Ảnh Hưởng của Mỹ Nhân
trong Lịch Sử Trung Hoa: Tứ Đại Mỹ Nhân
- Lê Hoàng
Đắc Kỷ |
T ài Sắc Mệnh Bạc
Thương thay trong kiếp nhân sinh
Chữ tài chữ sắc xoay vần nữ nhi
Sống đời bất cập tư nghì
Sinh ra quá đẹp làm chi khổ đời
Nhưng rằng quá xấu còn chi ,
Đẹp mà gặp phải những gì tai ương
Thà rằng cứ được bình thường
Để cho cuộc sống không vương vấn đời.
Lê Hoàng
Trong thế giới ngày nay, nếu nói đến mỹ nhân với sự ảnh
hưởng sắc đẹp của họ đối với nhũng yếu
nhân thì thật quá nhiều. Không thể kể ra hết được. Á Châu, trước tới nay những
mỹ nhân của Trung Hoa được nhắc đến nhiều nhất. Trong sử Trung Hoa có tới thập đại mỹ nhân. Hôm nay tôi
xin chỉ nói đến “tứ đại mỹ nhân" thường
hay nghe và có những giai thoại mà đại chúng hay bàn đến. Đó là:
1/ Dương
Quý Phi - Đời Đường
2/ Tây Thi
(gái nước Việt)
3/ Đắc Kỷ
trong đời vua Trụ nhà Thương
4/ Điêu
Thuyền trong đầu thời Tam Quốc Chí đời Đông Hán
Trước đây có ai đó đã dùng lối văn u mặc để diển tả về một câu chuyện “Người đàn
bà xấu xí.” Đưa câu chuyện người đàn bà xấu xí là người vợ của quân sư Khỗng Minh Gia Cát Lượng - nhà Thục – Lưu Bị, trong thời Tam Quốc Chí để biện minh cho ý nghĩ về một người phụ nữ tuy ngoại hình xấu xí, nhưng có một tấm lòng
chung thuỷ và một trí thông minh. Thường, người đời hay nói: "Sự thành công
của một người đàn ông là có một người đàn
bà đảm đang ở sau lưng." Điều này trong
Tam Quốc Chí không thấy nói đến thê tử của
Khổng Minh. Nhưng thực sự, ngưòi vợ của Khổng Minh đã góp sức vào kế sách, chiến lược cho Gia Cát Lượng không ít.
Gia Cát Lượng
có anh là Gia Cát Cẩn – theo Ngô vương- Gia cát Chiêm – theo Ngụy vương và một
người em nữa dưới truớng của Gia Cát Lượng. Tuy vậy họ vẫn có tình thân
huynh đệ với nhau.
Văn u mặc là
một loại văn diển ý gần như dụng ý và gợi
ý cũng như không phải là loại văn thực tiển, chỉ dùng ngôn ngữ diển đạt chứ không
phải lấy điều thực để mà nói. Nên trong đó tác giả nói đến thuốc lá, rượu, trà và lẽ dĩ nhiên ba thứ này phải có liên quan tới
đàn bà. Qúy vị có nghe câu “Một rượu, một trà, một đàn bà, ba cái … chỉ có
bỏ được rượu với trà. Tất nhiên, đàn bà không thể bỏ được! Nhưng
cũng có ông tuyên bố: “Tôi thà bỏ vợ
chứ không bỏ thuốc lá.” Chứng tỏ ai nghiện thứ gì thì thích giữ thứ đó. Như mấy ông lưu linh sau một ngày làm việc, tối đến năm ba anh em ngồi
lại vài chai, vài ve… thế là đến khuya lăn đùng ra ngủ… riết bà vợ chịu
không nổi phải nhờ anh hàng xóm gánh vác dùm mỗi lúc cảm thấy trong người nặng
nề âm ba gợn sóng. Mấy ông lưu linh thà
bỏ vợ chứ không bỏ rượu. Vì thế mới nói đến trà, rượu, thuốc lá, đàn bà là vậy. Viết như thế gọi là văn u mặc. Chứ không lệ gì thời đó có thuốc lá hay không. Phải hiểu như thế mới đúng ý diển đạt của tác giả.
1/ Dương Qúy Phi có tên là Dương Ngọc Hoàn, sinh ngày
26/6/ năm 719 tại Thục Quận - Tứ Xuyên. Bà là con út trong 4 người con gái của
một vị quan tư hộ, đất Thục Quận. Tổ tiên của bà là Dương Uông Chi, cha là Dương
Uông Diễn. Đến khi cha mẹ mất sớm (năm bà mới 10 tuổi), bà phải về ở với
gia đình ông bác ruột là Dương Huyền Diễn.
Sau này bà được
tiến cung vào đời nhà Đường, và khi được vua Đường Minh Hoàng sũng ái thì nhiều chuyện ngang trái cũng đã xẩy ra. Không biết có phải do bà có sắc
đẹp nghiêng nước, nghiêng thành, nên đã gây nên loạn An Lộc Sơn chăng?
2/ Tây Thi – gái nước Việt (xin nói rõ Việt này không phải là nước Việt Nam của
chúng ta bây giờ).
Tây Thi còn
gọi là Tây Tử hay là Thi Di Quang con gái của một bà thôn nữ, là một đại mỹ nhân
thời Xuân Thu. Tây Thi đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa và người đời
cho sắc đẹp của nàng là “chim sa cá lặn.“ Tây Thi theo kế của tướng quốc nước
Việt là Phạm Lãi qua Ngô để dùng kế ly
gián giữa Ngô Phù Sai và tể tướng Ngũ tử Tư.
Tây Thi là
cô gái dệt lụa ở trong dãy núi Trữ La. Vùng này có hai thôn Đông Thi và Tây Thi. Tây Thi ở thôn Tây nên được
gọi là Tây Thi. Tương truyền rằng, khi nàng đi hái củi ở rừng trong dãy núi gần làng, có một đàn
chim ưng đang bay trên trời, nhìn thấy nàng ngẫn ngơ quên vỗ cánh bay, nên đã
bị sa xuống đất … (chim sa).
Một hôm nàng
giặt áo quần trên sông, bóng nàng hiện lên trên dòng sông đó, vô tình một bầy cá
bơi ngang qua, nhìn thấy bóng nàng cũng
thẩn thờ , nên quên bơi để thân hình lừ đừ chìm dần xuống đáy sông (cá lặn).
Kể từ đó nàng Tây Thi được mệnh
danh là có một sắc đẹp diễm kiều mà chim phải sa và cá phải lặn là vậy.
Đắt Kỷ - Sau này đọc chại thành Đắc Kỷ. Đây là
một nhân vật trong huyền sử của Trung Hoa. Tương truyền bà là một mỹ nhân nỗi
tiếng và là một trong những nguyên nhân làm sụp đổ nhà Ân trong lịch sữ Trung Hoa xa xưa.
Theo Phong Thần
diễn Nghĩa thì Đắc Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ.
Do Trụ Vương vốn háo sắ , nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải
dâng con gái tiến cung làm phi tần. Lúc đầu
Tô Hộ phản kháng, nhưng sau nghe lời khuyên
hơn thiệt của Tây Bá hầu Cơ Xương nên ông đồng ý cho con gái tiến cung. Tô Đắc Kỷ là một bông hoa rực rỡ và đẹp tuyệt trần !? Cũng theo truyện thì khi nàng vào cung bị Hồ Ly Tinh nhập xác theo lệnh của bà Nữ Oa nương
nương nhập vào để thi hành kế làm cho Trụ Vương mê muội để lật đổ nhà Thương, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ.
4/ Điêu Thuyền – Là một mỹ nhân vào đầu thời Tam Quốc
- một trong tứ đại mỹ nhân. Mặc dầu chuyện Điêu Thuyền trong chính sử không thấy
đề cập tới. Đây chỉ là do hư cấu . Tuy nhiên mỹ nhân này đã ăn sâu vào lòng người
đọc truyện và sau đó lan truyền trong dân gian mà đến nay không thể loại bỏ ra được. Điêu Thuyền đã vâng lời cha nuôi là
Vương Doãn - một tướng có uy tín trong đời nhà Đông Hán-để tìm cách
chia rẽ liên minh- tình cha con- của thừa tướng Đỗng Trác và viên dũng tướng Lữ
Bố. Dùng mỹ nhân kế để loại trừ Đỗng Trác hy vọng cho vua nhà Hán lấy lại thực quyền trong tay Đỗng Trác.
Trên đây là lược qua tứ đại mỹ nhân tượng trưng cho sắc đẹp và dùng sắc đẹp để lung lay những yếu nhân- nhà vua- tướng lãnh, để thay đổi cục diện chính trị của đất nước.
-
Vào năm 756, Dương Qúy Phi bị bắt buộc thắt cổ chết tại trạm dịch Mã Ngôi khi phải bôn tẩu vì loạn An Lộc Sơn nổi lên. Câu chuyện tình của
nàng đã để lại những lời đàm tiếu, thóa mạ của người đời sau. "Hồng nhan họa thuỷ" Phải chăng vì nàng
mà đã xẩy ra loạn An Sử- An Lộc Sơn- chăng Khủng khiếp trong tám năm, khiến
bảy phần mười dân Trung Hoa phải bi chết,
đau khổ, nghèo đói !?
-
Nhà văn Lỗ Tấn nói rằng: "Tôi không nghĩ Đắc Kỷ làm mất nhà Ân, Tây Thi làm mất nước Ngô, Dương
Qúy Phi làm loạn nhà Đường. Vào thời xã
hội trong tay của nam quyền, những người đàn bà đâu đủ sức lực để xoay chuyển được
sức mạnh ghê gớm như thế… trách nhiệm quốc
gia hưng vong đều do nam giới lo liệu.”
Câu nói này cũng chưa hẳn hoàn toàn
phản ánh đúng thực chất của vấn đề. Khi một nước có hôn quân và đam mê tửu sắc, thì kế mỹ nhân là
một kế tuy nhìn thấy thì tầm thường, Nhưng đuợc vận dụng đúng thì nó có một sức
thuyết phục đáng kể. Trên thế giới biết bao kẻ anh hùng, nhưng không vượt qua được
ải mỹ nhân để rồi thân bại danh liệt. Chỉ cần trong thời gian ngắn thì cả sự nghiệp và danh vọng biến thành trắng
tay.
-
Cho nên, người
đàn bà đẹp là yếu tố để làm nên việc lớn. Thường thì, khi một tổng thống, thủ tướng khi được
đắc cử, người vợ đương nhiên có ngay cái chức danh “Đệ nhất phu nhân.” Khi
một bác sĩ, kỷ sư lấy vợ, người đàn bà đó sẽ được trở thành bà bác sĩ, kỷ sư ngay. Ngược lại mấy ông mà có vợ là bác sĩ hay kỹ sư, tiến sỹ chắc chắn không có ai gọi mấy ông là ông bác
sĩ hay ông kỹ sư cả. Kể cũng ngộ thật ,
cho nên khi một người đàn bà đẹp được mấy ông chồng là yếu nhân cưới làm vợ thì
chức danh đi kèm theo ngay. Đàn bà không cần phải học nhiều, chỉ có sắc đẹp hơn thiên hạ chút đỉnh thì cũng làm tới kỹ sư,
bác sĩ như ai vậy thôi.
-
Từ xưa cho tới
nay, thiên hạ thường nói đến những người đàn bà đẹp, it ai đề cập tới những người đàn bà xấu. Trừ một người đàn bà
thư hùng võ nghệ cao cường và trở thành một tuớng siêu quần trong dã sử Trung Hoa. Đó là nàng Chung Vô
Diệm. Chung Vô Diệm xấu đến nổi con nít
thấy cũng phải khóc thét lên… còn thanh niên thì bỏ chạy mất cả dép. Nhưng đó
chỉ là trong truyện mà thôi. Ngoài đời thực tế khó mà có được người như thế. Nhưng,
đây là câu chuyện mang tính cách ước lệ .
-
Ở đời, người đàn bà xấu thì khổ, buồn đã đành. Nhưng
càng đẹp lại đâu có tránh được đau khổ và mệnh bạc như Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Cho nên có câu: tài sắc mệnh bạc - luật thừa trừ - Bỉ -sắc- tư – phong là vậy.
Lê Hoàng