Chữ Tâm Trong Phật Giáo - Lê Hoàng
Học
Phật pháp mình cần phải có cái TÂM chân thật, nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất
hạnh đều phải chân thật. Kẻ thế tục thường hay một nửa chân,một nửa giả. Nói
năng lúc thì có chút thiệt thà lúc thì đầy giả dối. Người tu đạo lúc
nào cũng
phải nói thiệt, làm chuyện thiệt, không được nói láo. Mỗi một ý niệm, phải bỏ đi
điều lổi lầm, trừ cái tập khí trong vô lượng kiếp và rán cải đổi nó đi. Cái tội lỗi
mình đã làm trong vô lượng kiếp phải sám hối cho hết sạch. Tại sao có kẻ học Phật
lâu năm như vậy mà không có một chút linh ứng nào cả? Bởi vì mình còn bao che
cái lổi lầm của mình, không chịu đem tâm chân thật ra mà tu hành. Cho nên thời
gian trôi qua uổng phí mà mình không khai được trí huệ chân chính, không được định
lực chân chính. Thời gian trôi qua oan uổng mà mình đạo nghiệp chẵng được thành
tựu, đó là điều thật đáng tiếc thay.
Tu hành,
sống trong chùa người tu hành cần phải tiết kiệm tất cả những thứ vật chất,người
ta nói rằng: "Ái tích thường trụ vật, như hộ nhân trung châu," có nghĩa
là: Mình quý cái vật thường trụ giống như thử là mình bảo vệ con ngươi trong mắt
mình vậy. Đồ vật của chùa như gạo, muối,tương ,chao v.v...mình đều phải quý
nó, không được lãng phí bừa bãi. Cho đến những cái mà mình dùng, ngọn cỏ, cành
cây v.v... đều là quý cả. Nếu ở cái chỗ nầy mà không cẩn thận chẵng biết tiếc
cái phước của mình thì mình làm tiêu hao công đức biết bao. Cho nên cái điều
mình tu không bằng cái tội nghiệp mình tạo, cái điều mình đắc, không bằng cái
điều mình khuyết. Thêm một điều nữa là nhất cử nhất động, nhất ngôn, nhất hạnh
mình cần phải không được tổn hại đến người khác. Khi nói thì phải dùng lời lẽ đức
độ, không được nói ỷ ngữ, lời thêu dệt, lời dối trá,lời ác ôn, hay lời hai đẳng.
Cái miệng là cái mình cần chú ý đặc biệt, thân thì không được sát sinh, không được
trộm cắp, không được tà dâm, ý thì không được phạm tham, sân, si. Đừng nên coi
trọng tấm thân thịt da trần ai nầy lắm, mỗi tâm, mỗi niệm đừng để bản thân thịt
da quá thụ hưởng, quá khoái lạc, đó là điều điên đảo. Nên nghĩ làm sao để xuất
ly tam giới (Địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A Tu la , người và trời) luân hồi nầy
làm sao cải biến sửa đổi tập khí của mình, làm sao mà cái tình ái của mình hết
đi, không còn nữa thí lúc đó mình mới toại tâm mãn nguyện thành tựu cái đạo quả
Bồ ĐỀ được.
Ngày trước, do
tu vô lượng, vô biên công đức, nên Phật mới thành PHẬT được. Chúng ta tại sao
chưa thành Phật? Là vì chúng ta chưa tu vô lượng vô biên công đức. Công đức của
mình so với ngài quá chừng sai lệch, con người chúng ta trong cõi đời này, từ
sáng đến tối ,mình đều tạo thân nghiệp, tạo khẩu nghiệp, tạo ý nghiệp. Hãy xét
thử, chúng ta cứ tưởng người này không tốt, người kia đối với mình không đẹp,
tưởng người nọ đối với mình như vậy, như kia v.v....trong đầu óc bao giờ cũng
quanh quẩn những tạp niệm nhức đầu. Có một ngày không nói chuyện thị phi thì giống
như mất hết lẽ sống vậy. Một ngày không
nói láo, giống như họ không có cơm ăn, áo mặc, họ cảm thấy rất khó chịu. Cái
đeo mặt nạ giả để đi lừa người khác, kỳ thật ở đời này mình lừa được ai! Chẵng
những mình không lừa được người khác, mà chính mình tự lừa dối mình. Cho nên chỉ
có người ngu si mới đi lừa người khác thôi. Người không thực lòng, không có
nhân đức thì lòng dạ đen tối, không giữ quy luật chẵng làm được chuyện quang
minh chính đại. Do đó trong sự sinh hoạt hằng ngày giống như kẻ say rượu "Túy sinh, mộng tử"sinh ra trong say đắm, chết trong mộng mị vậy.
Quan niệm
của đạo Phật lấy chữ TÂM để giảng pháp. Cho nên, trong kinh Hoa Nghiêm có dạy rằng: "Phật thị hiện bách, thiên ức chủng âm thanh
Vị
chúng sanh ,diển thuyết diệu pháp"
Có
nghĩa: "Phật thị hiện trăm ngàn ức,để diển pháp mầu cho chúng sinh "
Nên
chúng ta cần giác ngộ và nghĩ rằng tất cả các âm thanh trên thế giới tất cả đều
là tiếng thuyết pháp của Phật. Cho nên nói rằng: "Khe thanh vô quảng trường
thiệt,sơn sắc vô phi thanh tịnh thân."
Có
nghĩa âm thanh của con suối, con lạch đều
là tiếng từ nơi lưỡi rộng dài của đức Phật.
Màu sắc của núi không có màu nào chẳng là màu của thanh tịnh pháp thân. Tiếng
suối reo, tiếng nước chảy cũng giống như là lời Phật nói diệu Pháp, cái màu sắc xanh của núi cũng
là màu của pháp thân khiến kẻ trông thấy sinh lòng hoan hỷ. Nều hiểu được cái
triết lý này thì trên đời, tất cả mọi thứ đều đang nói Pháp cho mình nghe. Người
thiện thì nói Pháp thiện, người ác thì nói cái Pháp ác. Con ngựa thì nói Pháp làm
ngưạ, con trâu thì nói Pháp làm trâu. Nhân duyên nào mà chúng phải làm như vậy.
Bởi vì con ngựa hồi xưa, lúc sống nó không hiếu thảo với cha mẹ, cũng không
cung kính với các bậc thầy của nó v.v...nên giờ nó phải sinh ra loài súc vật. Nói
tóm lại, trì ngũ giới, hành thập thiện thì mình sinh ra làm người, làm trời. Khi có tham sân, si thì mình đọa ba nẻo
ác: Địa ngục,ngạ quỷ, súc sinh. Cho nên, mọi thứ đều là nhân quả tuần hoàn báo ứng
cả. Đó là đạo lý tuần hoàn thiết thực vô cùng.
"Thanh thanh bích trúc tổng thị pháp thân"
"Uất uất hoàng hoa vô phi bát nhả"
Tạm dịch: Xanh xanh trúc biếc đều lộ pháp thân,
Lấp lánh cúc vàng không chẵng
bát nhã.
Cho
nên,mình phải hiểu thấu đáo chữ Tâm, quan sát cụ thể. Hễ hiểu thì có thể buông
mọi thứ. Chưa hiểu,thì mãi chấp trước.
Trong
chữ TÂM của Phập giáo có thể vượt ra khỏi số mạng!
Câu chuyện kể rằng: - Khi xưa có một vị
họ Viên hiệu Liễu Phàm tên Học Hải, là một danh nho đời nhà Minh, lúc nhỏ
chàng hay đọc sách, nhưng phụ thân muốn chàng học nghề thuốc để tế thế cứu người, cho nên chàng
liền cải đổi học ngành Y. Về sau một ngày nọ chàng gặp một vị tướng số râu
dài, nói với chàng rằng "Ngài có mạng làm quan, ngài nên đọc sách để làm
quan lớn, vào ngày đó... tháng đó... thì ngài sẽ đậu tú tài, năm đó ...tháng
đó... thì ngài sẽ làm quan huyện.....bổng lộc đến với ngài rất nhiều. Và cứ thế
ngài sẽ được thăng cấp cao...... cho đến năm ngài 54 tuổi ngày 14 tháng 8.....
đêm nằm ngủ ngài sẽ mệnh chung. Suốt đời
ngài không có con cái nào cả.
Do vậy,
nên viên Học Hải mới đổi môn học, thì quả đúng như vậy, đúng như lời toán số của
vị tướng số. Bởi vì vận mệnh đã an bài cho nên chàng chỉ chờ đợi sự an bài mà
không còn nghĩ gì khác nữa. Suốt ngày du
sơn ngoạn thủy mà thôi. Một bữa nọ chàng
tới núi Thê Hà, tại đó có một vị thiền sư tên là Vân Cốc. Khi chàng tới bái kiến
vị thiền sư này, thiền sư Vân Cốc liền đưa cho chàng một bồ đoàn. Hai người ngồi
đối diện như vậy suốt ba ngày đêm, thiền sư cảm thấy rất kỳ lạ hỏi rằng
:"Ngài từ đâu đến? có thể ngồi ba ngày ba đêm bất động chẵng có vọng tưởng,
hẵn rằng ngài là một vị kỳ nhân có tu đạo?" Họ Viên đáp "Bởi vì tất
cả mọi sự đều do vận mệnh an bài, nên tôi chẵng tham, chẵng cầu, chẵng có vọng
tưởng gì cả."
Vị thiền
sư nghe và trả lời: "Tôi tưởng ngài là một bậc phi thường, nhưng hóa ra
ngài cũng chỉ là kẻ phàm phu tục tử."
Họ Viên nghe thế, mới hỏi lại thiền sư: "Sao thiền sư cho tôi chỉ là kẻ
phàm phu tục tử?"
-"Nếu
không phàm phu tục tử, thì tại sao bị cái vận mênh kia trói buộc?"
Họ Viên liền
hỏi: "Thưa thiền sư vận mệnh trốn thoát được chăng?"
Thiền sư
đáp: "Ngài là kẻ thư sinh chuyên đọc sách thánh hiền ngài không biết
trong kinh Dịch có câu nói rất rõ: "Thú kiết tỵ hung ..." nghĩa là
tới chổ tốt, tránh chổ xấu. Nếu mà số mạng không trốn được thì làm sao nói vậy
được? Thú kiết có nghĩa là đạt tới điều kiết tường, tỵ hung có nghĩa là trốn
khỏi điều hung dữ. Họ Viên nghe thấy tĩnh ngộ, lập tức đổi tên mình thành Liễu
Phàm (Không còn kẻ phàm phu nữa) luôn làm việc thiện, tích phước tích đức, khiến
cho điều vị tướng số nói không còn linh nữa. Viên Liễu Phàm sống đến hơn 85 tuổi, có 3 đứa con.
Bởi vậy,
vận mệnh không phải là nhất định. Tốt, xấu, kiết, hung cũng không phải nhất định.
Cho nên cổ nhân nói rằng "Quân tử tạo mệnh." Người có đạo đức,
chính nhân quân tử thì có thể cải tạo được vận mệnh cũa mình, siêu xuất khỏi
cái số mệnh.
Lê Hoàng .
(Oakland 2010)