Sunday, July 20, 2014

Luận Anh Hùng trong Truyện Võ Hiệp Kỳ Tình 

               của Nhà Văn Nổi Tiếng Kim Dung 

                                                   - Giáng Ngọc

     Kim Dung là một nhà văn nổi tiếng của Trung Hoa chuyên viết về tiểu thuyết kiếm hiệp . Chuyện này thì ai cũng biết đã qua hơn nửa thế kỷ từ lúc những bộ sách của ông ra đời từ năm  1955 cho đến về sau này .
                   Kim Dung tên thật làTra Lương Dung, sinh ngày 6 tháng 2 năm 1924. Ông là một trong những người sáng lập nhật báo”Hồng Kông Minh Báo" năm 1959 và cũng là Tổng biên tập đầu tiên.
         Từ năm 1955-1972, Ông đã viết 15 cuốn tiểu thuyết, được xem như là một nhà viết truyện tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng và nhiều nhất ở Trung Hoa . Hầu hết các độc giả đều từ Châu Á- Lục địa Trung Hoa-Hồng Kông- Đài Loan;  tiểu thuyết của ông được dịch ra các thứ tiếng như : Việt-Hàn-Nhật-Thái-Anh-Pháp-Indonesia và cũng được nhiều hảng phim đầu tư để chuyển truyện thành những bộ phim dài làm một thời nổi tiếng và lắm người si mê xem ngày lẩn đêm .

     Vào những năm 1955-1963. lúc đó sách đã xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng ở miền Trung ( Huế-Đà Nẵng) thì chưa có bán, chúng tôi còn đi học trung,tiểu học . Cứ đợi chiều 4 giờ  có các nhật báo từ Sài Gòn chuyển ra, điều trước tiên là đọc “truyện chưởng” Kim Dung.
  Hồi đó, rất nhiều học sinh đam mê đọc… báo . Mục đích là đọc các loại truyện tiểu thuyết, mà trong đó truyện chưởng Kim Dung thường được đọc nhiều nhất.
   Kim Dung – Ngưòi ta sau này đặt cho ông có cái tên của Tiểu hành tinh 1093. Jinyong (1998 CR2) vì trùng cùng ngày sinh của ông (6-2).
  Sau này , ông cũng được độc giả bầu là nhà văn Trung Hoa có độc giả yêu thích nhiều nhất.
   Ngoài viết truyện, ông còn viết về  lịch sữ Trung Quốc. Ông được trao tặng OBE của vương quốc Anh năm 1981, Bắc đẩu bội tinh (1982) của Pháp (commdeur de L'Ordre des Arts et des Lettres, năm 2004), Giáo sư danh dự của nhiều trường đại học Bắc Kinh, Triết Giang, Nam Khai ,Hồng Kông và là Tiến sĩ danh dự British Columbia và Đại học Cambridge .

     Chuyện của ông viết phần nhiều dựa vào phong cảnh,chùa chiền, cung điện và các nơi cổ, các vùng núi, biển xa xưa của Trung Hoa để viết. Truyện mang nhiều sắc thái …

       “Trùng trùng điệp điệp núi từng hàng

                                              Lưa thưa lác đác mây bay ngang
                                              Mái ngói vút cao chùa cảnh Phật
                                              Tuyết phủ quanh năm dinh thự quan
                                              Có phải cảnh tiên nơi cung Quãng ?
                                               Hay là Ngự Uyển thượng đế ban
                                              Chồn chân muốn bước đà thất bộ
                                              Chắp cánh bay cao mới thỏa lòng“
.
                                                                                    Giáng Ngọc

                            “ Cheo leo vách núi sương mờ tuyết
                               Khúc khuỷnh đường lên thật khó trèo.
                               Ngũ nhạc danh lừng bên ngũ phái
                               Luận bàn kiếm pháp với tài danh .
                                                                    Giáng Ngọc

       Những bộ truyện của Kim Dung đã phát hành :

       1/ Thư kiếm ân cừu lục ( năm 1955. trọn bộ 50 hồi).
       2/ Anh hung xạ điêu (1957. trọn bộ 40 hồi ).
       3/ Bạch mã khiếu tây phong (1961 trọn bộ 4 hồi).
       4/ Bích huyết kiếm (1956. trọn bộ 24 hồi).
        5/ Cô gái Đồ Long (năm 1961. trọn bộ 102 hồi).
        6/ Hiệp khách hành (năm 1965 . trọn bộ 82 hồi).
        7/ Liên thành quyết (1963. trọn bộ 49 hồi)
        8/ Lộc đỉnh ký (1969-1972.trọn bộ 248 hồi)
        9/ Lục mạch thần kiếm (1963.trọn bộ 160 hồi)
       10/ Phi Hồ ngoại truyện ( trọn bộ 84 hồi)
        11/ Thần điêu Đại hiệp ( trọn bộ 104 hồi).
        12/ Thiên Long bát bộ (1963. trọn bộ 34 hồi).
        13/ Việt nữ kiếm (1970. 01 hồi . Truyện ngắn nhất).
        14/ Uyên ương đao (1961.02 hồi).
        15/ Tiếu ngạo giang hồ (1967. trọn bộ 224 hồi ).
          
   Ngoài  Kim Dung ra còn có các nhà văn khác như Cổ Long-Ưu Đàm Hoa-Liễu tàn Dương-Trần Thanh Vân cũng có những tác phẩm viết về kiếm hiệp. Nhưng ít độc giả  tìm đọc
   và chú ý.

      Những dịch giả ở Việt Nam ngày trước như Từ Khánh Phụng với Cô gái Đồ Long đăng trên báo Đồng Nai từng kỳ (1961). Ngoài ra còn có Hàn Giang Nhạn (độc giả VN cho là dịch giả hay nhất về chuyện Kim Dung) ( dịch Tiếu ngạo giang hồ, Lộc đỉnh ký).
  Các nhà phê bình, bình luận thời đó gồm có: nhà thơ Bùi Giáng, Bữu Ý, Đổ long Vân v.v…
     Có hai câu thơ mang tính chất ý nghĩa toàn chuyện của tác giả như sau :
                            “ Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc
                            “ Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên “
     Dịch :    “Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng
                   “ Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh “

    Trong truyện Kim Dung có đầy đủ phong tục, tập quán ,văn hóa của Trung Hoa . Gồm có các lảnh vực : Y thuật,sắc tộc TQ, châm cứu,võ thuật , âm nhạc, ,thư pháp, cờ , trà đạo, chen vào các triết lý đạo Phật, Khỗng giáo, Lão giáo, Trang Tử xuyên qua các thời đại sữ Trung Hoa .thêm thắt với các nhân vật thật của lịch sử ….
    Các nhân vật Nam ,trong các bộ truyện  của Kim Dung :
-        Trần Gia Lạc(Thư kiếm…) Viên thừa Chí( Bích huyết Kiếm)-
-         Quách Tĩnh (Anh hùng xạ điêu). Dương Quá( T. Đ. Đ.H.).
-        Hồ Nhất Đao (T.S.P.H) Hồ Phủ,Miêu Nhân Phượng (T.S.P.H).
-        Trương thúy Sơn,Trương Vô Kỵ (Y.th.K.) Địch Vân(L.Th. Q.)
-        Tiêu Phong(T.L.B.B) Đoàn Dự, Hư Trúc (T.L.B.B).Thạch phá Thiên (H.K.H.) Lệnh Hồ Xung , Nhạc bất Quần ,(T.N.G.H)
-        Vi tiểu Bảo ( L. Đ.K.) Tả lảnh Thiền (T.N.G.H) .
-        Những nhân vật nổi bật : Lệnh hồ Xung-Kiều Phong-Quách Tĩnh- Dương Quá- Đoàn Dự- Trương vô Kỵ-Dương Thanh Phong-Hoàng Dược Sư-Châu Bá Thông.

-        Nhân vật nữ :

-         Hương hương công chúa (Thư.k.a.c.)

-        Hoắc thanh Đồng – Lý Uyển Chi (Th.k.a.c.)

-        Ha Thanh Thanh- A Cữu -Trường Bình công chúa (B.H.K).

-        Hoàng Dung( A.H.X. Đ)-Tiểu Long Nữ (T. Đ. Đ.H.)

-        Trình Tố Tố (Ph.H) Miêu nhược Lan(T.S…)

-        Ân Tố Tố -Triệu Mẫn( Y.Th.K)

-        Chu Chỉ Nhược (Y.Th.K)

-        Thích Phương (Li.Th.Qu).Thủy Sinh.

-        A Châu- A Tư (Th.L.B.B). Vương ngữ Uyên (Th.L.B.B)

-        Mộc Uyển Thanh (Th.L.b.B)- Chung Linh.

-        Tiểu T. Huệ ( U. Ươ. Đao)- Lý văn Tú ( Bạch Mã K.T.Ph).

-        Đinh Đang ( H.Kh.H)-A Tú- A Thanh ( Việt n.K).

-        Nhậm Doanh Doanh ( Ti.Ng. G.H).Nhạc Linh San-Nghi Lâm.

-        Song Nhi-Tố Uyên-Phương Di Mộc kiếm Bình –K. Ninh công chúa –A Kha (Lộc đỉnh Ký).

-        Nhân vật lịch sữ phỏng theo :

-         Hoàn nhan A cốt Đã (Th.L.b.b)- Gia Luật Hồng Cơ.

-         Đế Quốc Mông Cổ : - Thành Cát tư Hãn - Truật Xích-Sát hợp

-        Đài –Oa Khích Đài-Đà Lôi-( Anh H.X. Đ).

-        Mông Kha-Hốt tất Liệt(Th. Đ. Đ.H).Gia Luật Sở Tài.

-        Toàn chân giáo ( trong Xạ điêu Tam bộ khúc) .Gồm :

-         Vương Trùng Dương-giáo chủ-Mã Ngọc-Khâu xứ Cơ-Vương xứ Nhất-Lưu xứ Huyền- Đàm xứ Đoan-Hách đại Thông –Tôn Bất Nhị-( Gọi là Toàn Chân thất tử).

-        Trương Tam Phong (Y.TH. Đ.L.Ky).Chu Nguyên Chương , Từ Đạt-Thường Ngộ Xuân-(Y.Th..)Trần hữu Lượng.

-           Nhà Thanh : Thuận Trị- Khang Hi( L. Đ.K).

-           Càn Long ( Thư K. Â.C.L.).

-         Sùng Trinh-Ngô Tam Quế-Trường Bình công chúa (Bich Huyết kiếm).

-         Thi Lang-Trịnh khắc Sãng, Trần Vĩnh Hoa-Phùng Tích Phạm-

-        Lý Tự Thành -Trần Viên Viên(L. Đ.K)

-         Đoàn chính Minh-Đoàn chính Thuần-Đoàn Dự( còn có tên Đoàn chính Nghêm) (T.L.B.B.) Đoàn trí Hưng (A.H.X. Đ).

-         Nói về Thiếu Lâm tự trong truyện kiếm hiệp của Kim dung . Thiếu L. Tự  được ví như cái nôi võ học . Thái sơn Bắc Đẩu của Trung Nguyên . Trong Tàng Kinh Các của Thiếu lâm Tự chứa tới 72 môn tuyệt đỉnh công phu của  phái ThiếuLâm ( Hầu hết lấy từ kinh điển Phật giáo để viết ra).

-           Ngoài đời : Thiếu Lâm Tự là một ngôi chùa uy nghi nằm  trên Thiếu Thất thuộc dảy núi Trung Sơn - Gần bên bờ sông Hoàng Hà – Hà Nam . Đây là cái nôi của Thiền Tông Trung Hoa . Chùa được xây dựng vào năm 497- Thái Hòa . Qua

nhiều biến động của lịch sữ chùa được tái tạo nhiều lần..

-          Đại hùng Bữu Điện là kiến trúc lớn của quần thể bao gồm 11 kiến trúc nổi tiếng của Thiếu Lâm.Trong đó thờ Phật Thích Ca và 18 vị  A-La Hán.- Đạt Ma Sư Tổ . Còn có 500 vị La Hán khác , cùng những kỳ tích võ học của các vị sư để lại .

-         Bộ phim “Thiếu Lâm Tự” qua vai diển của nam tài tử Lý Liên Kiệt đã giới thiệu và làm nổi bật Thiếu Lâm Tự khắp trên thế giới .

-           Ngoài ra trong truyện có một địa danh là Đại Lý.Thực chất Đại Lý là thủ phủ của Châu tự trị  dân tộc Bạch Đại Lý . Có diện tích vào khoãng 1,468km2.Dân số chừng 500.000 người.

-        Cũng là trung tâm chính trị của Tỉnh Vân Nam. Đại Lý có Tữ cấm Thành cổ  Đại Lý (1382). Thành cao chừng hơn 7m rộng chừng 12 dặm.

-     Tóm lại :  Chuyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung đã một thời “làm chủ” trong nền văn học “chưởng” những hư cấu và miên man thực thực hư hư, mặc dầu người đọc biết rõ đó là không thật, nhưng vẫn nghĩ là thật.. cái hay của  truyện “chưởng”  của Kim Dung là bằng phương pháp lý luận logic của cái thật để “phịa” ra cái không thật mà người đọc tưởng như thật. Qua một thời, truyện chưởng của Kim Dung đến nay không còn lung lay thiên hạ như mấy thập niên trước kia. Nhưng, ảnh hưởng của nó vẫn cón đâu  đó … Một ai đó khi tâm thần yếm thế, bất cần đời, họ có thể mượn truyện Kim Dung để tự ru ngủ cảm quan và sống “tâm tịnh” vượt qua đời thường  vậy.

-            Đến nay , thỉnh thoãng trên các kinh truyền hình vẫn có phát đi, phát lại phim chưởng Kim Dung . Nhưng hấu như nó không còn được ưu ái nhu trước.

-          Trong truyện Kim Dung mang nhiều sắc thái : hỷ,nộ, ái ố. Trung thần, phản thần, vương đạo, bá đạo …. tất cả đều để cho người đọc nhận xét tùy theo hoàn cảnh và cuộc sống .

-         Nhưng cuối cùng , Kim Dung vẫn cho rằng đời là vô thưòng. Cho dù có luyện được  đủ thứ “ma chưởng” thần chưởng “ thánh chưởng” thì con người cũng không thoát khỏi bi diệt vì luật trời đất . Có ai luyện được “thánh dược trường sinh bất t” để  tồn tại mãi trên cỏ đời này đâu.

-          Con người phải thay đổi kiếp trong luân hồi và cũng phải trả nợ đời cho dù “nó” không còn hiện hữu trên đời .

-                                                                               Hoàn tất.

-                                                                               GIÁNGNGỌC.