Ác Mộng Sói Và Cừu - Lu H à
Mê man giấc ngủ trưa
Mộng huyễn ồ hay chưa
Mơ thấy cừu và sói
Ôn lại chút tình xưa…
Hai mỏm đá gần nhau
Thăm thẳm vực suối sâu
Buồn đôi bên cách trở
Con cừu ứa lệ sầu !
Sói khoe khu mình ở
Rừng cỏ non chan chứa
Khóe hạnh cừu tuôn rơi!
Dưới chân toàn sói đá
Thôi sang đây hỡi bạn
Để chia ngọt sẻ bùi
Bướm hoa mừng xao xuyến
Chim cúc trái ngậm ngùi
Cừu giơ hai chân trước
Sói rón rén từng bước
Lẹ làng kéo bạn sang
Bỗng há mồm nuốt ực
Cừu kêu lên dãy dụa
Vùng vẫy mình đầy máu
Sói sướng rên ằng ặc
Thịt mày tao khoái khẩu !
4.10.2014 Lu Hà
Qủa là ban ngày tớ có suy nghĩ về đời sống
con người, vể tình bạn và phản bội. Hiểu lầm và oán hận, thâm thù và buồn bực….
Nên trong giấc ngủ trưa tâm trí tớ lạc vào miền vô thức cõi hư vô. Tớ mơ thấy một
con sói và một con cừu tỉ tê trò chuyện tâm sự về tuổi thiếu thời chúng từng là
bạn của nhau. Sau đó theo cha mẹ mà phải sống cách xa nhau. Nhưng tình cờ lại
trông thấy nhau từ hai mỏm núi gần nhau, phía dưới là vực suối sâu thăm thẳm
vách đá lởm chởm nhiều cỏ lau gai góc. Chênh vênh trên hai khoảng không gian
riêng biệt. Sói mời bạn sang bên mình chơi có lắm cỏ non hơn và tớ mơ thấy miệng
con sói ngoạn chặt đầu con cừu…. Một giấc ác mộng kinh hoàng và tỉnh dậy được kể
lại bằng thơ.
Ác mộng có thể là dấu hiệu của bệnh
Parkinson. Những giấc mơ kinh hoàng vào buổi đêm có thể là một trong những dấu
hiệu đầu tiên của căn bệnh Parkinson, theo các nhà khoa học. Những người mà kêu
la hay khóc lóc trong khi ngủ có thể mắc bệnh này một vài năm sau đó.
Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng những
người bị bệnh "Rối loạn giấc ngủ REM" – bao gồm mơ ác mộng và bất ngờ
vận động trong khi ngủ - thường dễ mắc bệnh Parkinson và các bệnh mất trí nhớ
khác.
Trường hợp của tớ thì càng không phải là một
chứng bệnh rối loạn thần kinh. Tuy là một câu chuyện kinh hoàng, hoang tuởng thần
thoại, nhưng xét cho cùng lại mang một ý nghĩa triết học nhân văn ngụ ngôn siêu
hình. La Fontaine là một thi sĩ người Pháp có trí tưởng tượng siêu đắng. Ông ta
đã viết ra được, nghe nói khoảng 320 bài thơ ngụ ngôn gọi là Fabeln, lấy loài vật
để mang tính tượng trưng nói về con người.
Mỗi nước, mỗi khu vực và mỗi thời kỳ văn học
nhất định có những tên gọi khác nhau cho thể tài ngụ ngôn, theo đó đặc trưng thể
loại cũng có những điểm dị biệt. Chẳng hạn tên fable ở Pháp, basnia ở Nga chỉ
những truyện rất ngắn bằng thơ hoặc văn xuôi nêu thẳng ra một kết luận đạo lý,
kết luận này khiến cho câu chuyện có ý nghĩa phúng dụ. Phần kể truyện của những
câu chuyện dạng này khá giống truyện cổ tích (nhất là những truyện cổ tích về
các loài vật), với giai thoại; phần đạo lý của nó gần với tục ngữ, cách ngôn. Về
nội dung nó hướng tới chất "hiền minh" sâu sắc của trật tự tôn giáo
hoặc đạo đức.
Ở Trung Quốc, ngụ ngôn cổ đại thâm nhập vào
sách triết luận và chính luận của "chư tử" như Trang Tử, Mạnh Tử, Hàn
Phi Tử..., vào các truyện kể trung đại như Bình thoại, Thoại bản và vào cả tiểu
thuyết Đông Chu liệt quốc của Phùng Mộng Long.
Nhà tớ cũng có một cuốn sách thơ ngụ ngôn của
La Fontaine, nhưng tớ chẳng có hơi sức đâu mà đọc cho tốn thời gian, nhiều chữ
phải tra từ điển. Tớ thấy thơ phú của họ không có âm điệu nhạc tính như thơ Việt
Nam hay như đường thi của Tàu.
Ví dụ ngay trang đầu là bài: “ Die Grille
und die Ameise “ nghĩa là con sập sành hay bọ ngựa và con kiến.
“Die Grille, die den Sommer lang
zirpt und sang:
Litt, da nun der Winter droht,
harte Zeit und bittre Not:
Nicht das kleinste Würchen nur,
und vonFliegen keine Spur!
Und vor Hunger weined leise,
schlich sie sie zur Nachbarin Ameise, ….“
Tớ trích vài câu một bài thơ Pháp được dịch
ra tiếng Đức và cách gieo vần theo văn phạm Đức. Các bạn thấy không rất giống
thơ 8 chữ của ta theo vần lưng nối tiếp nhau bởi các chữ:
lang, sang,droht, not, nur, spur, leise,
Ameise.
Qua bài thơ tớ hiểu đại khái là: Con bọ ngựa
cả mùa hè dài nhảy nhót hát lên. Mùa đông sẽ đe dọa nạn đói, một thời gian đau
khổ đắng cay, sẽ không còn miếng xúc xích nào, ruồi muỗi cũng không còn dấu vết.
Nó cứ rên rỉ khuấy động bà kiến hàng xóm…Bà kiến cũng phải bực mình mắng mỏ.
Khó khăn mấy thì ai cũng phãi chịu, hãy nên gìn giữ nhân cách của mình, đừng
nài nỉ van xin người ta nữa. Khi mùa gặt chưa tới, ai cũng phải lo toan tính
toán, tư bản lãi xuất nhà băng… Đại để người Việt Nam ta cũng có câu: Giấy rách
giữ lề, người đẹp vì nết luá tốt vì phân vân vân và vân vân…
Thôi tớ cũng chẳng ngô nghê dịch hết cả bài
thơ làm gì? Tuy rằng cũng có ý nghĩa dăn dạy đời nhưng với người Việt Nam hoàn
toàn vô nghĩa. Ngôn ngữ, âm điệu, thơ gì mà ngang phè phè như văn xuôi. Tớ lại
không phải là một Xuân Diệu thích thơ Pháp. Tớ chỉ quan tâm đến bài thơ của tớ
làm ra sau khi ngủ dậy mà thôi:
“Ác Mộng Sói Và Cừu “
Con sói và con cừu là hai bản chất khác
nhau. Một hung giữ chỉ thích ăn thịt kẻ khác, một thì hiền lành chỉ ăn cỏ. Chả
thế ngày xưa Chúa Jesus đã gọi giáo dân của mình là những con cừu và tự ví mình
như chủ chăn. Tớ mơ thấy con cừu và con sói tâm sự với nhau nhắc lại tình bạn
xa xưa và muốn hòa hợp hòa giải về những bất đồng ý thức và về nòi giống. Giống
như cộng sản và đồng bào tỵ nạn vậy. Công sản ra chiêu bài hòa hợp hoà giải. Vì
bất đồng tranh cãi , oán thù nợ máu nên hoà giải, chung sống tin tưởng với nhau
cho thật hòa hợp
“Mê man giấc ngủ trưa
Mộng huyễn ồ hay chưa
Mơ thấy cừu và sói
Ôn lại chút tình xưa…“
Có thể trong giấc ngủ say, tố hoàn toàn mất
khả năng kiểm soát trí não. Tâm hồn thơ đã đưa tớ lạc vào miền vô thức và cho tớ
thấy những cảnh vật thần tiên, hay quỷ thần, siêu hình, siêu tự nhiên?
Theo nhà phân tâm học Sigmar Freud: Vô thức
là những quá trình xảy ra trong tâm trí của con người, xảy ra một cách tự động,
không thể dùng ý chí để điều khiển. Nó bao gồm các quá trình tư duy, trí nhớ,
và các động cơ tiềm ẩn.
Vô thức được ví như phần chìm của tảng băng
tâm linh, góp phần quyết định trong việc hình thành các khuynh hướng của mỗi cá
nhân. Trong vùng vô thức liên tục diễn ra cuộc đấu tranh giữa bản năng với bản
ngã, giữa phần "con" và "người" và bản năng sẽ bị dồn nén lại
trong hàng rào kiểm duyệt (censure) không cho vượt qua lên tầng ý thức được.
Nên những xung lực này chỉ biểu hiện phần nào trong các giấc mơ. Vô thức nằm ở
đáy sâu tăm tối của tâm linh nên không thể thực nghiệm và không thể khảo sát được
bằng các trắc nghiệm.
Tuy là giấc mơ thôi nhưng trình tự lại diễn
ra rất logich và rất biện chứng, mang tính triết học hẳn hoi.
“Hai mỏm đá gần nhau
Thăm thẳm vực suối sâu
Buồn đôi bên cách trở
Con cừu ứa lệ sầu “
Con cừu tâm địa hiền lương cũng như một tâm
hồn thĩ sỉ phải thật thà, dễ xúc động xúc cảm. Con cừu đã khóc khi nhớ lại những
kỷ niệm thiếu thời với bạn sói nhự ngày xưa chúng ta đều là học sinh cả duới
mái trường xã hội chủ nghĩa, đều mang khăn quàng đỏ và muốn đạt danh hiệu cháu
ngoan bác Hồ gì đó? Nhưng lớn lên thì chịu ảnh huởng giáo dục khác nhau, truyền
thống đạo đức gia đình cũng khác nhau. Anh được đảng tẩy não thành con sói giữ,
tôi theo gia đình sang Hoa Kỳ tỵ nạn sống nề nề nếp gia giáo thì tôi vẫn là con
cừu chân thành tâm hồn tôi trong sáng.
Nhưng bản chất lưu manh ác độc, sói biết
đươc bản tính cừu tốt bụng, thật thà tin bạn. Sói dụ dỗ cừu sang bên mỏm núi này
chơi với sói. Giống như Đảng cộng sản với chiêu bài khúc ruột ngàn dặm dụ dỗ đồng
bào hải ngoại có vốn tiền tài kỹ thuật trổ về xây dựng tổ quốc, thuế khoá và rất
nhiều khoản ưu tiên đãi ngộ khác rất hời…
“Sói khoe khu mình ở
Rừng cỏ non chan chứa
Khóe hạnh cừu tuôn rơi!
Dưới chân toàn sói đá“
Và vì cuộc sống mưu sinh, vì lợi nhuận
tương lai hứa hẹn và cừu chấp thuận sang thăm nhà sói, tiện lợi có thể kết hôn
sinh con đẻ cái và ở luôn.
“Thôi sang đây hỡi bạn
Để chia ngọt sẻ bùi
Bướm hoa mừng xao xuyến
Chim cúc trái ngậm ngùi“
Qùa vậy cừu đã mềm lòng sang với sói truốc
nhửng lòi phỉnh phờ huynh đệ, ca ca muội muội, cùng là văn thi sĩ cả, nghệ sĩ cả…
“Cừu giơ hai chân trước
Sói rón rén từng bước
Lẹ làng kéo bạn sang
Bỗng há mồm nuốt ực “
Kết quả là cuộc đời cừu tan nát, không những
mất hết tương lai nghệ thuật sáng tạo gì, tri thức văn hóa quái gì mà ngay cái
mạng sống của mình cũng tiêu tùng luôn.
“Cừu kêu lên dãy rụa
Vùng vẫy mình đầy máu
Sói sướng rên ằng ặc
Thịt mày tao khoái khẩu !“
Bài thơ ngụ ngôn này gọi là ác mộng cũng
không phải vì không có hình ảnh con người, hay hình ảnh rùng rợn thời cải cách
ruộng đất hàng vạn nông dân bị đội cải cách của ông Hồ chôn sống hoặc bỉ cày bừa
lên đầu, bay búa rìu dập vỡ sọ kiểu lính Polpot, hay hàng triệu người Do Thái
trong lò hơi ngạt ở trại Auschwitz thời Dức quốc xã.
4.10.2014 Lu Hà