Tuesday, March 24, 2015

Nhân Sinh Quan Trong Phật Giáo Lê Hoàng

   Phàm trong cuộc sống hiện tại, con người phải liên hệ với xã hội, công ăn việc làm, cấp trên, thuộc cấp, bạn bè, anh em, và hầu như đủ thành phần trong xã hội mà công việc hằng ngày mình cần phải tiếp xúc... Thế là nhiều phiền toái, rắc rối thường hay xẩy ra cho cuộc
sống. Con người phải chịu nhiều điều giáng lên trên cuộc sống, phần nhiều là đau khổ, phiền não hơn là cái hạnh phúc mưu cầu hàng ngày.
   Khi về hưu, về già tâm hồn con người thường lắng đọng, tư tưởng có kẻ yếm thế, có người thì lạc quan, có khi đâm ra trầm cảm. Thơ, văn, nhạc.... thường là những thứ làm cho con người nhẹ bớt đi những điều đang mang nặng trong lòng. Họ có thể tụ họp thành từng "nhóm" để cùng nhau đối ẫm trong những lúc "trà dư, tữu lạc," cùng nhau ca hát, hay ngâm thơ, xướng họa.v.v... Ngày nay internet trên mạng rất dể để cùng nhau xa cách hàng vạn dặm vẫn cứ ngỡ như là gần bên nhau để cùng nhau trao đổi tâm tình qua thi ca, thơ, nhạc.v.v...
     Tuy vậy, không phải trong lòng con người ai ai cũng "cởi mở", ai cũng thoái mái giao lưu một cách rộng lượng mà cũng không thiếu kẻ còn nhiều ý tứ không hoàn toàn trong tâm tưởng ca một nhà thơ "lãng mạn" hay vui với cái vui ca bạn bè.
      Tuổi trẻ lại khác. Trong đám học sinh, sinh viên hay những người đang sinh hoạt với đời, đang là trong các chức vụ phải lo nghĩ trong công tác, họ vẫn để dành một quãng thời gian cho sự thông thoáng của tâm hồn qua thơ, văn, âm nhạc v.v...
   Những điều hỷ, nộ, ái, ố... lẽ tất nhiên phải xẩy ra... nhưng lắm ai bỏ chín làm mười mà hầu như bản chất tham, sân, si lúc nào cũng tồn tại không ít trong lòng họ.
    Càng về tuổi già, con người càng trầm lặng và dể tha thứ, chịu đựng hơn tuổi trẻ. Sau đây, tôi xin trình bày qua một vài điều khái niệm về "nhân sinh quan " qua Phật pháp trong giáo lý cũa  đức Phật.
      Theo định nghĩa cũa Phật giáo, Phật pháp là Giáo pháp do đức Phật Thích Ca nói ra với mục đích chỉ dạy về vấn đề chân lý cũa vũ trụ và nhân sinh. Giáo pháp của đức Phật nói ra rất nhiều, về sau các đệ tử Phật kế tập, ghi chép lại thành ba tạng kinh điển. Nhưng giáo pháp đức Phật nói ra tóm lại có bốn thứ đạo lý căn bản rất quan trọng, bốn điều đạo lý này, tât cả hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa đều phải ghi nhận, làm nấc thang chính cho bước đường tu học để tiến tới Phật quả.
     Bốn thứ đạo lý đó là:
      1/ Vô thường:  Hết thảy mọi sự vật trên thế gian này luôn luôn thay đổi,t ừng giây, từng phút không có gì tồn tại vĩnh cữu. Vì sự vật vô thường, biến đổi, nên con người phải Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Thế giới thì Thành,Trụ, Hoại, Không.
    Chúng ta, vì vọng tưởng mê chấp, không hiểu mà cho là thuờng trụ, không thay đổi, nên mới tham, cầu...không biết thỏa mãn,rồi mê chấp, cái gì cũng cho là của mình (ngã chấp) để khởi ra những điều mê lầm, tạo ra những ác nghiệp, nên phải chịu luân hồi sinh tử, trong nhiều đời nhiều kiếp, không được gii thoát. Đức Phật chỉ dạy hai ch VÔ THƯỜNG với mục đích muốn phá trừ nhũng vọng chấp ca con người. Khi chúng ta đã hiểu rõ tất cả những sự vật trên thế gian này đều là vô thường, thì tất cả mọi sự mọi vật trên đời này cũng như mây trôi, nuớc chảy, không có gì là thực cả. Như trong kinh Kim Cang chép: "Nhất thiết hữu vi pháp,như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác, như thị quán," nghĩa là tất cả các Pháp hữu vi đều như là giấc chiêm bao, như bọt nuớc, như sương ban mai, như điện chớp, nên phải quán sát như thế.
    2/ Khổ: Chúng ta có hai thứ khổ căn bản . a/ Khổ về tâm. b/Khổ về thân. Khổ về tâm là Tham, Sân, Si, Phiền Não; còn khổ về thân là Già nua, Bệnh tật và Chết chóc. Nó cứ nối tiếp nhau đem lại sự đau khổ cho con người. Trong gia đình thì việc cơm ăn, áo mặc, tiền bạc....khổ sinh ly, tử biệt, khổ tranh đấu với nhau về vấn đề phải trái. Khổ oán ghét nhau mà đôi khi cũng phải gặp g nhau trong công việc. Ngoài những thứ ấy ra, trong tâm ta mong muốn điều gì mà không được cũng mang khổ v.v... Con người sống trên đời mang rất nhiều thứ khổ. Nó luôn luôn khống chế ta, bắt buộc ta phải sinh hoạt theo cái khổ.
   Nếu biết khổ, quyết tâm tìm cách lìa cái khổ để tu học Phật pháp, tìm kiếm sự vui cho hết khổ. Đó là con đường tiến vào đạo Phật vậy.
    3/ Không: "Không" là gì? Không là duyên khởi sinh ra tất cả những sự vật. Tất cả những thứ gì có hình tướng trên thế giới đều do nhân duyên hòa hợp mới sinh ra. Nhân là điều kiện chủ yếu sinh ra sự vật, còn duyên là điều kiện hổ trợ để sinh ra sự vật. Nếu "duyên" còn thì sự vật còn tồn tại. Trái lại, nếu khi "duyên" hết thì sự vật s bị tiêu diệt,tan rã, vì vậy nên gọi là KHÔNG .Một khi đã do nhân duyên sinh, đến khi nhân duyên hết, nó s không thể tồn tại, cố định. Cho nên Phật đã dạy là KHÔNG. Như thân thể ca ta do bốn đại đất, nước, la, gió kết thành. Khi bốn đại này ly tán, thì thân ta trở thành KHÔNG.
    4/ Vô Ngã:  Vô ngã là gì?  Vô ngã là cái ta "le moi." Vì chúng ta mê lầm nên chấp cái gì cũng thuộc về mình là NGÃ, tc là chấp NGÃ. Những điều gì mình thấy biết gọi là ngã kiến,những sự thật kể cả thân thể ca mình cũng không phải cũa mình mà nó thuộc về bốn đại (đất, nước, la, gió). Người đời thường mê chấp cho nên mới nhận thân thể là ca ta. Chứ theo lời Phật dạy thì thân thể chúng ta đều do năm uẩn kết lại hợp thành. Vậy năm uẩn đó là gì? Là " Sắc,Thụ, Tưởng, Hành, Thức." Sắc uẩn thuộc về vật chất, còn Thu, Tưởng, Hành và Thức thuộc về tinh thần. Năm uẩn kết thành thân thể cũa ta. Cũng chỉ là nhân duyên gia hợp, chứ không có thực thể, vì vậy nó không thể tồn tại mãi mãi....nên mới gọi là VÔ NGÃ.
     Triết lý Phật Giáo tuy cao siêu, không chỉ bàn về lý luận tôn giáo mà còn chú trọng về vấn đề thực hành , tức là muốn đem phát huy chân lý liễu ngộ cũa sự sinh hoạt thực tiễn hằng ngày để lý luận và phối hợp, có nghĩa là: Nói và làm phải hợp nhất thì mới đúng là chân chính phục vụ Phật Pháp.
   Sau đây qua một câu chuyện của Tô Đông Pha để chúng ta hiểu thêm về triết lý ca Phật Giáo.
      Tô Đông Pha nguyên là một quan đại thần trong triều chức vụ như bây giờ là bộ trưởng. Ông lại là một Phật tử rất thâm hiểu Phật pháp. Một hôm ông đến thăm ngài Phật Ấn. Đại Sư Phật Ấn nói: "Ở đây không có ch cho đại thần ngồi." (Vì trong lúc nầy vị đại sư đang thuyết pháp). Vì là người cao thâm hiểu rộng về Phật pháp nên Tô Đông Pha mới đáp lại như sau: "Tôi muốn mượn cái thân tứ đại ca đại sư để làm ghế ngồi, đỡ một chút có được không?" (Đó là hai vị dùng ngôn ngữ "thuyền" trong Phật giáo.)
    Đại sư trả lời: "Đại thần là người có nhiều công phu nghiên cứu Phật pháp, nên ông đã hiểu ro ý nghĩa cao sâu của đạo Phật rồi. Vậy tôi xin hỏi lại ngài. Nếu ngài đáp lại được thì tôi sẵn sàng đem cái thân tứ đại cho ngài làm ghế ngồi. Nếu không trả lời được, thì ngài phải cởi bỏ aó mão mũ đai, huy hiệu nhà vua mà để lại ở đây. Ngài có đồng ý không?"
     Tô Đông Pha đồng ý.
   Đại Sư hỏi: "Thưa đại thần, Đức Phật dạy bốn đại đều KHÔNG, năm uẩn không phải của ta, vậy ông lấy cái gì để mà ngồi?" L dĩ nhiên Tô Đông Pha chịu, không trả lời được.
   Ông ta bèn cởi áo mũ, huy hiệu vua ban để lại như đã hứa.
   Đối với đức Phật, một bậc đã giác ngộ chân lý hoàn toàn tuyệt đối, nên ngài đã đề xướng thuyết cao siêu mầu nhiệm. Đó là thuyết "nhân duyên sinh" như mười hai nhân duyên hay nói cách khác là mười hai hữu chi. Hữu là tất cả sự vật trong thế giới, Chi tức là từng phần... mà tất cả các loài chúng sinh cứ bị chìm đắm mãi mãi trong vòng luân hồi sinh tử vậy.
                                                               Lê Hoàng .
                                                             ( Alameda 15/3/2013)