Đọc "Trên Bục Giảng Mùa Xuân" của La Thụy
- Châu Thạch
Cầm tập “Thơ đời ngân vọng” của La Thuỵ gởi tặng trên tay, tôi nghĩ mình sẽ viết cảm nhận cho tập thơ nầy. Lướt qua tập thơ mỏng chỉ vỏn vẹn có 45 bài thơ, tôi thấy trang đầu có lời tựa của nhà thơ Kha Tiệm Ly, trang cuối có lời bạt
Hãy bàn qua vế đầu
của bài thơ:
Tơ xuân nhè nhẹ rải
Lộc biếc khẽ đâm chồi
Đất trời nghe phơi phới
Hoa xuân hé nụ cười
Đây chỉ là một vế thơ tả
mùa xuân đang đến như bao nhiêu bài thơ xuân khác. Thế nhưng người đọc vế thơ
nầy sẽ cảm nhận được có cái gì quí hơn, đẹp hơn và cao trọng hơn chứa đựng
trong mùa xuân đang đến. Đó là nhờ vế thơ nằm trong chủ đề “Trên bục
giảng”. À, té ra tác giả đang đứng trên bục giảng giữa mùa xuân nghĩa là đang
làm một việc cao trọng nên việc làm ấy tăng thêm ý nghĩa cho thơ. Thế nhưng
chưa phải đâu. Nghĩ kỹ hơn ta thấy tác giả còn nói đến mùa xuân đang về với một
ý nghĩa khác. Mùa xuân mà tác giả tả với tơ xuân, với lộc biếc, với phơi phới,
với hoa hé nụ là mùa xuân của tuổi trẻ, của thế hệ học trò. Những
cảm nhận mùa xuân nầy tác giả đã thụ hưởng ngay trên bục giảng và cảm nhận ý
nghĩa đó từ sự phơi phới xuân của học trò ngồi dưới kia hướng mắt lên thầy. Từ
đó ta thấy trong bốn câu thơ mở đầu tác giả chỉ mượn hình ảnh xuân của đất trời
để mô tả một mùa xuân khác, mùa xuân của tuổi học trò mà tác giả là người đang
chăm sóc. Tơ xuân, lộc biếc, hoa xuân ở đây còn thể hiện mầm tri thức phát
triển trong những chiếc đầu, những thân thể bé bỏng đang lớn lên kia. Suốt đời
tác giả đứng trên bục giảng nên hưởng được xuân ở trong cả bốn mùa, vì
xuân ấy từ lớp lớp tuổi thơ như tơ xuân, như lộc biếc, như hoa xuân vây bọc
quanh thầy.
Thế nhưng qua vế hai
của bài thơ, có một sự thật phũ phàng trên cuộc đời làm thầy:
Sương thu bao lần trải
Áo trắng sắc không phai
Một đời yêu phấn trắng
Thân thương tiếng giảng bài
Vậy là nhà thơ chỉ hưởng
thụ mùa xuân khi đứng trên bục giảng, còn cuộc đời thầy không phải là mùa xuân
đâu. Cuộc đời thầy chỉ như mùa thu, mà lại chỉ là những ngày thu có sương lạnh
lẽo. Mùa thu là mùa lãng mạn nhất trong năm. Vậy có phải tác giả muốn nói đời
của người thầy lãng mạn hay không? Phải, đúng thế. Đời của người thầy đẹp và lãng
mạn nhất nhưng chỉ về phương diện tinh thần, còn phần vật chất thì “sương thu
bao lần đã trải” giống như thầy phải mang chiếc áo trắng mong manh đi trong
sương thu suốt cả bốn mùa và suốt qua nhiều năm tháng. Tuy thế vì yêu thương
quá đỗi cái thì giờ đứng trên “Bục giảng mùa xuân” mà thầy đã “Áo trắng sắc
không phai”, hy sinh cho sự nghiệp trồng người.
Vì thứ tình yêu đó,
vì sự nghiệp đó mà thầy đã:
Nhặt
cỏ vườn hoa bé
Nâng niu từng nụ hồng
Nhựa xuân rung se sẽ
Mộng hồn bay lâng lâng
“Vườn hoa bé” tượng trưng
cho những ngôi trường, những lớp học mà thầy đã trải qua. “Nụ hồng” tượng trưng
cho học trò bé bỏng mà thầy đã cưu mang và “Nhựa xuân, Mộng hồn” là sức sống
đang vươn lên của lớp lớp học trò mà thầy giảng dạy. Vế thơ nầy cũng chỉ nói
đến công việc của một người trồng hoa nhưng ẩn ý chứa trong thơ như những cánh
thiên thần và sực nức hương thơm. Hương thơm trong thơ được toả ra từ những từ
ngữ bình dị nhưng có tiềm năng truyền cảm cho ta cảm thụ hết tất cả vẻ đẹp
thanh cao, tinh khiết, cao thượng của người trồng cây nhân tính cho đời.
Và tất cả tháng ngày
thầy đứng trên bục giảng, tất cả tháng ngày thầy mặc áo trắng mỏng manh đi trong
phong sương đời thầy là những tháng ngày thầy cặm cụi khai phá cho nguồn thơ
trào dâng giữa cuộc đời:
Sắc
hoa cùng thắm rộ
Ủ hương đầy bâng khuâng
Thì thầm tia nắng cựa
Nguồn thơ chợt trào dâng
Đây là thành quả
của người thầy qua hình ảnh của người làm vườn. Hoa, hương, nắng đã biến thành
thơ trào dâng là kết quả của tháng ngày chăm bón. Từ đó, kết quả của thầy giữa
cuộc đời
cũng sẽ biến thành thơ, hay nói đúng hơn thầy quan
niệm một đời thầy trồng người là một đời hy sinh cho thơ. Vậy thơ ở đây có
nghĩa rộng vô cùng, đó là những gì ta đem vào đời, bồi đắp cho đời, khiến đời
trở nên tươi đẹp .
Thơ cũng có hồn.
Hồn thơ do người thi sĩ hà hơi vào. Đọc thơ có hồn ta cảm nhận ngay được cái
hay không cần lý luận. Bình thơ chẳng qua là nhận xét văn chương vòng vo bên
ngoài, còn nhận biết cái hay của thơ thì qua linh cảm của chính mình và của
từng người. Thơ La Thuỵ với tôi là thơ có hồn, cái hồn đó nhận từ hơi thở trong
con tim, lá phổi người sáng tác, nó sẽ sống và sống lâu dài vì chủ nhân nó vừa
là nhà giáo vừa là nhà thơ như bao nhiêu nhà giáo cũng là nhà thơ khác, nó
thấm thía biết bao bởi tâm hồn họ đẹp như hoa bướm, cao trọng như tượng đài
và lung linh giữa ngàn sao lấp lánh. Ngàn sao đó chính là học trò của họ, do
bàn tay họ đã truyền cho tri thức và đưa tri thức ấy vào đời ./.
Châu Thạch
Tơ xuân nhè nhẹ rải
Lộc biếc khẽ đâm chồi
Đất trời nghe phơi phới
Hoa xuân hé nụ cười
Sương thu bao lần trải
Áo trắng sắc không phai
Một đời yêu phấn trắng
Thân thương tiếng giảng bài
Nhặt cỏ vườn hoa bé
Nâng niu từng nụ hồng
Nhựa xuân rung se sẽ
Mộng hồn bay lâng lâng
Sắc hoa cùng thắm rộ
Ủ hương đầy bâng khuâng
Thì thầm tia nắng cựa
Nguồn thơ chợt trào dâng./.
La Thụy