Cái Đạo
Lý của Trang Tử - Giáng Ngọc
Thầy Trang người đất Mông, tên
là Chu. Chu từng làm chức lại, coi "vườn sơn "ở Mông, đồng thời với
Huệ Vương người nước Lương, Tuyên Vương nước Tề. Sở học của thầy không đâu là không dòm tới, song cốt yếu, gốc là ở
lời của thầy Lão. Cho nên sách của thầy viết hơn mười vạn chữ, đại để đều là
ngụ ngôn. Những bài như "Ngư phủ" Đạo chích" Khư Khíp" dùng để
chế diễu đám thầy Khổng và bày tỏ đạo thầy Lão. Những tên như "Úy
Lũy" Hư Cang-Tang Tử đều là bịa không có thực.Vào thời Uy Vương nước Sở nghe Trang Chu giỏi, sai sứ đem nhiều của sang mời hứa sẻ phong tướng.Trang Chu cười bảo sứ giả nước Sở :-" Ngàn vàng là lợi lớn,khanh, tướng là ngôi cao. Nhà ngươi lại không thấy con trâu đem tế trời đó sao ?Nuôi nấng nó trong vài năm,đem gấm vóc mặc cho nó để sau cùng đem vào Thái Miếu .Trong lúc đó dù có muốn làm con lợn con không có mẹ , thì cũng chẵng được nữa đâu ?Nhà ngươi đi ngay ,ta thà chơi đùa trong rạch bùn cho thỏa thích , chứ không để cho kẻ có nước ràng buộc nổi.Suốt đời ta không ra làm quan."
Đúng như thế
, suốt đời Trang Chu , chu du sống riêng một cỏi, lấy "vô vi" làm cứu
cánh và ẩn dật suốt đời.
Sách của
Trang Chu lấy bài "Nội thiên" làm chính ."Ngọai Thiên "và Tạp
Thiên" đều có ý khác riêng biệt , nhưng tất cả đều vẫn giữ cái bản gốc.
Người đời sau đọc văn của Trang , để ý đến cách đặt câu ,dùng chữ , mà quên đi
ý chính . Thế là một thiếu sót rất quan trọng.
Sách của
Trang Tử có " Ngụ ngôn ": là đời vốn không có nguời, việc , mà hư
không đặt để nên lời.
"Trùng
ngôn:": Là lời ây, việc ấy,vốn không phải là người xưa ,vốn không phải của
người xưa ,nhưng đặt ra rồi đem gắn cho người xưa.
"Chỉ
ngôn " : Buột miệng nói ra , nói luôn chẵng kể gì đúng ,sai, phải ,trái .
Văn của
Chu trong một câu gồm có nhiều nghĩa là vậy.
Ai cũng
biết Trang Tử gần với Lão .Tuy nhiên trong Trang cũng có chổ giống Khổng, kẻ hiểu
theo Phật , rút lại đều gò ép không đúng cả. Vậy, nên cứ hiểu theo Trang là hay
hơn cả.
Ý TRANG
Đem lối học
tục mà sửa bản tính để cầu trở lại ban đầu ;đem lối nghĩ tục mà khuấy lòng muốn
,để cầu làm cho sáng tỏ ; ấy gọi là những kẻ ngu tối. Kẻ học đạo đời xưa , lấy
điềm tĩnh nuôi trí sống không có dùng trí làm gì ; ấy gọi là lấy trí nuôi điềm
tĩnh .Trí và điềm tĩnh nuôi lẫn nhau ,nên trong tính nẩy ra lẽ HOÀ .Đức là hòa,
Đạo là lẽ , Đức không gì không chứa,ấy là NHÂN. Đạo không gì không hợp lẽ ấy là
NGHĨA . Nghĩa rỏ mà vật thân , ấy là TRUNG . Trong thuần thục mà trở lại tình ấy
là NHẠC ,theo vẻ tự nhiên của mặt mũi , thân thể mà thuận với văn hoa ấy là LỂ
. Lể, Nhạc đi lẻ thì thiên hạ đại loạn .Người ta mong chính đính mà tự che lấp
mất Đức , Đức không đủ trùm , mà dùng để trùm thì sẻ mất tính của nó.
Người đời
xưa , ở trong vòng hỗn mang , cả một đời giữ được vẻ đạm mạc . Đương thời ấy :
Âm,Dương,Hòa Tĩnh,Quỷ,Thần,không nhiều , bốn mùa đúng tiết,muôn vật không phai
, các giống có sống tới , không chết non, yểu ...người ta tuy có trí, nhưng
không dùng nó nhiều để làm gì .Thế gọi là : Chí nhất (Thuần nhất) .Đương thời
không ai trị mà thường tự nhiên , kịp khi Đức suy xuống , đến các vua Toại
Nhân, Phục Hy , mới trị thiên hạ , vì thế mới gọi là thuận mà không nhất vậy.
Đức lại
càng suy , đến đời các vua Thần Nông,Hoàng Đế mới trị thiên hạ , nhưng vẫn là
yên mà chưa thuận .Đến đời vua Đường , Ngu mới trị thiên hạ mở dòng trị hòa ,
làm nhạt thuần,làm tan phác, đạo chi ly kể là hay , đức khó khăn từ đó. Thế rồi
, thiên hạ bỏ TÍNH mà theo TÂM , tâm cùng , tâm biết tới trí nhưng, vẫn không đủ
để trị thiên hạ . Thế rồi, đem văn phụ cho nó, lấy rộng thêm cho nó...Văn diệt
chất . Rộng đuổi tâm . Thế là dân mê loạn , không còn có cách gì làm cho tính
tình trở lại như ban đầu . Suy ra là thấy ĐỜI làm hại ĐẠO rồi còn gì !Nhưng
cũng có Đạo làm hại cho đời. Vì đạo đã mất chính đạo .Đạo với đời làm hại lẫn
nhau .Người của đạo có do đâu mà thịnh được ở đời ?. Đạo không có cách thịnh ở
đời, đời không có cách làm cho đạo thịnh , thánh nhân cho dù có tu ở trên núi
cao rừng núi thăm thẵm mà đức người bị che lấp rồi . Hạng đời xưa thường gọi là
"ẩn sĩ" không phải nấp thân mình ,mà chẵng hiện ra,không phải bịt lời
mình , mà chẵng nói ra; không phải giấu trí mình mà chẵng tỏ ra , thời thế và vận
mệnh lỡ làng . Tuy nhiên mỗi lúc mỗi khác . Người Đức và trí đành phải chấp nhận
như vậy để đợi cát nhật mà hành sự .
Lời bình:
Cái điềm tĩnh nẩy
sinh ra trí ,cái gọi là "tuệ" ở trong định , vậy , lấy ngay trí để
gây nên điềm tĩnh . Đó là thuyết trí và điềm tĩnh "nuôi" lẫn nhau.
Khi đã
nuôi được nhau như thế rồi , chẵng những đạo, đức từ đó mà hiện ra ,mà nào
nhân, nghĩa lể nhạc v.v...cái gì cũng do một chổ đó mà thông suốt. . Ví phỏng
có kẻ không lo ở cái gốc mà chỉ lo lể nhạc , thì thiên hạ vẫn không thể trở lại
tính tình của ĐẠO .
Cho nên học
cái thuyết của Trang là học tục , nghĩ tục , Đạo và Đời sở dĩ hại lẫn nhau như
thế vì cớ Đức suy . Đức là cái gốc để trị . Mất Đức tức là mất gốc , mất gốc
thì dân tình từ quan đến dân đều loạn .
Mối loạn từ
gốc căn nguyên mà ra . Cho nên , muốn an bình . Kinh bang tế thế . Phải lấy Đạo
tạo Đức và lấy Đức làm gốc cho thiên hạ thịnh trị.
Nếu cái
gốc đã mất, chỉ lấy ngọn mà trị thì không chóng cũng chầy THIÊN HẠ sẻ ĐẠI LOẠN.