Từ Cướp Đến Cướp - Tiểu Tử Văn
“Nghề: Công việc chuyên, làm theo sự phân công lao động của xã hội” (Từ
điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 1992).
Vậy mà sách giáo khoa lịch sử 6-
Nhà xuất bản Giáo dục (in lần 2) 2004, bài Nước Champa từ thế kỉ II đến
thế kỉ X, sau khi nêu các nghề của người Chăm xưa, sách còn viết: “Một số lái
buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ” (trang 67).
Có học sinh khi học đến đây đã thắc mắc, hỏi vì sao cướp biển mà cũng
được xem là nghề? Giáo viên không biết
trả lời sao nên nói đó là ngày xưa… và
sách giáo khoa đã bảo như vậy.
Rõ ràng:
Ăn cướp mà
cũng là nghề
Giáo khoa lịch
sử đã ghi rõ ràng
Thắc mắc
chi lắm cho phiền
2005
“Lễ hội Gióng có tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, nhưng đây là tục
lệ có từ xưa, người dân quan niệm ai cướp được là có sự may mắn. Do vậy từ cướp
ở đây không nên hiểu là cướp giật mà là hành vi cướp có văn hóa, có sự cố gắng
lộc mới đến…”.
(Vị này
cũng là tác giả câu nói bất hủ: “Những lúc thưởng thức bắn pháo hoa, giúp họ
quên đi cái nghèo, cái khó”. Thế là dư luận lại bàn tán xôn xao về câu nói của
ông, rằng “người nghèo xem pháo hoa để quên đói”, “ bắn pháo hoa có giúp người
nghèo quên đi thực tại…”. Cả một năm, người nghèo chỉ có khoảng 15 phút để quên
đi cái khó, cái đói đeo bám quanh năm).
Cướp còn là văn hóa thì ăn cướp là nghề có gì là lạ đâu! Nên khi nghe ai
đó la Ăn cướp ăn cướp thì đừng vội cứu mà phải cẩn thận hỏi rằng: Cướp thế nào,
cướp có văn hóa không rồi hãy tính. Hi!
Tiểu Tử Văn