đầu Lê Duẩn, qua đầu Lê Đức Thọ, tới đầu Trường Chinh, tới đầu Phạm
Hùng... là chuyện thường ngày ngoài mặt trận. Có thể khác nhau cách dùng chữ,
cách diễn đạt tư tưởng, chứ tựu trung, tôi nghĩ bấy giờ cũng nhiều người bênh
Trịnh Công Sơn, cũng thấy thích thú với những bài hát chống chiến tranh như thế.
Một câu hỏi tôi muốn đặt ra ở đây, không phải với tất cả mọi người, mà là, chỉ
với một số người, gọi là bạn nhậu với Trịnh Công Sơn, gọi là bạn văn nghệ với
Trịnh công Sơn, chờ tới sau ngày Trịnh Công Sơn chết mới lên tiếng ca tụng và bênh vực. Xin quý vị
độc giả lưu ý cho tôi cụm chữ (chờ tới sau ngày Trịnh Công Sơn chết mới lên tiếng
bênh vực và ca tụng). Vậy thử hỏi, những người đó, vào thời đó, sao không lên
tiếng, nửa câu, nửa chữ, bênh vực cho bạn mình. Sao lại để tôi, không là bạn của
Sơn, người đầu tiên và duy nhất, bênh vực cho Sơn. Một câu hỏi khác, tôi cũng sẽ
đặt ra cho những người nầy ở phần sau, là chính bạn bè Sơn đã dự phần giết chết
Sơn, sau Cộng Sản. Trong bài viết ‘’TÔI SẼ THA THỨ CHO TRỊNH CÔNG SƠN KHI NÀO
...’’ của Bác sĩ Nhà văn Trần Mộng Lâm đăng trên tạp chí Phụ Nữ Ngày Nay Hải
Ngoại. Số Mùa Hạ năm 2001 có mấy khẳng định như sau, làm sáng tỏ cho bài viết của
tôi 32 năm về trước ‘’Sự thật : Miền Nam mất chẳng phải vì nhạc Trịnh Công
Sơn. Sự thật : Thanh niên Miền Nam nhập ngũ chẳng phải vì những bản nhạc kiểu Một Hai Ba, chúng ta
đi lính Cộng Hòa. Sự thật : thiểu số lính miền Nam đào ngũ chẳng phải vì nhạc
Trịnh Công Sơn’’.
SAU NĂM 1975, TRỊNH CÔNG SƠN ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN,
DÙNG ÂM NHẠC PHỤC VỤ CHÍNH TRỊ
Trước 1975, Sơn có những bạn bè thân, rất thân
hoat động công khai hay bí mật cho Cộng sản như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ
Ngọc Phan, Ngô Kha, Phan Chánh Dinh (Phan Duy Nhân), Trần Vàng Sao, Thái Ngọc
San, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn, Trương Quốc Khánh, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê văn Nuôi
... Nhưng Sơn không phải là người chính thức ở trong tổ chức của Cộng Sản. Có
thể qua bạn bè, Sơn có cảm tình mà thôi. Chính vì vậy mà sau năm 75, Sơn phải
gánh chịu nhiều trầm luân, khổ ải do những người Cộng Sản đầy đọa. Có nhiều người
nguyền rủa Sơn hay kết luận Sơn là Cộng Sản khi giữa trưa ngày 30/4/75 Sơn lên
đài phát thanh hô hào NỐI VÒNG TAY LỚN. Tôi chưa kết tội Sơn vào trưa hôm đó.
Ngay giữa lúc giao thời, tranh sáng tranh tối, con người dễ dàng lầm lỗi, dễ
dàng được tha thứ. Nghĩ về Cộng Sản giữa trưa 30/4 hoàn toàn khác xa cái thứ Cộng
Sản những năm tháng về sau. Sơn đáng trách, hơn thế, Sơn đáng tội là vào những
năm tháng về sau, khi bộ mặt thật dã man, côn đồ Cộng phỉ của Cộng Sản phơi bầy
công khai lộ liễu, thế mà Sơn không chọn cho mình THẾ ĐỨNG NGANG TÀNG CỦA MỘT
THIÊN TÀI mà Sơn lại loay hoay xoay xở
tìm kiếm một chỗ đứng của CÔNG DÂN HẠNG HAI..Sau năm 75, nếu thông minh và giữ
vững DŨNG KHÍ CỦA KẺ SĨ, tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản sợ Trịnh Công Sơn, chứ Trịnh
Công Sơn không sợ bọn chúng.
Chúng ta
thông cảm cho Sơn nhưng chúng ta cũng khó lòng chấp thuận thái độ ĐẦU HÀNG của
một TRỊNH CÔNG SƠN THIÊN TÀI/ KẺ SĨ. Chúng đầy đọa xác thân và tinh thần nhạc sĩ cho đến
tàn tạ, rách nát, tận đáy địa ngục. Rồi đến khi, do tình thế đòi hỏi, cần làm mới
bộ mặt để đánh lừa dư luận, Trịnh Công Sơn, cùng lúc với Nguyễn Xuân Oánh, Bà
Ngô Bá Thành, Bà Phước Đại vân vân, những người của chế độ cũ vẫn được trọng dụng.
Cộng Sản tưởng rằng mở ra SINH LỘ cho Trịnh Công Sơn, nhưng khi Trịnh Công Sơn
nhẩy vào, là Trịnh Công Sơn tự chọn cho mình TỬ LỘ...Nếu cho rằng câu nói ‘’Một
Tinh Thần Minh Mẫn Trong Một Thân Thể Cường Tráng’’ là đúng, thì rõ ràng, nhà nhạc sĩ của chúng ta ĐÃ THIẾU MINH MẪN VỚI MỘT THÂN THỂ ỐM ĐÓI, RỜI
RÃ. Trịnh Công Sơn là một thiên tài về âm nhạc, nhưng là một con người THIẾU
KINH NGHIỆM VÀ VỐN SỐNG. Hình ảnh Trịnh Công Sơn giữa đám cán bộ Cộng Sản là
hình ảnh CON NAI TƠ GIỮA BẦY CHÓ SÓI. Vì vậy, thay vì Cộng Sản SỢ Trinh Công
Sơn, Trịnh Công Sơn lại SỢ Cộng Sản. Thay vì chọn cho mình cái chết của VỊ
THÁNH TỬ VÌ ĐẠO, Trịnh Công Sơn chọn cho mình CÁI CHẾT CỦA MỘT KẺ ĐẦU
HÀNG. Không riêng một mình tôi mà có lẽ
sẽ có nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Trịnh Công Sơn nhận làm một ủy viên
trong bảy ủy viên của Hội Aâm Nhạc Thành Phố. Cái HÈN của Văn Cao, Nguyễn Tuân
trước 75 tại Hà Nội chúng ta thông cảm, vì trong đời sống, họ bị bao vây, chỉ
huy bằng bao tử. Có thực mới vực được đạo. Trịnh Công Sơn sau 75 chưa đến nỗi
bao tử bị chỉ huy, bị bao vây. Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, cái tình nhân
dân miền Nam dưới chế độ Cộng Hòa, cùng núi quà thân nhân, bạn bè hải ngoại tiếp
tế, nhấât định là, chắc chắn là, cái bao tử của họ Trịnh còn thừa sức để Độc Lập
và Tự Do dài dài.
Thế thì tại sao, họ Trịnh lại đưa cái đầu của mình
cho ma quỷ chỉ huy, dấn thân làm nô lệ? Nguyên nhân, động cơ nào, ma đưa lối quỷ
đưa đường ra làm sao, để họ Trịnh cầm bút viết như thế ni: ‘’Sự có mặt của Đảng
vẫn luôn luôn đủ kiên nhẫn để duy trì một tình cảm đôn hậu và nồng nhiệt cứ sẵn
sàng chờ đợi tôi, cũng như ở các bạn tôi một tiếng nói mới. Điều may mắn cho
riêng tôi, là tôi vẫn chưa quá già để không thể trả nổi cái ân tình nồng
hậu của các anh, các bạn, và nhất là cuộc sống hôm nay bằng một ‘’tiếng hát về ánh sáng’’ đó phải là tiếng
nói của hạnh phúc và của niềm hy vọng’’.
Nguyên nhân, động cơ nào, ma đưa lối quỷ đưa đường
ra làm sao, để họ Trịnh cầm bút viết, như ri nhỉ: ‘’Trong quá khứ, tôi đã hát về
bóng tối. Tôi đã quen với bóng tối đến độ mà tôi đi trong nó mà không phải thắp
néon. Tôi đã sống với bóng tối như một kẻ đã được sinh ra mà định mệnh của nó
là niềm tuyệt vọng. Rất may giai đoạn này đã khép lại kịp thời. Khép lại vĩnh
viễn với một đất nước đã được giải phóng hoàn toàn, dành lại độc lập, thống nhất
và hòa bình.
Nguyên nhân, động cơ nào, ma đưa lối quỷ đưa đường
ra làm sao, để họ Trịnh, từ một nhạc sĩ của tình yêu trở thành một tên cán bộ
chính trị hạng bét, viết như rứa: ‘’Sau mỗi cuộc Cách Mạng, luôn luôn có sự làm
sạch cần thiết và tất yếu về con người và môi trường sống của nó là xã hội. Việc
làm sạch bản thân những con người cũ sau ngày giải phóng miền Nam, do đó cũng cần thiết và cấp bách phải được đặt
ra. Có nhiều biện pháp để cải tạo con người mới, nhưng biện pháp tốt nhất vẫn bằng
con đường giáo dục.‘’
Trên đây là những đoạn trích dẫn từ bài báo ‘’Trịnh Công
Sơn, nhạc sĩ phản chiến hay cán bộ Cộng Sản?’’của tác giả Lê Trà Khúc, đăng
trên tờ tạp chí U.S.VIET TIMES, số 24, phát hành tại Austin/ Texas do nhà văn
Phạm Ngũ Yên làm chủ bút. Trên đây là những phát biểu mang tính MARXIST/
LENINIST và Tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại của cán bộ Cộng sản Trịnh Công Sơn. Sau
ngày 30/4/1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng xử dụng âm nhạc cho những mục tiêu
chính trị của Bác và Đảng. Để ca tụng rằng thì là LAO ĐỘNG LÀ VINH QUANG và
không khí hồ hởi phấn khởi của người lao động, nhạc sĩ có ra bài RA CHỢ NGÀY THỐNG
NHẤT như sau: ‘’Gánh gánh gánh gánh rau ra chợ sáng sớm hôm nay lòng chị xôn
xao quê hương ta thống nhất thật rồi’’. Một bài khác sáng tác năm 1982, họ Trịnh
viết như ri: ‘’xanh lá xanh trên cây xanh nên đời trẻ lại. Một mùa Xuân thống
nhất xanh nước non hôm nay’’.
Để cổ võ cho phong trào thanh niên Xung Phong, một
hình thức tù lao công dành cho thanh thiếu niên miền Nam (con ngụy quân ngụy
quyền) và động viên thanh niên đi lính cho chiến trườøng Cam Bốt, Trịnh Công
Sơn sáng tác bài ‘’Em ở Nông Trường, em ra biên giới’’ như ri ‘’Khi qua rừng,
khi qua suối, thấy vui theo bưóc chân đồng đội. Trong những ngày gian nguy ấy
biết bao nhiêu những câu chuyện vui’’.
Trịnh Công Sơn đã trả ơn Đảng một cách nồng hậu và
trọn vẹn, từ ngày anh rời Hội Văn Nghệ Huế, dọn vào Sàigòn, nhận một chân biên
chế trong Hội Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Với tư cách một trong bẩy ủy viên
âm nhạc, Trịnh công Sơn nắm quyền kiểm
duyệt, sinh sát hàng trăm nhạc sĩ khác. Đó là địa vị lớn nhất trong đời Sơn, dưới
chế độ Cộng Sản, anh trở thành đứa con cưng, một loại cai thầu văn nghệ và đã
được chế độ ban huy chương với những lời khen tặng như sau: ‘’Trong thời gian
chống Mỹ, sáng tác của anh là vũ khí đấu tranh hòa bình, là tiếng hát xuống đường
của sinh viên. Sau giải phóng anh vẫn tiếp tục sáng tác, sinh hoạt trong hội
văn nghệ. Những sáng tác của anh được giới trẻ ưa thích’’.
(còn tiếp)
Lê Mai Lĩnh