Đọc "Giấc Ngủ Của Đá"- Thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh
- Châu Thạch
Tôi đọc bài “Giấc Ngủ Của Đá” thơ Minh Đức Triều Tâm Ảnh đăng
trên trang web haibogiay.net. Minh Đức Triều Tâm Ảnh là bút hiệu của tỳ kheo Giới
Đức, một trong những người sáng lập ra chùa Huyền Không (Huế). Ngài là vị sư giỏi
văn,
am tường hội hoạ, một kỳ thủ cờ tướng, một bậc tài hoa về thư pháp. Bài thơ
đem đến cho tôi cảm xúc sâu xa.
Hãy đọc vế thơ đầu tiên:
Giấc ngủ xuống
giữa triền non vắng lặng
bóng ai về l
ạnh buốt cả ngàn dâu
tay chạm khẽ
vào mong manh của gió
bỗng trần gian va động
những cung sầu
Tất nhiên vế thơ nầy
không dùng để tả cảnh. Tuy cảnh ở đây là đêm xuống “giữa triền non vắng lặng”
nhưng đêm ở đây là hình ảnh của bóng tối trần gian và “triền non vắng lặng” là
sự cô đơn của tác giả khi nhìn ra cuộc đời. “bóng ai về lạnh buốt cả ngàn dâu”
chỉ có thể là thời gian mang bóng tối về mà thôi. Sự rung động nhạy bén trong câu
thơ “tay chạm khẽ/ vào mong manh của gió/ bỗng thời gian va chạm những cung sầu”
chính là sự rung động trong tâm hồn tác giả khi đối diện, khi tiếp xúc với thế
gian nầy. Trong triết lý nhà Phật, mọi sự “động” là ở từ tâm ta mà ra, cho nên
sự “mong manh của gió” chính là hiện tượng từ nội tâm tác giả và “trần gian va động
những cung sầu” cũng là sự va động xảy ra trong tâm hồn nhà thơ vậy.
Bảy câu thơ ở vế thơ đầu
cho ta nhận biết hình ảnh trống vắng, u buồn, mong manh và va động trùm lên trên
thế gian mà thời gian đưa đi trong bóng tối. Bởi sự vọng động trong tâm hồn,
con người nhìn cảnh vật hay nhìn cuộc đời cảm thấy cô đơn làm sao! lạc lõng, nhỏ
bé làm sao trước “thời gian va động những cung sầu!”
Ta đứng lên
gọi đò
bên bờ sông lau lách
lá tử sinh cháy đỏ cuối
ghềnh xa
lòng dừng lại, nhìn
thời gian huyễn hoặc
chẳng bao giờ thấy hết
cõi người ta
Tiếng gọi đò là sự tìm
kiếm một con đường giải thoát. “Bờ sông lau lách” là trần gian, con sông là sự
ngăn cách giữa ta và chân lý, đò chính là đạo, là con đường đưa ta đến bờ giải
thoát bên kia. Nhà thơ gọi đò trong vô vọng. Bởi vì gọi đò mà tác giả không thấy
đò đâu, lại thấy “lá tử sinh cháy đỏ cuối ghềnh xa” nghĩa là thấy sự chết chờ
ta ở cuối cuộc đời để cho “lòng dừng lại, nhìn thời gian huyễn hoặc” nghĩa là
quán được tác động của thời gian trên mọi biến đổi của đời. Từ đó tác giả thốt
lên một câu nói bi quan: “chẳng bao giờ thấy hết cõi người ta”. Không bao giờ
thấy hết cõi người ta bởi vì cõi người ta đang nằm trong giấc ngủ triền miên mê
muội, là ở trong bóng tối của đêm đương xuống “giữa triền non vắng lặng”, “bên
bờ sông lau lách”, là “lạnh buốt cả ngàn dâu”, là ‘mong manh của gió”, là “va động
những cung sầu”, là “tử sinh ở cuối ghềnh xa”. Vế thơ cho ta thấy con đường cụt
của cuộc đời. Tác giả đứng đây bên dòng sông ngăn cách, nhìn bờ giải thoát bên kia, biết có con đò đưa ta qua bên ấy nhưng
tiếng gọi đò vọng lên trong cô quạnh, làm va động thời gian, làm hiện thấy lá tử
sinh cháy đỏ ở cuối ghềnh xa, hay đúng hơn thấy hoảng sợ vì sự chết, sống của
ngàn kiếp con người nhiều như lá cây cháy đỏ cuối rừng.
Bởi vì đâu con đò không
hiện ra? Tác giả chưa thể nào qua sông được. Xin đọc ở vế thơ sau:
Chừ bẻ kiếm đi vào sơn
cốc
chợt hôm kia
đầu đá
mọc thành hoa
nỗi vinh hiển như bóng
trăng chẳng thực
giọt sương trời, rơi
vỡ cánh hà sa
Rõ ràng tác giả còn
mang theo bên mình cây kiếm. Chính cây kiếm làm cho con đò không thể hiện ra. Cây
kiếm là hiện thân của vũ lực, là trở ngại khi con người còn mang nó bên thân
hay mang nó trong lòng khi muốn qua con thuyền từ ái để đến bến bờ chỉ chứa có
yêu thương. May thay, tác giả đã “bẻ cây kiếm đi vào sơn cốc” để ở đó tịnh tâm
chờ con đò mà mình mong ước. Rồi thì “chợt hôm kia/ đầu đá/ mọc thành hoa/ nỗi
vinh hiển như bóng trăng chẳng thực/ giọt sương trời, rơi vỡ cánh hà sa””. Ấy là
cái ngày sự kiện xảy ra trong linh hồn tác giả . Đầu đá mọc thành hoa chỉ là hình ảnh ánh trăng
chiếu trên đá, tức thì tác giả chứng ngộ được tất cả sự vinh hiển của đời nầy chỉ là phù phiếm
mà thôi. Sự vinh hiển của trần gian kia cũng chỉ có như sự long lanh trên đầu cục
đá, nhận từ bóng trăng chẳng thực. Chính giọt sương nhỏ nhoi kía khi rơi trên đá
cũng làm cho ánh trăng nhoà đi, làm cho sự vinh hiển giả tạo rơi vỡ. Hoa sen là
biểu tượng chân lý cứu độ của đời. Theo Hán tự “hà sa’ là sen rụng. Sen là loài
hoa tượng trưng cho đạo Phật, cho sự giác ngộ phật pháp, giác ngộ được những chân
lý tốt đẹp. Ỏ đây sự vinh hiển giả tạo của hợp duyên trăng và đá bị sự nhỏ nhoi
như giọt sương làm cho vỡ nát, kéo theo cánh hoa sen rơi rụng, nghĩa là làm cho
chân lý tốt đẹp tan ra mây khói bởi sự vinh hiển giả tạo kia vấy bẩn chân tâm.
giấc ngủ xuống
giữa hoang liêu của núi
Vượn rừng sâu mê mãi
cây cành
Ta hát khẽ
Vang vang bầu vọng tưởng
Trái nhân tình
Muôn thuở chẳng màu
xanh!
Trong bóng đêm của trần
gian khác chi trong chốn núi rừng hoang liêu, loài người khác chi những đàn vượn
từ đời nầy qua đời kia luẩn quẩn trên cây, cành. Đến đây cái tâm nhà thơ đã ở
ngoài biến động của cảnh giới, đã vượt qua hỉ, nộ, ái, ố của tình người muôn
thuở không bao giờ tốt đẹp. Đến đây nhà thơ không còn là người lặng ngụp trong
bóng đêm khổ đau đó, nên người đã bình tâm cất tiếng hát khẽ về những điều kia,
về bầu vọng tưởng, về trái nhân tình biến sắc đã ở ngoài cõi tâm linh của mình.
Bây giờ tâm đã tịnh,
hồn đã thanh, tác giả không cần đến con đò mà vẫn qua sông:
ta chống gậy
qua sông
không bè bạn
cọng cỏ bên đường lất
phất trông theo
mỗi câu thơ là mỗi
trang cao sĩ
thoảng hương trầm
trong nỗi nhớ trong
veo
Người đã qua sông một
mình trong thanh tịnh. Cảnh bây giờ không còn cô liêu lạnh giá nữa, cho đến cọng
cỏ bên đường cũng trở nên thân mật “lất phất trông theo”. Tác giả đã được giải
thoát khổ đau, chứng nhiệm được thơ chính là hương vị giải thoát dậy lên trong
tâm hồn tác giả. Thơ bây giờ ở trong vạn vật, thơ bao trùm không gian với hương
trầm, thoảng ý nghĩa cao siêu, với nỗi nhớ không dằn vặt, không ưu tư về quá khứ,
bình tịnh trong tâm hồn được tác giả diển tả bằng hai chữ “trong veo”. Như thế
thơ chính là nguồn sáng của chân lý mà tác giả đã chứng ngộ được. Và khi đã chứng
ngộ được thơ thì dòng sông ngăn cách đến chân lý không còn:
chừ với đá, ba đời giấc
ngủ
viễn khách ơi!
viễn mộng nào đây?
phù phiếm quá,
con sông không chảy
và bờ kia,
hiển hiện bờ nầy!
Không còn dòng sông
nghĩa là không còn ngăn cách giữa hiện thực và cứu cánh, giữa ngục tù trần gian
và cõi giải thoát viên mãn. Tác giả thấy được hằng hằng kiếp kiếp đời người là
viễn khách miệt mài trên con đường viễn mộng. Con người vì u mê, suy tư không
chánh niệm thì cũng giống như đầu đá không có suy tư, cho nên thấy dòng sông phù
phiếm chảy muôn đời ngăn cách ta và chân lý. Sự thật “con sông không chảy/ và bờ
kia/ hiển hiện bờ nầy”. Khi con mắt nhìn thấy chân lý tinh tường thì nghịch cảnh,
trở ngại, khổ đau tan biến. Bấy giờ bến mê và bờ giải thoát ở cạnh bên nhau, chỉ
cần “chống gậy” bước đi thì sẽ “qua sông”.
Suốt bài thơ tác giả
không dùng từ cao siêu nhưng ý nghĩa thì sâu nhiệm triết lý thâm sâu Phật pháp.
Tiếng thơ như tiếng đàn
rung động giữa trời trăng bao la, bên sườn non vẳng lặng, cạnh dòng sông bát ngát.
Đó là hình ảnh cuộc đời được mô tả trong cái đẹp phù phiếm của trần gian. Hình ảnh
người thơ “bẻ kiếm vào sơn cốc”, “chống gậy qua sông” như bức tranh hùng vĩ của
người cô đơn đi tìm chân lý trên đời. Và “ bờ bên kia/ hiển hiện bờ bên nầy!” là
niềm vui cao siêu, là bờ giải thoát tuyệt vời cho ngàn kiếp nhân sinh trôi lăn
trong vòng tối tăm ảo ảnh.
Thơ như tiếng chuông đồng vọng vào lòng người, càng nghe càng thấy an vui, êm ái, bình tịnh trong tâm hồn ./.
Thơ như tiếng chuông đồng vọng vào lòng người, càng nghe càng thấy an vui, êm ái, bình tịnh trong tâm hồn ./.
Châu
Thạch
Giấc Ngủ Của Đá
Giấc ngủ xuống
giữa triền non vắng lặng
bóng ai về lạnh buốt cả ngàn dâu
tay chạm khẽ
vào mong manh của gió
bỗng trần gian va động những cung sầu
ta đứng lên,
gọi đò,
bên bờ sông lau lách
lá tử sinh cháy đỏ cuối ghềnh xa
lòng dừng lại, nhìn thời gian huyễn hoặc
chẳng bao giờ thấy hết cõi người ta
chừ bẻ kiếm đi vào sơn cốc
chợt hôm kia
đầu đá
mọc thành hoa
nỗi vinh hiển như bóng trăng chẳng thực
giọt sương trời, rơi vỡ cảnh hà sa
giấc ngủ xuống,
giữa hoang liêu của núi
vượn rừng sâu mê mải cây cành
ta hát khẽ,
vang vang bầu vọng tưởng
trái nhân tình
muôn thuở chằng màu xanh!
ta chống gậy,
qua sông,
không bè bạn
cọng cỏ bên đường lất phất trông theo
mỗi câu thơ là mỗi trang cao sĩ
thoảng hương trầm
trong nỗi nhớ trong veo
chừ với đá, ba đời giấc ngủ
viễn khách ơi!
viễn mộng nào đây?
phù phiếm quá,
con sông không chảy!
và bờ kia,
hiển hiện bờ này!
bóng ai về lạnh buốt cả ngàn dâu
tay chạm khẽ
vào mong manh của gió
bỗng trần gian va động những cung sầu
ta đứng lên,
gọi đò,
bên bờ sông lau lách
lá tử sinh cháy đỏ cuối ghềnh xa
lòng dừng lại, nhìn thời gian huyễn hoặc
chẳng bao giờ thấy hết cõi người ta
chừ bẻ kiếm đi vào sơn cốc
chợt hôm kia
đầu đá
mọc thành hoa
nỗi vinh hiển như bóng trăng chẳng thực
giọt sương trời, rơi vỡ cảnh hà sa
giấc ngủ xuống,
giữa hoang liêu của núi
vượn rừng sâu mê mải cây cành
ta hát khẽ,
vang vang bầu vọng tưởng
trái nhân tình
muôn thuở chằng màu xanh!
ta chống gậy,
qua sông,
không bè bạn
cọng cỏ bên đường lất phất trông theo
mỗi câu thơ là mỗi trang cao sĩ
thoảng hương trầm
trong nỗi nhớ trong veo
chừ với đá, ba đời giấc ngủ
viễn khách ơi!
viễn mộng nào đây?
phù phiếm quá,
con sông không chảy!
và bờ kia,
hiển hiện bờ này!
Minh Đức Triều Tâm Ảnh