Monday, August 11, 2014

Đọc "Trở Về" của Đào Tiềm - Lê Hoàng       












 
Trở Về

Đi về ,sao chẵng về đi
 Ruộng hoang vườn rậm ,còn chi chưa về ?
 Đem tâm để hình hài sai khiến ,
 Còn ngậm ngùi than vãn với ai?
 Ăn năn thì sự đã rồi
 Từ đây nghĩ lại biết thôi mới là
  Lối đi lạc chửa xa là mấy ,
 Nay khôn rồi chẵng dại như xưa .
 Con thuyền thuận nẻo gió đưa
 Gió hây hẩy áo,thuyền lơ lửng  chèo.
 Hỏi hành khách lối nào đi tới ,
 Bóng mập mờ trời mới rạng  đông .
 Miền quê nẻo bước xa trông ,
 Chân hăm hở bước , đường mong tới nhà .
 Chạy đón chủ năm ba người tớ
 Đứng chờ ông mấy đứa trẻ con .
 Rầm rì ba khóm con con ,
 Mấy cây Tùng, Cúc hảy còn như xưa .
 Tay dắt trẻ vào nhà mừng rở ,
 Rượu đâu đà sẳn chưá đầy vò .
 Thoạt ngồi tay đã nghiêng hồ ,
 Cười nom sân trước ,thấp cho mấy cành.
 Ngồi diểu cợt một mình trước sổ ,
 Khéo cũng hay vừa chổ rung đùi .
 Thăm vườn dạo thú hôm mai ,
 Cữa dù cóvẫn then cài như không.
 Chống gậy dạo quanh vườn lại nghĩ ,
 Ngắm cảnh trời khi ghé trông lên .
 Mây đùn mấy đám tự nhiên,
 Chim bay mỏi cánh , đã quen lối về .
 Bóng chiều ngã bốn bề bát ngát,
 Quanh gốc Tùng tựa mắt thảnh thơi.
 Từ đây mới thựcvề rồi,
 Thôi xin dứt tuyệt với người vãng lai .
 Ví ta đã với đời chẵng hiệp,
 Cần chi mà giao thiệp với ai ?
 Chuyện trò thân thích mấy người ,
 Bạn cùng đèn sách khi vui đở buồn.
 Người làm ruộng ôn tồn hỏi chuyện,
 Tới Xuân rồi sắp đến việc ta,
 Hoặc truyền sắm sửa cân xa,
 Hoặc khi đủng đỉnh thuyền ra cõi đồng .
 Dưới khe nọ nước vòng uốn éo,
 Bên đường kia gò kéo gập ghềnh ,
 Cỏ cây mơn mởn  màu xanh ,
 Suối tuôn róc rách,bên ghềnh chảy ra .
 Ngắm muôn vật đương mùa tươi tốt,
 Ngán cho ta đã trót già rồi ,
  Thôi còn mấy nỗi ở đời,
  Khứ lưu sao chẵng phóng hoài tự nhiên .
  Cớ chi nghĩ them phiền tấc dạ,
  Đi đâu mà tất tả vội chi,
  Giàu sang đã chẵng thiết gì ,
  Cung tiên chưa dể hẹn gì lên chơi .
  Chi bằng lúc chiều trời êm ả ,
  Việc điền viên vất vả mà vui ,
  Lên cao hát một tiếng dài ,
  Xuống gò nước chảy ngâm vài bốn câu
  Hình thế này mặc dầu tạo hoá ,
  Tới lúc nào hết cả thì thôi .
   Lòng ta phó với mệnh trời ,
   Đừng ngờ chi nữa , cứ vui vẻ hoài .

  Đào Tiềm
  (bản dịch  cũa  Từ Long)

    Đọc thơ Đào Tiềm, trước khi lạm bàn chúng ta lướt qua tiểu sử cũa ông, để nhận định rõ ràng hơn về bài thơ “Trở về” (Có bản dịch “Về vườn) .
      ĐÀO TIỀM: “Hiệu là Uyên Minh, tự Nguyên Lương, biệt hiệu là Ngũ Liểu tiên sinh, người đất Tầm Dương, nay là huyện Cữu Giang Tỉnh Giang Tây (TQ).
  Ông sinh trong một gia đình địa chủ đến thời mạt vận, nên nghèo nàn, bị sa sút vào thời Đông
 Tấn. Cha làm gì không thấy sử ghi rõ. Chỉ biết mẹ là con ca một vị đại tướng quân thời ấy?
 Năm 29 tuổi ông làm Tế Tữu (?) Giang Châu .Sau đó ông được làm chức quan nhỏ, nhưng cũng chỉ được trong thời gian ngắn .
   Năm 40 tuổi, nhà nghèo , phải nuôi mẹ và vợ con (ông có tới 5 người con trai) . Khi ra làm huyện lệnh Bành Trạch ông mới có thêm tên là Đào Bành Trạch, cũng chỉ được hơn 80 ngày . Nhân một hôm, cuối năm có Quận Phái Viên Đốc Bưu về ,nha lại khuyên Đào Tiềm phải lo áo mũ chỉnh tề để ra đón . Ông than rằng “: Ngã khởi năng vị ngũ đấu mễ chết yêu quyển quyển sự hưng lý tiểu nhân đa !” Tai sao lại có thể vì  năm đấu gạo , mà phải chịu cong lưng ,vòng tay thờ bọn tiểu nhân.... nơi thôn xóm". Ngay ngày hôm ấy ông viết bài “Quy khứ lai từ” (Trở về) . Rồi trả ấn từ quan .
   Năm 418, lúc ông 53 t. Lưu Dụ giết Tấn An Đế (396-419) chuẩn bị chiếm ngôi, có mời ông ra
 làm quan, nhưng một mực ông từ chối . Được người đời ca tụng là một “Tinh tiết tiên sinh”
 Năm ông 62 t. gặp lúc đói kém, ông lâm vào cảnh khốn cùng đến mức phải làm người khất thực.
  Tiêu Tống đời Lương viết kể lại rằng “Khi thứ sử Giang Châu là Đàn Đạo Tế đến thăm thấy Đào Y. Minh, nhà thơ nằm co ro,nhịn đói đã mấy ngày trời. Đào Tế cho người mang rượu thịt tới . Thế mà ông vẫn vẩy tay từ khước !. Không bao lâu thì Đào Tiềm mất năm (427) thời Nam -Bắc triều , Thọ 63 tuổi .
       Thơ Đào Tiềm chịu ảnh hưởng các ẩn sĩ đời Chiến Quốc như “Sở Cuồng Tiếp Dư, đã từng đón đầu xe Khổng Tử ….để hát “Phụng hề,phụng hề hà đức chi suy…..Văn giả bất khả gián,lai giả do khả truy. Dỉ nhi.. dỉ nhi…. Trong câu “Ăn năn thì sự đã rồi ….Từ đây nghĩ lại, biết thôi mới là. Lối đi lạc chửa xa là mấy…..Nay khôn rồi chẵng dại như xưa .
   Ông biết trách ai bây giờ , thời buổi loan ly, quan quân ly tán, tâm nhân bát đão…. Lòng người bất an.. Ông cũng không cười ai, mà chẵng biết cười ai? Không như người đời thường tình thấy sự gì không vừa lòng thì la lối lên, đổ trút lên cho thiên hạ… chỉ trừ mình ra !.

   “Đem tâm để hình hài sai khiến,
   Còn ngậm ngùi than vãn với ai ?
   Ăn năn thì sự đã rồi,
    Từ đây nghĩ lại,biết thôi mới là .
 
 Giọng văn ông rất nhẹ nhàng , giản dị, nhưng cũng đầy chua chát  với sự đời. Nhiều nhà nho chán đời hẹp hòi câu chấp, nguyền rũa đời một cách vô tội vạ .Có lẻ họ nguyền rũa để chứng tỏ mình là đạo dức chăng ?
   
    “ Từ đây mới thực về rồi ,
    “ Thôi xin dứt tuyệt với người vãng lai .
    “ Vì ta đã với đời chẵng hiệp,
    “ Cần chi mà giao thiệp với ai ?”

 Có lẽ tâm tư ông cô đơn quá, ni cô đơn trong lòng làm ông đâm ra tiêu cực với đời, ông nhìn cuộc đời như “ gió thong, như mây trôi….như hoa mai nở sớm tàn” nên ông càng muốn “TRỞ
 VỀ” Sự trở về ngoại tại là  Ý mà TRỞ VỀ  nội tại là TÂM .Con người của ông luôn tâm ý nhiều hơn trí suy, nên trong lòng mang nổi cô đon thấm thiá. .
  Sợi dây rang buộc con người với nhau qua lễ giáo căn bản ca xã hội , phải chăng là điều bực bội cho những tâm hồn tự do, chân thật . Từ chối đóng vai trò giả dối với đời quả là rất khó . Cho nên .. Đào Tiềm phải treo ấn từ quan , lui về vườn ần quy để giữ toàn´ Thiên Chân .Trang Tử nói :
 “ Phương thức trở về với Thiên Chân là đừng để cho những ước lệ giả tạo cũa xã hội ràng buộc
  Và giết chết tâm hồn…thuần phác cũa mình “ .

    “ Vì ta đã với đời không hiệp,
    “ Cần chi mà giao thiệp với ai…”
 
   Anh với tôi, trời sinh ra mỗi người mỗi nết ,nếu không tri âm, tri kỷ  thì có hiệp lại thì chẵng có ích gì ?. Chưa chắc tôi là người trí anh là người ngu,hay trái ngược lại , nhưng có điều chắc chắn cái mà tôi cho là thích thú, anh cũng có thể cho là khó chịu . Cũng như cái anh cho là sung sường tôi laị là rất bực mình! Nhưng tất cả chúng ta đều có thể bỏ nó đi khi chúng ta vẫn là bạn và là tri kỷ tâm đắc hấu hết những gì chúng ta đã từng trải qua đó là kỷ niệm và hiện tại tâm hồn cũa thi nhân, ý tại tâm đắc là tất cả.
  Sở dĩ ngày xưa vua Nghiêu nhường ngôi cho Hứa Do . Hưá Do không chịu,không phải vì Hưá Do cầu kỳ,mà chính vì Hưá Do không thích làm vua . Chỉ có vậy thôi.
   Lâm Ngữ Đường  (người Trung Hoa) đã từng nói: ”Người Trung Hoa trí thức siêu đẳng cở nào, thì họ luôn luôn có một ông Lão bên trong và một ông Khổng bên ngoài . Đào Tiềm là tượng trưng cho con người trí thức đó vậy .
   Thơ của Đào Tiềm nhẹ nhàng, đơn gin, d hiểu. Tuy vậy nó  cũng vướng mắc một nổi u hoài
 Ngàn đời vẫn còn thấy ở Đào Tiềm một nổi cơ đơn . Sự cô đơn thâm trầm, lặng lẽ, đau khổ chịu đựng và nhất là ông vẫn vui với cái vui hiện hữu trong lòng không ta than  và từ đó đã có một nhân vật vĩ đại Đào Tiềm.
                                                                              
Lê  Hoàng
(Bắc CA. Alameda)