Đọc "Tiệc Rượu Giữa Đồng" của Lê Đăng Mành
- Châu Thạch
Nhiều người hiểu chữ “Lãng
Mạn” có nghĩa đen là “sóng tràn bờ”, là một trạng thái cảm xúc bay bổng, phản
ảnh một ước mơ của khát vọng vươn lên trên thực tại. Nếu đúng nghĩa là như vậy
thì bài thơ “Tiệc rượu giữa đồng’ cúa Lê Đăng Mành là một bài thơ rất lãng mạn
và lãng mạn ngay
từ cái đầu đề. Thật vậy, có mấy ai mở tiệc rượu giữa đồng.
Tiệc rượu đó nếu không là ngông, là kỳ quặc thì phải có ý nghĩa gì vượt xa sự
thường tình ở đời. Đọc toàn bộ bài thơ ta thấy nó không ngông, không kỳ quặc mà
phát hiện ở đó bày tỏ một nhân cách sống thanh bần và cao thượng:
Chiều sắp xuống tung lưới
quẳng về tây
Vội
vã khói mây tiễn cuộc hao gầy
Hư
không có biết mai còn gặp lại
Thôi
tới đây cạn chén giữa ruộng này
Kênh-
mương- bờ - thửa, mâm bàn tiếp bạn…
Lấp
lánh hôn hoàng nghiêng vạt cò chao
Bát
ngát mênh mông như tranh thủy mặc
Rượu
chay chén chuyển khiếp tận vườn đào*
Hắt
một chén nhâm nhi cùng gió lộng
Không
cao lương nên chẳng móc chuyện người
Chén
tiếp chén …tay chuyền tay dân dã
Kiếp
nông bần uống rượu… cũng kiệm lời
Chẳng
khoa trương chuyện thương nòi yêu nước
Mà
sử sách ghi mỏi trang bốn ngàn
Chân
lấm tay bùn trí soi văn sách
Khoa
bảng vọng đồng văn thánh còn ngân
Hắt
chén nữa ruộng mương là chăn chiếu
Có
ói đây cũng phân bón đất cày
Cho
mầm tươi nứt- trổ bông hào kiệt
Dẫu
tắt hơi ! thân hóa cỏ đê này
Lý
lịch trơn nhờ bùn đất tắm gội
Hãy
giữ gìn tinh khiết khi lỡ say
Như
sen kia chẳng làm dơ nguồn cội
Vẫn
ngát hương thơm hiến cuộc đời này…!
LĐM
*Nơi
anh em Lưu Bị kết nghĩa
Vế
đầu của bài thơ giới thiệu một tiệc rượu mở ra trên đồng ruộng trong khung cảnh
buổi chiều bóng ngã vể tây. Lý do để mở tiệc là vì tác giả sợ đời là hư không
nên biết đâu không còn cơ hội gặp nhau . Đọc vế thơ nầy ta biết ngay tác giả
dùng bữa tiệc trên đồng ruộng hoặc hư cấu một bữa tiệc như thế để bày tỏ phong
cách sống của mình trong những tháng năm vào tuổi Hạc:
Chiều sắp
xuống tung lưới quẳng về tây
Vội vã khói mây tiễn cuộc hao gầy
Hư không có biết mai còn gặp lại
Thôi tới đây cạn chén giữa ruộng
này
“
Chiều gần xuống kéo lưới quăng về tây” là hình ảnh sống động chỉ sự sắp ra đi ở
cuối đời người. Buổi chiều của thời gian chỉ kéo ánh sáng quăng về tây nhưng
buổi chiều của đời người thì kéo tất cả vào cái lưới trời lồng lộng quăng vào
trong bóng tối. Vậy chữ “tây” ở đây là bên kia thế giới của sự sống hiện tại.
“Thôi tới đây cạn chén giữa ruộng nầy”: Vì “chiều” thể hiện cho cuộc đời còn
lại, “tây’
thể hiện cho thế giới chết bên kia nên “ruộng” ở đây thể hiện cho đất sống hiện
tại và “rượu” là niềm vui cần hưởng thụ.
Bốn
câu thơ mở đầu đã thể hiện ngay một cách sống vô vi, ung dung và tự tại: Chiều
ngã về tây nên ta uống rượu có nghĩa là sắp lìa bỏ đời nầy ta mau hưởng thú vui
trên đất. Thú vui trên đất mà Lê Đăng Mành chủ xướng chỉ
là một tiệc rượu đơn sơ đạm bạc nhưng đó là linh hồn của sự thắm thiết và tinh
hoa của đất trời nơi nhà thơ đang sống:
Kênh- mương- bờ - thửa, mâm bàn
tiếp bạn…
Lấp lánh hôn hoàng nghiêng vạt cò
chao
Bát ngát mênh mông như tranh thủy
mặc
Rượu chay chén chuyển khiếp tận
vườn đào*
Mâm
bàn tiếp
bạn ở đây là đồng ruộng thân yêu. Rượu ở đây là phong cảnh hữu tình và say ở
đây là say hơn cả nghĩa vườn đào mà anh em Lưu Bị ngày xưa kết ước. Một cuộc
rượu như thế là cuộc rượu không phải của người phàm phu, vì rượu ở đây là hương
vị thơm tho, đẹp đẽ của đất trời trải ra trước mắt mênh mông, cao rộng với biết
bao màu sắc bày ra trước mắt những con người có tâm hồn thanh tao đầy thẩm mỹ.
Bàn rượu và rượu là thứ đời nầy chưa hề có ai đem
ra mở tiệc nhưng cách uống của nhà thơ cũng khác lạ:
Hắt một chén nhâm nhi cùng gió lộng
Không cao lương nên chẳng móc
chuyện người
Chén tiếp chén …tay chuyền tay dân
dã
Kiếp nông bần uống rượu… cũng kiệm
lời
Chẳng khoa trương chuyện thương nòi yêu
nước
Mà sử sách ghi mỏi trang bốn ngàn
Chân lấm tay bùn trí soi văn sách
Khoa bảng vọng đồng văn thánh còn ngân
“Hắt
một chén” có nghĩa là không phải uống vào bụng mà làm cho rượu bay ra không
gian. Đây là khẩu khí của những con người hào kiệt rưới rượu giữa đất trời, bày
tỏ khí phách hiên ngang của mình cùng sông núi.
Những
chén tiếp theo nhà thơ chuyền tay cho bạn mình là những con người dân dã, nông
bần, “kiệm lời” vì mang tâm tư sâu kín. Họ chẳng khoa trương vọng ngữ nhưng
“Chân lấm tay bùn mà trí soi văn sách” Hai vế thơ nầy bày tỏ khí phách cúa
những con người nhập tiệc, sự điềm đạm tỉnh táo của lớp người có nhân cách
trước thế gian. Họ chỉ là người dân dã nhưng minh triết ở tâm hồn.
Vế tiếp theo có khẩu khí sảng khoái nhất của
bài thơ, như anh chàng nông dân lại múa kiếm nhuần nhuyển giữa đất trời, toát
ra cái hào khí ngất trời từ trong chiếc áo nâu:
Hắt chén nữa ruộng mương là chăn
chiếu
Có ói đây cũng phân bón đất cày
Cho mầm tươi nứt- trổ bông hào
kiệt
Dẫu tắt hơi! thân hóa cỏ đê này
Cái
hào khí trong chiếc áo nâu đó nhà thơ muốn không chỉ có ở đời nầy mà nó phải
lưu truyền cho thế hệ sau. Dùng ruộng mương làm chăn chiếu, ói cái chất văn
chương minh triết của mình để bón phân cho đất, và chôn xác mình nơi đây để hoá
cỏ cho đời là lý tưởng tuyệt đối của nhà thơ. Lý tưởng đó không khó với người
nông dân bình thường nhưng rất khó với người nông dân trí thức vì chim cánh
rộng thì phải bay xa, mấy ai làm kẻ sĩ lại chôn chân mình nơi đồng ruộng được
đâu. Nhưng nếu kẻ sĩ chôn được chân mình
nơi đồng ruộng thì nó sẽ biến thành đóa sen đẹp hoàn toàn như vế chót của bài
thơ:
Lý lịch trơn nhờ bùn đất tắm gội
Hãy giữ gìn tinh khiết khi lỡ say
Như sen kia chẳng làm dơ nguồn cội
Vẫn ngát hương thơm hiến cuộc đời
này…!
Cuộc
đời nầy rất cần nhiều nhân vật trong thơ Lê Đăng Mành vì mấy ai chịu “giữ gìn
tinh khiết khi lỡ say”, bởi vì họ chẳng say “Tiệc rượu giữa đồng” mà say trên
bàn cao ghế đẹp.
Bài thơ “Tiệc rượu giữa đồng” là một triết
lý sống thanh
cao lồng trong một phong cách sống thanh bần. Ý
nghĩa của bài thơ thật sâu xa lồng trong lời thơ thanh thoát. Rất
tiếc người bình không viết đạt những gì mình cảm nhận trong thơ ./.
Châu Thạch