Bỏ Chạy Là Kế Cao Nhất - Giáng Ngọc
Tam
thập lục kế, tẩu vi thượng sách
Nhân đọc bài viết của anh Chu Vương Miện, tôi
cũng xin phép góp đôi chút lạm bàn thêm
về “kế” này cùng độc giả thưởng lãm.
Nguyên văn: Toàn sư ty dịch,tả thứ vô cửu, vi
thất thường dã.
Ý chính của
kế sách là Tả thứ vô cửu, ý
nói lui về bỏ đi thì không có lỗi lầm. Toàn quân sức mạnh khó đối địch, nên
tránh đối phương, lui về thì không có lỗi
lầm, cũng không trái với phép dụng binh.
Kế này được đặt để cuối cùng trong 36 kế trong
Kế sách thuộc “Tam thập lục kế”, thuật ứng xử quyền biến trong binh thư của người
Trung Hoa ngày xưa. Sở dĩ kế này được cho là quan trọng nhất trong 36 kế (Tẩu
được cho là kế cao nhất) vì trong lúc trường hợp sức cùng lực tận, bao nhiêu
mưu kế đã đem vận dụng hết mà không thể
thắng được giặc.
Tuy vậy, muốn vận dụng kế này không phải dể.
Người cầm quân phải biết địa lợi, nhân hòa và mưu lược thoát hiểm
để rút quân mà địch không ngờ tới. Kế này bao hàm có 3 ý nghĩa như sau:
1/ Lấy lui để tiến: Đang lúc đối phương có thế tuyệt đối, ta phải
tạm thời “tẩu” - chạy, mục đích để bảo
toàn lực lượng, chờ cơ hội phản kích. Ý này là lùi một bước, tiến hai bước.
2/ Biết khó mà lui: Tình huống không thích hợp, ta không thể chiến
đấu gượng ép, cần phải chọn lựa sáng suốt để tránh hao tổn binh lính và vật chất,
sức lực và thời gian.
3/ Đến cực điểm mà lui: Đây chỉ là những người đang đắc chí. Để bảo vệ
danh tiết, tránh họa kịp thời rút lui. Khi có sự tình phát triển đến cực điểm
thì thường có khuynh hướng chuyển hóa thành phương hướng ngược lại. Cho nên người
xưa thường nói “Vật cực tất phản”.
Qua ba hàm nghĩa trên, thì kế “tẩu” rõ ràng
còn gọi là “bại chiến kế” để khép lại một trận chiến. Nếu kế này thành công,
thì phương trời trước mặt sẽ được tiếp tục vận dụng, còn ngược lại kế “tẩu”
không thành công. Vĩnh viễn đây là kế cuối cùng. Như vậy tẩu kế chính là kế cuối
cùng. Cũng vì ý nghĩa đó mà trong binh thư của
“Tam thập lục kế” được để cuối
cùng là vậy.
Đơn
truyện:
Vào đời nhà Thanh, Hồng Tú Toàn mượn danh
nghĩa Chúa Trời để thành lập nghĩa hội thượng đế ở Quảng Tây, sau đó dần dần biến
thành đấu tranh quân sự mà người chỉ huy cao nhất chính là Đông vương Dương Tú
Thanh. Chỉ trong vòng một năm Dương Tú Thanh đã chiếm lĩnh được Nam Kinh, thành
lập Thái Bình Thiên Quốc. Từ đó bao nhiêu quyền lực đều nằm trong tay Đông
Vương, còn Thiên Vương Hồng Tú Toàn chỉ biết say đắm nữ sắc ở cung đình.
Dương Tú Thanh là người có nhiều cơ mưu lại
còn có tham vọng về quyền lực, nên trong lòng nung nấu việc chiếm đoạt luôn địa
vị của Thiên Vương. Ông ta đã công khai mắng chửi Hồng Tú Toàn trước mặt quần
thần, còn bắt Hồng Tú Toàn qùy lạy khi hắn giả danh thượng đế (khi lên đồng, bà
cốt..) Có lần Dương Tú Thanh định giết chết Hồng Tú Toàn, nhưng nhờ có Bắc
Vương Vi Xương Huy đứng ra chịu chết thay, nên bất đắc dĩ Dương Tú Thanh đành
phải ngừng tay. Vì thế, Dương Tú Thanh tìm cách triệt bớt vây cánh của Hồng Tú
Toàn. Ông ta dùng kế điệu hổ ly sơn, điều động các vương không cùng phe cánh với mình ra khỏi Nam
Kinh, như Dực Vương Thạch Đạt Khai về Hồ Bắc Nhạn Vương Tần Nhật Cương tơí Đơn
Dương Bắc Vương Vi Xương Huy đi Giang Tây.
Sau khi hoàn thành kế hoạch chuyển vây cánh của
Hồng Tú Toàn đi nơi khác, Dương Tú Thanh bắt ép Hồng Tú Toàn phải định ngày
phong điển cho mình lên thế chức Thiên
Vương, lấy ngày mừng thọ làm ngày đăng quang. Âm mưu này bị Hồ Dĩ Khoáng báo
cho Hồng Tú Toàn biết xin Thiên Vương tìm cách diệt trừ tên phản loạn. Vì thế Hồng
Tú Toàn phải bí mật gọi các bộ hạ dưới quyền là Thạch Đạt Khai,Vi Xương Huy, Tần
Nhật Cương mang binh về cứu giá.
Vi Xương Huy và Tần Nhật Cương cùng mang binh
về kịp một lượt, âm thầm bao vây và tấn công quân của Dương Tú Thanh, chiếm các
ngả đường Đông Vương Phủ. Tần Nhật Cương xông vào trong phủ, tự tay đâm chết
Dương Tú Thanh. Thừa thắng xông lên, Vi Xương Huy ra lệnh cho quân sĩ giết chết
luôn mọi người trong phủ của Đông Vương. Chỉ trừ ngưòi con thứ 5 của Đông Vương
còn may mắn chạy trốn kịp nên thoát chết.
Mãi sau 10 ngày, đám quân của Thạch Đạt Khai
mói về tới, thì chuyện tàn sát đã xẩy ra rồi. Thạch Đạt Khai trách hai vị …Vi
Xương Huy trợn mắt nạt lại: “Nhà ngươi đồng tính với Đông Vương nên mới trách
chuáng ta chứ gì?”
Thạch Đạt Khai là người có tài trí, thấy bộ
điệu Vi Xương như thế, sợ khó có thể thoát chết dưới tay bọn chúng. Vì vậy, sau
khi ra khỏi phủ, Thạch Đạt Khai tức tốc cùng với đoàn tùy tùng lẩn qua ngách cửa
Nam trốn thẳng về An Huy. Nhờ việc dứt khoát bỏ chạy, mà Thạch Đạt Khai thoát
chết, bởi vì chỉ ngay đêm đó, Vi Xương Huy điều quân vây chặt phủ Dực Vương giết
toàn bộ gia đình của Thạch Đạt Khai, không chừa sống sót một người nào.
Cũng vì bản tính tàn nhẩn của con ngưòi của
Vi Xương Huy cho nên sau này tên này cũng phải bị chết dưới tay của quân Thiên
Vương Hồng Tú Toàn vì tên này nổi nóng khi nghe Hồng Tú Toàn trách cứ. Vi Xương
Huy toan vây để tiêu diệt Thiên Vương, nhưng nhờ đề phòng trước nên đã cho quân
đánh tan quân của Vi Xương Huy và giết chết hắn. Sau đó Hồng Tú Toàn cũng gọi Tần
Nhật Cương về xử trảm. Chấm dứt toàn bộ cuộc tao loạn.
Sau này, Thạch Đạt Khai được triệu về cung để
nắm chính sự …
Giáng Ngọc