Vài Nét về Văn Hào Nguyễn Du - Giáng Ngọc
Nói đến văn hào Nguyễn Du thì không ai lạ gì. Hầu hết người dân Việt, xuyên qua truyện Kiều đều hiểu rõ tâm trạng cũng như tài hoa và nghệ thuật viết
văn vần của cụ Nguyển Du.
Từ trước
đến nay, các nhà biên khảo văn học thường bàn luận rất nhiều về Nguyển Du với
truyện Kiều. Ít ai nói tới những lãnh vực khác của cụ.
Nguyên
gia đình cụ có ông anh của cụ là Nguyễn Nễ, lớn hơn cụ chừng 4 tuổi. Năm 1783
ông đã đỗ tứ trường ở trường Phụng Thiên (cử nhân), Hà Nội lúc mới 22
tuổi. Còn cụ Nguyễn Du đổ tam trường (tú tài) ở trường Sơn Nam, Nam Định lúc
18 tuổi.
Năm 1786
Nguyễn Nễ vào làm quan trong phủ chúa, cai quản đội quân Phấn Nhất . Còn Nguyễn
Du giữ chức Chánh Thủ Hiệu đội quân Hùng
Hậu Hiệu , tỉnh Thái Nguyên .
Thời
gian thay vua đổi tước, đất nước lắm nhiêu khê. Năm 1789, Vua Quang Trung đại
thắng quân Thanh. Quan lại Lê Chiêu Thống bỏ chạy sang Tàu. Cụ Nguyễn Nễ và Đoàn Nguyễn Tuấn ra làm quan
với Tây Sơn. Năm 1790, Cụ Nguyễn Nễ được bổ chức Hàn Lâm Viện thị Thư sung chức
phó sứ tuế công.
Sau này cụ
Nguyện Nễ được thăng chức Đông các Đại học sĩ và đuợc cử đi sứ qua Trung Hoa
nhiều lần nữa .
Nguyễn
Du: Sau nhiều biến cố chính trị với sự suy vong của vua Lê, chúa Trịnh sự thất
bại của Tây Sơn và sự phục hưng của nhà Nguyễn . Đến năm 1809 , dưới thời vua
Gia Long . Năm đó Nguyễn Du đã 44 tuổi, được bổ làm Cai Bạ dinh Quảng Bình
(ngang hàng với Bố Chánh) . Đến đầu năm 1813, (48 tuổi) ông lại đuợc thăng chức
Cần Chánh Điện học Sĩ , sau đó lại được cử đi sứ Trung Hoa .
Sau khi
trở về Phú Xuân , Nguyễn Du cảm thấy mệt nhọc , sức yếu . Ông xin vua cho nghỉ ở
nhà từ tháng 6 cho đến cuối năm 1814.. Một năm sau đúng 50 tuổi ( Ngũ thập
tri thiên mệnh) , ông trở lại kinh đô , được nhà vua thăng chức Hữu Tham Tri Bộ
Lễ
Đến năm
1816-1817: Xẩy ra vụ tranh chấp giữa Nguyễn văn Thành và Lê văn Duyệt đưa đến
nhiều cái chết oan ức của Nguyễn văn Thành và con trai là Nguyễn văn
Thuyên , kèm thêm tội xử trảm giam hậu Võ Trinh , anh rể Nguyễn Du và thầy dạy học của Nguyễn văn Thuyên .Lúc này
Nguyễn Du mang nổi buồn thầm kín . Mỗi lần ra chốn triều đình, ông cứ ngồi lặng
thinh , khiến cho vua Gia Long phải phiền trách nhẹ nhàng rằng :" Nhà nước
dùng người , ai giỏi thì
cất lên , không hề phân biệt người xứ Bắc,Nam .
... Khanh với ngôi vị đã được vua biết tài mà bổ dụng , làm quan đến chức á khanh (thamtri) . Biết điều gì cứ nói ...
sao lại cứ rụt rè , chỉ biết dạ .. dạ..vâng.. vâng thế thôi sao ! "
Năm
1819 . Nguyễn Du được 54 tuổi , ông được cử làm Đề Điệu trường thi Quảng Nam ,
ông bèn dâng biểu
cố từ ; được vua chuẩn y.
Đến năm
1820 Vua Gia Long mất , Minh Mạng lên thay . Ông lại được chọn làm Chánh Sứ cầu
phong . Lúc đó bệnh dịch tả hoàn hành khắp nơi . Ngày 10 tháng 8. Nguyễn Du bị
cảm bệnh . Ông mất năm 55 tuổi .Ông được mai táng ở cánh đồng Bầu Đá,Xã An Ninh
(An Hòa) Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên .
Căn cứ theo
" Bắc hành Tạp lục" thì khi Nguyễn Du đi qua Thăng Long ông cảm tác
bài đầu tiên là :"Long Thành Cầm Giả ca" và bài cuối tập là bài
"Chu Phát" Ông làm khi trở về Võ Xương .
Bài ca
" Người gảy đàn đất Long Thành " do Nguyễn Du cảm tác lúc khởi hành
đi sứ trở lại Thăng Long sau 20 năm (Kể từ năm 1787 là năm Tây Sơn ra Bắc Hà lần thứ 2).
"
Người gảy đàn đất Long Thành ấy không rỏ là tên gì ? Nghe đâu lúc còn tuổi trẻ
nàng học đàn trong đội nữ nhạc ở cung vua Lê . Lúc quân Tây Sơn ra , đội nhạc nữ
kẻ chết, người chạy tán loạn thất lạc không còn gặp nhau .Riêng nàng ? ôm đàn
hát rong ở chợ . Những bài nàng gảy là những khúc Công, Phụng hòa hiệp thường gảy
cho vua nghe (nhạc cung đình) người ngoài ít ai được nghe hay biết đến , cho
nên tài nghệ của nàng được nổi tiếng là nhờ vậy .
Hai mươi
năm , môt thời gian dài .. Nguyễn Du gặp lại nàng ca nữ ... biết bao vật đổi ,
sao dời . Tinh người, tình đời cũng nhiều thay đổi . Nàng gảy đàn Nguyệt ( xưa
gọi là đàn Nguyển) .
Nguyễn Du
bùi ngùi thương xót cho người ca nữ một thời sắc nết toàn vẹn :" Người ta
trong cỏi trăn năm , những sự vinh nhục buồn vui khôn lường .Nguyễn Du đả cảm
tác bài thơ khá dài:
Trích Đoạn (do Lãng
nhân Phùng Tất Đắc dịch):
-"
Tuổi hai mốt nõn nà lộng lẫy
Gió
xuân êm hây hẩy bóng đào
Men
tô duyên não nùng sao,
Nỉ
non năm tiếng thấp cao tuyệt vời
Theo
tay ngọc lòng người ủ rũ
Tiếng
bổng trầm to nhỏ miên man
Khoan
như gió lướt thông ngàn
Trong
như tiếng hạt lạc đàn kêu sương
Mạnh
như sấm phủ phàng xé đá
Tiến
Phúc bia nổ phá ầm ầm (1)
Buồn
như khúc Việt ai ngâm
Nổi
lòng Trang Tích âm thầm mà đau (2)"
Trên đường
đi xứ Lạng , Nguyễn Du ghé thăm đền Mã Viện và cảm tác bài thơ như sau :
" Sáu chục người ta sức mỏi mòn
Riêng ông yên giáp nhảy
bon bon
Được lời vua chúa cười
là thích
Quên nỗi anh em thấy đã buồn
...
Những tưởng tượng đồng
lòe gái Việt
Chẳng dè xe ngọc lụy đàn
con
Đài mây tên họ sao không
để
Tuẫn tiết phương Nam, chết
vẫn bòn ."
Bài
thơ này chê trách Mã Viện mang cái thân già ra mà dọa nạt đàn bà con gái nước
Việt, rồi để cho tùy tướng là Ý Dĩ chở hạt bo bo về nước , khiến cho tình báo
tưởng lầm là châu ngọc báo cáo về triều đình , nên bị cách chức , làm liên lụy
đến gia đình . Sau này hạt bo bo còn gọi là hạt Ý Dĩ .(Graines de coix) .(3)
Nghi lể
ngày xưa nước Việt đi sứ qua Trung Hoa để triều cống , hoặc bang giao .
Ngay
khi Tướng Lý Thường Kiệt phá tan kho
lương thực ở hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây . Hay vua Quang Trung đại phá
quân Thanh , rồi cũng phải sai sứ qua
Trung Hoa xin giãng hòa và phải triều cống . Tuy nhiên hai bên vẫn
có những quốc lể và hành xử ngang hàng với thể diện quốc gia.
Nghi lễ như sau :
Căn cứ trên sách
" Thính Vũ hiên bút ký" thì việc đi sứ có hai lý do chính yếu :
- Tuế cống : Đến kỳ hạn
thì nước ta phải cử người đi sứ cống hiến phẩm vật và để thắt chặt giao hảo giữa
hai quốc gia . Thời hạn tùy theo từng lúc, từng triều đại . hai năm, bốn năm hoặc lâu hơn là sáu năm .
- Sứ lể Nhân lể lớn của
triều đình Trung Hoa . Nước ta cũng gởi sứ bộ đến chúc mừng hoặc điếu tang ( quốc
tang) .
Trước
tiên triều dình Việt Nam gởi thông điệp cho Tổng Đốc Quảng Tây là tỉnh giáp giới
với Việt Nam . Với ý định gởi sứ bộ và thông báo ,ngày giờ v.v... để "Thái
Bình phủ " cho người đến cửa ải mang chìa khóa đến mở cửa .
Vào thời Mã
Viện có chôn một cái cột đồng vói lời nguyền "Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt
" Nên mọi người dân Việt Nam đi ngang qua dùng sỏi đá chêm cho trụ khỏi
ngã sợ rằng trụ mất dân tộc sẻ bị tiêu
diệt. Ai ngờ càng bỏ đá cây vào thì trụ đồng cỏ mọc lên che lấp dần và .. mất
luôn . Nhưng Giao Chỉ không bị diệt mà còn phồn vinh hơn .
Sứ bộ đến
Aỉ Nam Quan , một lãnh binh Việt trình và xin cái chìa khóa để mở cửa Aỉ .Chìa
khóa này to bằng bắp vế và dài một thước
tây . Lúc mở cửa bên phiá Trung Hoa cho nhạc trổi lên một cách long trọng .Phái
bộ đi qua cửa và tiến vào giữa hai hàng quân gươm giáo sáng lòa . Đồng thời
súng thần công Trung Hoa bắn nổ vang trời . Hai bên đều có thông ngôn để hướng
dẩn phái bộ tới gặp các quan chức ha bên .Sau khi hai bên vào mộ dinh trạm an vị,
Vị đại diện và Đề Đốc xem kỷ quốc thư
nhìn kỷ các sứ thần , xong chọn độ một trăm vị và xem phẩm vật cống hiến . Phía Trung Hoa
cũng cử một số quan chức đi theo hướng dẩn tới Bắc Kinh .
Sau lể chầu
vua xong , phái bộ được an nghỉ và được
tiếp xúc những nơi mang tính chất ngoại giao , sau đó cac quan chức hướng dẩn
phái bộ trở lại cửa Ải và phái bộ sẻ qua cửa để trở về nước .
Có những
lúc phái bộ được đến các nơi để tham quan như đi trên sông Tây Giang xuống Nam
Ninh và Vũ Châu , Giang Nam , rồi sau đó phái bộ lên thuyền đi bộ theo đường bộ
đến Yên Kinh .v.v...
Những cống
phẩm Việt Nam thường gồm có : Trầm hương,Kỳ Nam,Tốc Hương,Ngà voi,Sừng Tê Giác,
Lụa,vải, Sa Nhơn đậu khấu , cau khô . v.v...
Cụ Nguyễn
đi sứ có đặc điểm là nơi nào códi tích Bách Việt , thì nơi đó cụ dừng lại , ngậm
ngùi và đề thơ cảm tác cho người xưa cảnh củ .
Qua các
bài " Quế Lâm cù các bộ (2 bài) Ninh minh giang chu hành -Thương Ngô tức cảnh
(2 bài).
Khi đi
qua Hồ Bắc , trên sông Dương Tử .Nguyễn Du nhớ tới Thôi Hạo , ngẩng mặt nhìn
Hoàng Hạc Lâu mà cảm tác như sau :
" Hà xứ thần tiên kinh kỷ thì
Do
lưu tiên tích thử giang mi ?
Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng
Hạc
khứ lâu không Thôi Hạo thi
Hạm
ngoại yên ba chung diểu diểu
Nhãn trung thảo thụ thượng y y
Trung tình vô hạn bằng thùy tố
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri .
Bản
dịch :
Thần
tiên đâu đó tự bao giờ ?
Còn dấu ghi đây cạnh bến bờ
Nay đến xưa qua Lư vẫn mộng
Hạc
bay lầu vắng hạo còn thơ
Ngoài hiên khói sóng miên man thế
Trước mặt hàng cây phảng phất như
Bày tỏ với ai tình chất chứa
Trăng trong gió mát cũng ơ thờ.
Trên đường
chu du Trung Hoa . Nguyễn Du cũng đã từng ghé thăm miếu, điện, đền đài, lăng mộ
v.v...Nơi nào cụ cũng để lại mộ it cảm tác thơ đề .
Nguyên
Truyện Kiều còn gọi là truyện Thúy Kiều do Dư Hoài kể lại trong "Ngu sơ
tân chí" Sau đó Thanh Tâm tài Nhân viết thành tản văn truyện dài ,được Kim
Thánh Thán chú giải cuối đời nhà Minh .
Nguyển Du
còn mang nhiều bộ đồ sứ do nhà vua sai đặt làm ở Giang Tây để dùng cho nội phủ
trong đó có bộ chén trà Mai Hạc có thi bút tích chữ nôm của cụ Nguyễn Du trong
hai câu thơ lục bát :
" Nghêu ngao vui thú yên hà
" Mai là bạn cũ hạc là người quen .
Cụ Nguyễn
Du cũng đã hoàn thành sứ mệnh của một công dân nướv Việt . Cụ còn để lại cho đời
sau con cháu một tuyệt tác mà ngàn năm sau "nó" vẫn mang mãi tính chất
văn học , và phản ánh một sự nghiệp văn
hóa tượng trưng cho một dân tộc tuyệt vời không bao giờ chịu khuất phục trưóc bạo
quyền cho dù ở bất cứ nơi nào đến trên quê hương xứ Việt .Đó là tập truyện
Kiều theo thể văn vần mà cụ đã lấy ý trong tập truyện "Thúy Kiều " Do Thanh Tâm Tài Nhân
viết thành truyện kể lại đời nàng Kiều....
Giáng Ngọc .
(1) Bia Tiến Phúc : Là bia chùa Tiến Phúc ở Nhiêu Châu Tỉnh Giang Tây .
(2) Trang Tích : Đời Xuân Thu người nước Việt làm quan ở nước Sở . Khi
Trang ốm , vua Sở muốn biết Trang còn nhớ nước củ không ? Có người tâu với vua
là người bệnh
thường hay nhớ cố quốc . Thật vạy vua cho người rình và nghe Trang hát nhạc bằng
tiếng Việt rất buồn và bi ai.
(3) Hạt bo bo không biết thời
đó như thế nào ? Có giống hạt bo bo chúng ta ăn vào năm 1977-1980 hay
không ?.
Bài được tham khảo trong :
Việt Nam sữ ký
Sách Hương Giang Thái Văn Kiểm
Báo Làng
Văn