Friday, June 7, 2013

 Không Đúng Như Thế - Vũ Mộng Tuyền

       Tôi đang có mặt trong khu Phước Lộc Thọ ở thành phố Arlington,Texas. Khi mọi người đang tấp nập nối đuôi đi vào nhà hàng Emprice để tham dự buổi văn nghệ gây quỹ cho đồng bào đang trốn chạy bão Katrina vừa tàn phá thành phố New Orleans ở tiểu bang Lousiana và một vài nơi khác ở tiểu bang Missisipi lúc bão Rita đang hình thành ngoài khơi vịnh Mexico, và đang có chiều hướng đỗ bộ vào thành phố Houston,Texas. E ngại Houston sẽ giống như New Orleans nên mấy ngày nay Thị trưởng thành phố đã kêu gọi người dân nên di tản ra khỏi thành phố, là nơi mà theo Trung tâm dự báo thời tiết  cho biết sẽ là trung tâm bão sẽ đi qua, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho cư dân thành phố.

        Tôi cũng đang  đợi các chú em, cũng như bạn bè ở Houston đang trên đương lên, và có nhiều người đã lái xe 10 hay 12 tiếng mới đến nơi, có người phải ở lại dọc đường vì hết xăng, lúc  các cây xăng phải đóng cửa vì không được tiếp tế. Người ta đổ  về Austin, nhưng hầu hết thì đi về hướng Bắc lên Dallas. Mãi cho đến phút cuối cùng chính quyền Tiểu bang mới ra lệnh đóng đường , không cho xe cộ từ Bắc chạy xuống,rồi lấy làm đường cho bà con từ Nam lên Bắc thì  đã giải tỏa hầu hết sự tắc nghẹt cũng như bộ giao thông tiểu bang đã tiếp tế xăng dọc đường,nên mọi sự trở ngại được giải quyết tốt đẹp.
        Ảnh hưởng của cơn bão Rita sắp vào đất liền,mặc dù cách xa gần 300 miles,nhưng trời Dallas âm u, mưa nhỏ và hơi lạnh. Tôi được biết gia đình chú Tiển đã đến Austin bình yên.Chú ruột  cuả tôi thì theo gia đình chú Đạt đi Dallas phải trở lại nhà vì không cách chi đi nỗi lúc cao điểm. Gia đình Nhai, bạn thân của chúng tôi, cũng đã đến Austin, riềng Nhai thì không muốn đi mà muốn tư thủ tại nhà. Gia đình thầy Ấn thì  một nửa đã đến Austin, còn thầy khi gần đến Dallas vì  thầy bị đau tim nên   quá mệt ,  không chịu nỗi một cuộc di chuyển lâu. nên gia đình phải đưa thầy vào bệnh viện, Một dịp để thầy gặp lại những đứa học trò của thầy đang ở Dallas,Fort Worth, Nhưng sức  khỏe thầy không cho phép.
        Mãi đên khi cơn bão đi qua mới biết là thầy vẫn  bình yên.Tôi cũng gặp lại đầy đủ gia đình Nông đang tạm trú ở khách sạn trong thành phố Grand Parrie.
        Mới 6 giờ chiều mà trời đã tối.Tôi vừa đến bãi đậu xe thì nghe tiếng chào tôi. Một người đàn ông đứng tuổi, gọng nói miền trung.Tôi đứng lại, cùng lúc người ấy bước ra khỏi xe:
        -Xin lỗi,anh là A,chồng chị V ?
        - Phải,anh là...
        -Tôi là Tân,Hoàng văn Tân,học cùng lớp với chị V. nhà em ở cùng xóm với anh Nhơn,kêu chị Thu Ba bằng dì, trước mặt rạp Đại Chúng đó.
          Tôi bâng khuâng không nhớ ra vì Tân học thua tôi vài lớp. Vã lại tuổi tôi cũng đã lớn rồi, đàu óc không còn minh mẫn, trí nhớ thì phai nhạt với thời gian, đã hơn 40 năm rồi, khi mà sự giao tình không có, chỉ gặp nhau trong sân trường,vào những ngày thứ hai chào cờ thì làm sao nhớ cho hết bạn bè cùng trường! Nhưng tôi cũng làm quen:
          -Mới ở Houston lên hả? Chị và các cháu đâu?
          -Em đi một mình.
           Tôi thành thật hỏi:
-         Đã có chỗ ở chưa?
-         Em mới tới, chạy hết 13 tiếng, kẹt xe dễ sợ luôn, cho đến qua khỏi Fairfield mới yên tâm. Định ghé đây kiếm chi ăn rồi mới kiếm khách sạn.
     Tôi mĩm cười, rồi mời Tân vào tiệm phở Hùng  gần đó dùng cơm tối. Một buổi chiều, những người thân và bạn bè thì chỉ có một số đã yên chỗ, còn lại thì ở Austin, hoặc quay về nhà phó thác cho số mạng. Phút cuối gặp lại người cùng trường Nguyễn Hoàng vàcùng quê Quảng trị đang  bơ vơ trong  một thành phố xa lạ, trời đang mưa và những khách sạn, nhà nghỉ đã không còn chỗ trống để nghỉ lưng.Tôi mở lời mời Tân về nhà tôi nghỉ ngơi tạm trú vài hôm trong thời gian bão Rita vào đất liền.Tân cám ơn rối rít, dù trong mắt thì ngại ngùng.
         Nhìn Tân, tên nghe quen quen, hình  như tôi có nghe một câu chuyện về Tân, có lẽ do một người bạn rât thân của tôi ở Đà nẳng kể lại thì phải.
         Hơn 9 giờ tối thì về đến nhà, một ngày hành trình vất vã. Tân đã vào phòng và  ngủ rất ngon.
         Sáng hôm sau, tôi đưa Tân xuống Fort Worth ăn sáng, chúng tôi trao đổi chuyện đã qua, từ ngày rời trường..Tôi bóng gió về chuyện đi về quê năm ngoái, cũng như nói ra những điều tôi đã nghe.Tân sửng sốt, ngạc nhên rồi nói:
       -Không đúng ,không phải như thế!
        Trên đường trở về nhà Tân kể:
        Sau khi đỗ tú tài 2 năm 1969,nhận được lệnh động viên, năm 1971 ra trường được bổ nhiệm về sư đoàn 23 đóng ở Buôn mê thuột, rồi lập gia đình. Cho đến 1975 thì bị bắt đưa ra Bắc.  Năm 1981 thì được trả tự do,   khi về đến nhà ở Bình tuy,mới biết vợ đã mang hai đứa con(trai 3 tuổi ,gai 1 tuổi)giao cho bà Nội rồi bỏ đi. Ngay giờ phút này vẫn không biết cô ấy ở đâu, chỉ nghe một số bạn của Trang (tên vợ của Tân) nói lại là vào khoảng hè 1976,Trang đưa hai con giao lại cho bên nội, thì cô ấy đã vượt biển theo người đàn ông khác, hình như cùng đơn vị với Tân. Năm 1991,Tân và hai con được định cư ở Mỹ, từ Cali rồi đến Houston, Texas.Hơn 10 năm đầu tắt mặt tối, gà trống nuôi con, một mình lo cho con ăn học, thằng con trai đầu đỗ kỷ sư điện, có vợ đang làm việc ở San Jose; đứa con gái học xong đại học ngành Thương mại vừa lấy chồng hiện  ở New York.Tân vẫn ở một mình, đang làm nghề cắt cỏ và bảo  quản vườn tược cho nhiều thân chủ ở thành phố Houston.Tân cũng chẳng còn tham lam, bon chen khi cuộc đời đã có quá nhiều bầm dập, trên tình trường và cả trong cuộc đời, chỉ muốn an phận sống qua ngày.
       Mặc dù không mấy quan tâm đến những sinh hoạt của các hội đoàn , nhưng vẫn có những liên lạc mật thiết với thầy cô bạn bè, thân thuộc đang còn sống ở quê nhà. Cũng rất quan tâm đến người mà Tân đã từng yêu thầm lúc còn đi học. Đó là Thi Lan, nàng đã nghĩ sau khi đỗ trung học, bỏ nhà để theo một sĩ quan trẻ thuộc sư đoàn TQLC. Ngày còn ở Ban Mê Thuộc, bạn bè cho Tân biết Thi Lan đang sống ở Thủ Đức với hai đứa con gái .Sau1975, Thi Lan sống rất vất vả, thiếu thốn khi chồng bị mất tích ở Nha Trang, nàng đã nuôi các con trong nỗi đau mất chồng, rồi bị xua đuổi. Hiện tại Thi Lan đang sống với đứa cháu ngoại trong căn nhả tổi tản, bên cạnh một nghĩa trang ở Biên Hòa.
          Năm 2004 Tân về lại Việt Nam, hy vọng là giúp được gì cho hoàn cảnh của Thi Lan, người một thời đã làm Tân điên đảo. Đến khi gặp măt , một Thi Lan kênh kiệu, một cô học trò nhí nhảnh ngày nào đã trở thành một người đàn bà già trước tuổi, hình ảnh đó không như trong như ý nghĩ của Tân, và đã làm cho Tân thêm đau khổ. Nhưng tình yêu dành cho Thi Lan vẫn còn đó, thêm một chút thương hại. Hai tuần lễ trôi qua , biết bao nhiêu ngày Tân sống gần gũi. Tân đã lấy hết can đãm để nói cho Lan biết tình cảm của mình và mong được cùng nàng đi hết phần đời còn lại, đưa nàng ra khỏi nơi tăm tối này, hầu quên đi những kỷ niệm đầy nước mắt và cả tuổi thanh xuân của nàng. nhưng đều bị Lan từ chối.
         Đau khổ vì tình yêu, lòng tôt không được đáp ứng,Tân bỏ dở kế hoạch, rồi  vội vàng trở về Mỹ sớm hơn dự tính,Trước thái độ của Tân, bạn bè ở Sài gòn đã đồn miệng với nhau “Tân thất vọng khi nhìn lại Thi Lan không còn như ngày xưa , mà là một Thi Lan già nua, xấu xí đang sống một cuộc đời tàn tạ. Không như hình ảnh đã ấp ủ trong đầu, rồi về Mỹ với thất vọng”.
         Tôi hổi:
        -Tân nghĩ thế nào với dư luận đó?
        - Khi đã yêu bằng một tình yêu chân thật, thì dù người ấy là16 hay đã 60, dung nhan có khác đi thì tình yêu dành cho nàng cũng  vẫn như thế, không vì một lý do gì có thể thay đổi.Thi Lan là người tôi yêu lúc còn đi học hình ảnh nàng vẫn sống mãi trong tim, chỉ tiếc là tình yêu một chiều, chưa được nói ra thì nàng đã theo chồng. Anh nghĩ tôi sắp sửa 60 cũng đã bệ rạc rồi, đâu có khác gì Thi Lan.
        -Chuyện đời mà ai nghĩ như thế nào cũng được,Tân buồn bả nói.
        -Khi tôi nói ra, như một lời tỏ tình, để  cho Lan biết tình cảm của tôi đối với nàng. Lan tỏ ra thân thiện, vui vẻ khi gặp tôi, không ngại ngùng nhận sự giúp đỡ, cũng như nàng đã biết tôi yêu nàng. Lan cũng đã xác  nhận là nàng có nhiều tình cảm dành cho tôi. Nhưng nàng vẫn từ chối viêc tôi đưa nàng sang Mỹ sau khi các thủ tục có két quả.
        Nét thất vọng,đau khổ làm cho Tân nghẹn lời.
        Nói ra thì xấu hổ, không nói ra thì mọi người hiểu lầm, nên anh đừng cười khi biết rõ sự việc là ”Lan đã từ chối yêu cầu của tôi”. Tôi không trách Lan, mà còn thán phục, nhung cũng đã làm cho tôi giận khi nàng từ chối tình cảm, lòng tốt của tôi chỉ vì Thi Lan cứ tin rằng chồng nàng vẫn còn sống, rồi cũng có ngày trở về với nàng.
        Trời đã làm mưa bão, bão có mạnh đến cấp nào đi chăng nữa, có tàn phá khốc liệt thì cũng đến lúc trời tạnh, mây tan, sóng yên biển lặng. Rita không như Katrina, Ria ta chỉ thoáng qua nhưng đã làm cho thiên hạ sợ, vì không ai biết chuyện gì khi nó đổ vào.
         Tình yêu cũng như cơn bão, đến và đi , dù có kinh khũng, tàn phá cở nào , hay có nhẹ như cơn gió thoảng, hoặc bàng bạc như áng mây, cũng để lại trong tim những nhưc nhối khó quên.

Vũ Mộng Tuyền