Tuesday, August 19, 2014

Quan Điểm của Thánh Nhân - Giáng Ngọc

           Đức  Khổng Tử.-
          Vua Ai Công nước Lỗ hỏi ông:
        Người khôn có sống lâu không?
        Khổng Tử đáp: Có khôn mới sống lâu, chớ dại sao sống lâu được.   Ngưòi ta có lúc chết, tự mình làm cho mình chết, chứ không phải   do số mệnh đáng chết mà chết! Ví dụ như:
                1/ Ăn uống không có chừng mực, thức ngủ không có điều độ, làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá. Người như thế phải chết vì bệnh tật.
             2/ Phận là người dưới mà can phạm vào người trên, lòng tham muốn không chừng, tính yêu cầu quá đáng . Người như thế thì phải  chết vì hình pháp.
            3/ Mình ngu mà cứ kình địch muốn thắng với người khôn, mình yếu mà khinh bỉ chê bai người mạnh, hiểu biết hơn mình , chơi không lượng sức mình, khi giận dữ thì làm liều. Người như  thế s chết vì binh đao.
Ba thứ chết ấy, thực không phải là “SỐ MỆNH" mà chỉ tự mình giết mình vậy.
         Đó là quan điểm của “Vạn thế sư biểu” vậy. 

Trang Tử.-
Trang Tử kế nghiệp triết gia Lão Tử, ngài tỏ ra cao siêu uyên thâm và rất khoáng đạt trong nghệ thuật hành xử và xuất thế của mình .
Trang Châu thường giao du với người nước Tống tên là Huệ Thu. Hai ông thường tranh luận với nhau rất sôi nổi. Sách có ghi lại như sau:
  Hai ông ( Trang Tử và Huệ Tử cùng đứng chơi trên cầu sông   Hào.Trang Tử nói: Đàn cá xanh bơi lội ung dung. Cá đang vui.
       Huệ Tử nói:-“Ông không phải là cá sao biết cá vui ?”
        Trang Tử trả lời: “Ông không phải là tôi sao biết được tôi không biết?”
          Huệ Tử nói : “ Tôi không phải ông, nên không thể biết được ông , còn ông không phải là cá, ông cũng hẳn không sao biết được cái vui của cá.”
         Trang Tử trả lời : Xin xét lại câu hỏi đầu – Ông hỏi tôi :” –Làm sao biết được cá vui?- Đã biết tôi biết, ông mới hỏi –“ Làm sao mà biết ?” .Thì đây, làm như vậy-Chính tôi đứng trên cầu song Hào mà biết đấy ..
Sau này, khi Huệ Tử mất, khi đi ngang qua mộ, Trang Tử than thở: Từ khi ông mất, tôi chẵng còn ai để bàn bạc , chất vấn nhau    được nữa ..
Trong sách Nam Hoa Kinh của Trang Tử có bàn về hành động Tam Nguyên (Trilogisme) như sau :
 Trang Tử lên núi, thấy một cây lớn, cành lá rườm rà. Người thợ đốn cây, đứng một bên nhưng không đốn cây. Ông bèn hỏi nguyên do. Người thợ trả lời: Cây này không dùng được việc gì hết .
Trang Tử nói với các đệ tử: Cây này vì bất dụng mà được hưởng tận tuổi thọ của trời đất.
          Đi ra khỏi núi Trang Tử ghé nghỉ ngơi nhà một người quen. Vị này mừng rỡ, hối người nhà giết nhạn đãi khách :
  Người nhà thưa :“Một con biết gáy, một con không biết gáy thịt con nào?”
      Chủ nhà trả lời : “Thịt con không biết gáy"
        Lần sau , đệ tử hỏi thầy Trang Tử :
 Hôm qua, cái cây lớn trong núi nhờ bất dụng mà được sống lâu.
Nay con nhạn , vì bất tài mà phải chết . Như vậy, nếu ở địa vị của tiên sinh, thì tiên sinh phải xử như thế nào?
  Trang Tử cười và nói :  Châu này thì xử ở chổ khoảng giữa của TÀI và BẤT TÀI cũng như nhau. Cả hai đều không có cái nào   phải (tuyệt đối) cả, nên làm sao mà phải lụy thân? Nếu biết cởi lên ĐẠO và ĐỨC để ngao du thì đâu còn lụy như thế :Không màng khen, không sợ chê,khi lên như rồng , khi bò như rắn ,cùng hóa   với chữ “Thời” mà không chịu khư khư theo một thái độ nào nhất định . Khi lên cao,khi xuống thấp ,lấy chữ “hòa” làm cân lượng ,  ngao du nơi Tổ của vạn vật , thì làm sao mà có thể bị lụy?.”
  Đó là phép tắc của Thần Nông Hoàng Đế. Đến như lấy cái tình  của vạn vật mà truyền dạy về nhơn luân , thì không thể. Hễ có hợp   thì phải có tan, hễ có thành thì phải có hủy , hễ ngay thẳng thì bị chống đối ; được tôn qúy thì bị chê bai , có làm thì có sót . Giỏi thì bị mưu lật , mà dở thì bị khinh khi ,vậy có thể nào mà quyết hẳn  được bên nào ?.Thương thay các đệ tử hảy ghi lấy: Chỉ có Đạo và Đức là nền tảng vững vàng để theo đó mà hành động thôi.
      Cho nên, tóm lại ý của Trang Tử: Tài và bất tài , cũng như nhau , đều là quấy cả , nên không thể tránh lụy thân  .. chỉ có kẻ nào biết … là sống mà thôi .
      KHÔN CŨNG CHẾT, DẠI CŨNG CHẾT. BIẾT SỐNG.
           
Phạm Lãi.-
Phạm Lãi nguyên là tướng nước Việt (Trong Bách Việt ngày xưa). Sau khi phò Việt Câu Tiễn diệt Ngô (Ngô Phù Sai), bèn đi ở ẩn ở đất Đào, lấy tên là Đào Chu Công (theo sử ký của Tư Mã Thiên) .
Phạm Lãi bỏ Việt Câu Tiễn  vượt biển sang Tề, đổi họ tên tự là  Chi Di Tử Bi. Sau đó đến ở đất Đào. Ở đó ông trở nên giàu có.  Thiên hạ gọi ông là Đào Chu Công. Ở Đào, người con trai thứ của  ông giết người nên bị bắt ở nước Sở. Chu Công lấy nghìn nén vàng sai người con út đi lo. Cậu con cả cũng xin đi. Chu Công không chịu. Cậu con cả nói: Nhà có con cả, gi là kẻ độc xuất  trong nhà. Nay em có tội, Người chẵng sai, mà lại sai đứa em út … Vậy hóa ra đứa con cả chẵng ra gì cả sao? Nói rồi toan tự sát. Người mẹ cũng nói vào cho con cả. Cực chẵng đã Chu Công để cho cậu con cả đi. Nhưng ông lại viết một bức thư gi cho  người bạn là Trang Sinh và căn dặn con: Đến là đưa  ngàn lạng vàng vào nhà Trang Sinh. Mặc ông ta làm gì thì làm. Cẩn thận đấy. Đừng có tranh khôn với ông ta.
  Người con cả khi đi cũng tự mang theo vài trăm lạng sang Sở.    Nhà Trang Sinh ở ngoại thành … tới đó anh ta thấy nhà có vẻ nghèo nàn. Nhưng người con cả cũng đưa thư, dâng ngàn vàng theo lời cha dặn. Trang Sinh nó : Thôi! Anh đi ngay, đừng ở lại đây .Dù em có ra được  cũng đừng hỏi tại sao!
           Người con cả ra đi , không qua lại nhà Trang Sinh nữa ,nhưng ngầm ở lại , lấy của riêng dâng cho một qúy nhân có quyền thế ở Sở .
       Trang Sinh tuy ở một xóm nghèo khó , nhưng có tiếng là liêm và thẳng , cả nước ai cũng biết .Cả vua và các quan đều tôn là bậc thầy.
   Trang Sinh thong thả vào ra mắt vua Sở tâu: Ngôi sao Mổ đóng cho mổ, cái đó hại cho Sở .
 Vua vốn tin Trang Sinh liền hỏi : Giờ phải làm sao ?
    Trang Sinh nói : Chỉ có cách dùng Đức là có thể trừ được .
  Vua hỏi : Thưa, thầy về  nghỉ, quả nhân sẻ làm theo.
  Bèn sai sứ giả niêm phong ba kho , phòng ngừa thiên tai,thủy nạn, mà phát cho dân .
Qúy nhân nước Sở kinh ngạc, bảo nguời con cả của Chu Công :
         -Nhà vua sắp đại xá .
         -Thưa ! sao biết đuợc .
         -Mỗi lần nhà vua sắp đại xá thường cho niêm phong ba kho tiền .
 Người con của Chu Công nghĩ rằng: Nếu có đại xá thì người em cũng được thả ra. Anh ta tiếc ngàn vàng đã đưa cho Trang Sinh bèn ra mắt Trang Sinh. Trang Sinh giật mình :
           - Anh chưa về à ?.
      Cậu ta nói : Dạ! thưa chưa . Trước kia vì việc thằng em .. Nay thằng em nghe nói sẻ đuợc thả vì vua đại xá , vậy lại đây để chào  cụ ra về . Trang Sinh biết ý hắn muốn lấy lại vàng . Bèn nói :”-Anh vào trong nhà lấy lại vàng đi .
         Anh ta bèn tự vào nhà lấy vàng đem về , lòng mừng khấp khởi .
     Trang Sinh tuy có ý trả vàng cho Chu Công , nhưng xấu hổ vì bị   đứa trẻ con nó đánh lừa , bèn ra mắt vua Sở mà nói rằng : Tôi trước có nói về ngôi sao mổ , nhà vua nói s sửa Đức mà bù lại . Nay tôi ra đường ở đâu cũng đồn rằng :” Đứa con của Chu Công  là  con một nhà giàu ở Đào, giết người ở tù ở Sở . Nhà nó đem vàng đút lót các quan hầu của nhà vua . Như vậy nhà vua không phải vì biết thương dân Sở mà ra lệnh đại xá . Cũng chỉ vì chuyện con trai của Chu Công đó thôi .
    Vua Sở cả giận bèn lên án giết chết con trai Chu Công và đám được đưa về tận thôn làng Đào . Người mẹ và gia đình, làng xóm ai cũng xót thương . Chỉ có mình Chu Công , ngồi buồn và cười một mình mà  nói : –Ta đã nghĩ trước, nó đi thế nào nó cũng giết   chết em nó. Không phải vì nó không yêu em nó. Nhưng vì nó không thể dng dưng và đằm tính, suy tính trước sau. Không nghe  được lời căn dặn của ta . Nên đã làm hỏng việc mà thôi. L đời là thế, có gì mà phải khóc than nhiều. Ngày đêm ta vẫn mong chờ đám tang sẽ đưa về đấy.
                                                               Giáng Ngọc 

         Ghi chú của tác giả:   Nguyên Phạm Lãi sau khi giúp Việt Câu Tiễn thành công diệt được Ngô Phù Sai . Phạm Lãi hoàn toàn khác với các vị quan khác ở lại hưởng vinh  hoa phú qúy . Sau này đều bị Việt Vương Câu Tiễn vì nghi ngờ, mà phần nhiều bị hảm hại chết . Riêng Phạm Lãi biết điều này trước, nên đã bỏ đi, thay tên đổi họ mới tồn tại lâu dài .
            Lịch s đời nào cũng thế. Khi gian nan thì luôn luôn chung một lòng .. Khi thành công vương tước . Không cùng nhau chia phúc hưởng lộc mà rắp tâm diệt nhau để tranh quyền cố vị và tước đoạt lợi lộc.