Xóm Không Chồng - Thúy Ngân
truyện
ngắn
Hồi tôi dọn về nơi cư ngụ mới chỉ lác đác
vài chục hộ. Nơi ấy có tên là Xóm Động. Có lẽ vì dân cư thưa thớt, hay vì xung quanh là động cát trắng, hoang vắng.
Chắc chắn lý do thứ hai đúng hơn. Bởi chỉ cần đi xuống phía nam khoảng 500m là
những đồi cát không cao lắm, xung quanh là bãi xương rồng bản lớn, loại
cây rất kiên cường với nắng, gió. Bên cạnh
đó còn có những lùm me dương, mắt mèo um tùm.
Động cát là nơi vui chơi của đám
con nít ban ngày, nhưng khi hoàng hôn bắt đầu trốn sau đường mây thì nó trở
nên đầy ma mị, nhất là những đêm có
trăng. Sau này người đến ở đông hơn, dân tận dụng đồi cát làm giá ăn và bán – xóm
có cái tên mới là xóm Động Giá. Ngoài ra xóm còn có cái tên khác nữa là xóm không chồng.
Đêm còn ngủ mê, hay những đêm mảnh trăng
muộn vẫn hờ hững ở phía tây. Nàng còn nuối tiếc không gian sâu lắng của riêng
mình, dù nàng có vàng võ, hay rực rỡ đi nữa đều có chung một cảm giác buồn. Tiếng
gió thì thầm như thở dài. Hơi sương lành lạnh lan tỏa, đâu đó tiếng gà gáy điểm
canh, Thời gian, không gian quyện vào cảnh vật xen lẫn tâm trạng sao mà liêu
trai huyễn hoặc đến thế. Có nhiều buổi sớm như sớm nay, khi mới bước ra khỏi
giường mở cửa luôn cho ta cảm giác rùng mình.
Tiếng động nhà bà Tư bánh bèo là gần nhất
vì sát hông nhà tôi. Tiếng Bà khua con dậy cứ
như pháo liên thanh chát chúa.
-
Thằng Út dậy đi, đánh răng rửa mặt, chuẩn bị bài đi học. Tiếng bà réo thằng Út,
lúc thì hối thúc đứa con gái lấy dùm vật này, vật nọ
- Con Hai lấy cho má cái tô, rồi lấy quanh
gióng để sẵn đó. Xong rồi ra giếng gánh mấy đôi về để có nước mà xài- nghe
không Hai?
Bà hò hét ỏm tỏi, làm người ta liên tưởng đến
một trại lính đến giờ điểm danh. Nhà bà có nhiều nhặn gì cho cam, chỉ có bốn mẹ
con mà làm buổi sáng náo động. Rồi rục rịch đến nhà khác, cái điệp khúc đó lặp
đi, lặp lại đến quen thuộc
XÓM KHÔNG CHỒNG: Tôi không thể hiểu tại sao
người ta lại gọi như vậy. Cái tiếng xóm động giá hay xóm không chồng thì ai
cũng biết. Bạn chỉ cần sang chơi khu lân cận có ai hỏi - bạn trả lời, là người
ta biết rành rẽ về địa hình, cả lịch sử. Dân trong xóm phần lớn là người từ nơi
khác tới lập nghiệp , khai hoang, đa phần là nghèo. Dân bản xứ rất ít, gia cảnh
họ cũng chẳng khá hơn. Sau một thời gian đã quen với mọi người. Tôi đem chuyện
hỏi bà Ba lớn tuổi nhất xóm, thì được Bà cho hay là: “ Xóm, số đông toàn là đàn
bà đơn thân với con nít, còn đàn ông rất ít. Một phần họ đi làm xa, vì ở đây không làm ăn được gì với cái động
cát nóng như rang, nước sinh hoạt rất hiếm. Một phần vùng đất này có duyên với
những mảnh đời đầy trắc ẩn như: Bà Ba chồng chết vì tai biến, cô Thu chồng theo
vợ bé, hai chị em nhà con Gái không chồng nhưng cứ mang bầu lia chia… ông giáo
Hải … còn…!!!
Nghe bà Ba liệt kê một số dẫn chứng quả là
chẳng sai tí nào. Những người đàn bà nhỏ bé, với hình hài khô đét, đen nhẻm, đầu
tóc luôn cột một cục sau gáy bằng những sợi dây thun, những chiếc áo bà ba, hay
bộ đồ đã ngả màu cháo két, thêm chiếc quần xếp lồng đèn co trên mắt cá mấy khi
được ủi thẳng thớm. Điều làm Tôi yêu cái xóm này là sự chịu đựng của con người
và tình tương thân tương ái.
Cụ thể như gia đình nhà chị Sáu. Anh Sáu
không biết bệnh gì mà đột ngột qua đời. Nhà anh nghèo, vợ không việc làm, hai đứa
con, đứa mới lên ba, đứa chập chững biết đi. Anh Sáu là lao động chính, giờ anh
không còn mọi gánh nặng đổ hết lên vai người vợ trẻ.
-
Có mấy con cá tau để lại mi đem kho cho sắp nhỏ nó ăn. Ráng đi con, rối đâu vào đấy thôi. Lo cho tụi
nhỏ đừng để tụi nó bệnh rồi khổ thêm.- Tiếng bà Tư Chàm. (vì bà là người Chăm).
- Dạ
- con cám ơn bà Tư- Tiếng chị Sáu trả lời.
Bà cứ cho con thế này thì lỗ vốn, bán buôn lời có mấy đồng đâu. Lần sau bà đừng
cho con nữa.
-
Ôi dào ! Vì lời không đáng nên tau mới đem về, thôi lo cơm cho tụi nó đi- bà dzề
nha con.
- Dạ
, bà về - Con cám ơn. Giọng chị như bị nghẹt ở mũi.
Rồi
còn chuyện anh Tèo Quế. Anh Tèo thương chị Lài xóm trên , đã nghèo lại không biết
chữ. Thương mà không dám ngỏ lời. Những lúc buồn anh hay nghêu ngao hát; “ Đời
tui cô đơn nên iêu ai cũng cô đơn, đời tui cô đơn, iêu ai cũng không thành…” Thấy
vậy ông giáo Hải hỏi thăm:
-
Tèo! Mày bị sao mà hát hoài có một câu đó, yêu cô nào hả , nói thầy nghe.
- Dạ-
có thương ai đâu Thầy. Anh Tèo mắc cỡ lấy tay gãi đầu.
-
Khỏi dấu đi con, nhìn điệu bộ mày là thầy biết mày đang tương tư, nói xem- Thầy
Hải mở lời.
- Dạ…dạ…
con thương cô Lài. Như Thầy biết, nhà con nghèo, lại hổng biết chữ, sợ cổ chê.
Anh Tèo tâm sự- Cô Lài cũng nghèo như con nếu lấy nhau về thì làm sao sống Thầy ha.
-
Nhưng mi có thương nó thật tình không? Ý cô Lài thế nào? Thầy hỏi.
- Cổ
cũng …anh Tèo lại gãi đầu! Thôi biết rồi, để đó thầy lo cho.
Không
biết ông giáo làm cách nào mà tháng trước, tháng sau anh Tèo rước được cô Lài về.
Nhìn anh Tèo hớn hở mà cả xóm vui lây. Rồi đứa nhỏ ra đời niềm vui ánh lên
trong đôi mắt cặp vợ chồng chịu thương
chịu khó. Và còn nhiều, rất nhiều những ân tình mà mọi người dành cho nhau.
Vui nhất vẫn là đám con nít, chúng chưa đến
tuổi phải lo chuyện lớn. Người lớn cứ tối mắt, tối mũi kiếm cái ăn. Chúng cũng
biết phụ với cha mẹ những khi bị sai bảo. Xong bản chất vẫn là những đứa trẻ
ham vui, vô tư. Đến hai đứa con Tôi cũng vậy. Rãnh được chút nào là chúng biến
ngay, tìm chúng cũng chẳng khó khăn gì, cứ lên đồi cát là thấy. Nhìn chúng dàn
trận trên động y như thiệt. Tướng lĩnh hùng dũng, lính lác sập sệ như trong tuồng
cải lương.
- Hê–lô
đại úy Zin, Ngài cho lính bao vây xóm nhà lá chưa? Thằng Nhí con bà Ba Bẻo đóng
vai lính hỏi.
- Rồi-
Thằng Zin trả lời cộc lốc – nó hỏi tiếp thằng lính. Ê, Hôm nay đám cưới con
Bông, con gái bà Lưu đạn, mày sang rình tốc mền vợ chồng nó cho tao. Nghe rõ
chưa? – nó ra lệnh.
-
Trời! Sao đại úy ác quá vậy. Ông đi mà rình. Lãng xet. Lính Nhí trả lời bộ
không vui.
-
Tao ra lệnh mày có đi không hay bảo? Đại úy Zin lăm le khẩu côn bằng sống dừa.
- Dạ
..dạ. tuân lệnh - Thằng Nhí dập chân chạy biến.
Còn một dạo mấy ông nghệ sỹ ra băng hài của
hội thi Chim. Nghe mà cứ tưởng mấy ông thi chim “Đặc Biệt“ làm tụi nhỏ hiểu lầm.
Chuyện là: “Sau khi nghe băng hài hội thi chim, mấy ông nhóc trong xóm kéo
nhau vào nhà tắm đo… CHIM từng đứa. Đo
xong chúng công bố oang oang: Chim anh cu Tư dài 7cm, thằng Hoàng ù 5cm, con (
tức là thằng con trai tôi ) cũng 5cm….thằng… Làm cả xóm được một ngày cười no
nê. Chơi mệt chúng chui vào lùm me dương
nghỉ hay hái trái keo ăn. Trái me dương nhỏ, màu xanh tròn như viên bi,
chát ăn nhiều có thể bị say hay ngộ độc.Còn trái keo thì quả giống trái me
chua, có múi. Trái xanh ăn chát, ăn nhiều mắc cổ lại thêm cái miệng hồi rình mắc
ớn. Trái chín có màu đỏ, hai vỏ tách ra thịt ngot, thanh, đem chấm với muối ớt
ăn hết sẩy. Đó là món khoái khẩu của đám con nít nhà nghèo. Thêm nữa, mấy cái động
ấy tiện cả đôi đường, vừa là chỗ chơi vừa là nơi giải bầu tâm sự. Đám nhóc mắc ị
chui vào lùm cây xong chẳng cần giấy lau gì cả cứ thế chúng leo lên đồi rồi tụt hai tua là sạch trơn.
Còn chuyện trên động có ma hay không thì tôi không chứng kiến. Nhưng cảnh u tịch trong động cũng làm nhiều người yếu
bóng vía không dám di ngang qua lúc màn đêm buông xuống. Lắng nghe tiếng gió,
tiếng cành cây cọ vào nhau như người nghiến răng trèo trẹo. Càng sợ hơn vào mùa
gió chướng khoảng tháng mười cho đến tháng mười hai tây. Hoặc mùa mưa nó trở
nên vắng lặng lạ thường.
Đó là chuyện ngày xưa thôi, chứ bây giờ mấy cái động đó bị xâm lấn dần vì kế sinh
nhai, dân số phát triển, cái động cứ sụp lần. Nay bị lấn góc này, mai bị thẻo
góc kia có đất làm nhà, làm nền, làm giá …làm đủ thứ. Động giá chỉ còn là cái
gò dĩ vãng.
Xóm không chồng ngày nay đông vui, nhộn nhịp.
Những mái nhà tranh xưa, nay được thay bằng xây cấp bốn, hay tầng của những hộ
khá giả. Những đứa con kém may mắn của những bà mẹ đơn thân cũng lên chức bà nội
, ngoại hết rồi. Quả là giòng đời cứ
trôi như dòng sông lúc lở, lúc bồi. Mọi hy vọng tốt đẹp luôn hướng về một tương
lai tươi sáng.
Thúy Ngân