Friday, March 3, 2017

Bùi Ngùi Với "Thiên Cổ Bùi Ngùi" 
                    Của Phạm Hồng Ân Thi Sĩ 
                                            Lê Mai Lĩnh
phóng bút










M Ộ T

Áng chừng vào trước GIÁNG SINH 2016, tôi nhận được hai tác phẩm của PHẠM HỒNG ÂN gởi tặng.
1/ tập thơ THIÊN CỔ BÙI NGÙI.
2/ tập truyện THỜI KIÊU BẠC.

Tôi có hứa với anh là sau khi đọc xong, tôi sẽ có chút ý kiến nào đó. 

Nhưng mãi tới nay, tôi mới có bài phóng bút này, tôi thấy mình có lỗi với bạn. 

Nhưng bây giờ, tôi lại nghĩ, sự chậm trễ này lại là hay. 

Chính vì sự chậm trễ, sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần, tôi mới thấy được cái HAY, CÁI TUYỆT VỜI trong thơ của thi sĩ. 

Thơ của thi sĩ, không chỉ đọc bằng miệng, mà phải thêm với cái ĐẦU suy nghĩ và sự tưởng tượng phóng tới, cùng với lời thơ, ngôn ngữ thơ. 

Noi cách khác, thơ của ÂN phải đọc chậm rãi, nhiều lần, mới thấy cái hay, cái thâm thúy, cái tình, bên trong và đàng sau ngôn ngữ.

THIÊN CỔ BÙI NGÙI, tựa đề tập thơ, đã cho ta cái nhìn, cái nghĩ của tác giả VỀ MỘT CÕI XA XƯA, VỀ MỘT MIỀN QUÁ KHỨ, VỀ NHỮNG DẤU TÍCH XA VỜI. 

Tôi trở lại ngôi nhà xưa lặng lẽ
     (Dâng hương hồn ba)

Ngày xưa má dắt tôi về ngoại
            (Rau má)

Nhớ ghé Cà Mâu, tỉnh ly xưa
    (Tết này em có về cố xứ)

Mua run ướt đẫm cầu thề
Tả tơi một chút vọng về ngày xưa
            (Con đường)

Cổng trường xưa còn nhớ bước chân qua
            (Sẽ gửi về em)

Nhìn anh chợt nhớ đến người xưa
      (Nhìn anh chợt nhớ đến người xưa)

Thơ của PHẠM HỒNG ÂN là thơ của THIÊN CỔ BÙI NGÙI.
Là thơ của ngoái nhìn về, của đăm đắm đôi mắt dõi theo, của vọng tưởng quá khứ về những ngôi trường xưa, con đường cũ, của bạn học thời đến trường, của bạn chiến đấu cận kề cái chết, đùa giỡn với tử thần.


Nhìn nhãn sắc và chân dunng nhà thơ, rồi đọc đoạn thơ thi sĩ viết về người cha, tôi biết, mình nghĩ KHÔNG SAI, là PHẠM HỒNG ÂN mang nhãn sắc, vẻ đẹp của ông CỤ bên ngoài, lẫn bên trong cái sĩ khí, tiết tháo của nhà nho uyên thâm.

Xin gởi lời mừng đến phu nhân và các cháu, rằng bạn tôi, thi sĩ PHẠM HỒNG ÂN, phải là một người CHỒNG, người CHA hẳn phải ngon lành.

Ta hãy nghe thi sĩ viết về người CHA trong bài thơ DÂNG HƯƠNG HỒN BA:

Bà đã sống trọn niềm đau thế hệ
Và bạc đầu những trang sách cổ văn.

Ba để lại bình trà vàng sĩ khí
Sùng sục sôi tiết tháo một nhà nho
Mùi trà bay thơm tận cùng ý chí
Bốn mươi năm tôi giữ vẹn từng giờ. 

Ba để lại gốc tùng ngoài cổng
Cây bao năm, tôi bao tuổi thăng trầm
Cây bao giờ cũng vơn cành hy vọng
Che đời tôi khỏi nắng dữ mưa thâm

Nhưng rồi, đến cuối đời, không ra khỏi vận nước nhiễu nhương, mỗi thân phận người đều đau chung nỗi đau thân phận nước non

Để rồi

"Ba để lại bài ca dao dang dở
Tiếng đàn bầu đứt ruột giữa đêm khuya
Sầu vong quốc tôi mãi còn trăn trở
Bàn tay đưa rướm máu nỗi chia xa.

Tôi trở lại ngôi nhà xưa dột nát
Bình trà thơm vỡ vụn nét hoa văn
Gốc bạch tùng gục ven sân trụi lá
Dòng sông trong ô uế bụi trần gian"

Trong THIÊN CỔ BÙI NGÙI, hẳn nhiên tác giả không thể không nói tới hình ảnh NGƯỜI MẸ..
Người mẹ của thi sĩ, cũng như bao người mẹ Việt Nam khác, suốt một đời hy sinh cho chồng con.

Lấy hạnh phúc của chồng con làm hạnh phúc của mình, chấp nhận những đau khổ cho mình để đem niềm hạnh phúc cho gia đình, chồng con.

Chúng ta hãy nghe tác giả nói về người MẸ của mình:

Ngày xưa má dắt tôi về ngoại
Trên chuyến xe ngang mấy bến phà
Nhà ngoại lá vườn che kín mái
Đường trơn mây rắc bụi mưa qua.

Bữa cơm đạm bạc canh rau má
Mà thấy đau đau dáng ngoại còng
Ơi là rau thơm bình dị quá
Nhắc lòng tôi nghĩ tới quê hương.

Má đem rau má về quê nội
Gây giống trồng lên giữa xứ người
Râu bưng lá non xanh rười rượi
Nuôi đàn con thơ sống chợ đời.

Rồi tàn cuộc chiến...vào ngực thất
Rau má nuôi tôi khắp trại tù
Rau lót bụng tôi khi đói khát
Lúc buồn rau hóa nhưng lời ru.

Hôm nay nắng hạ trời ly xứ 
Nhớ má, nấu canh rau má tươi
Ôi, lá rau người thân lữ thứ
Không làm canh ngọt vị quê tôi.

H A I

CHIẾN TRANH, NGƯỜI LÍNH , RƯỢU , THƠ , và ĐÀN BÀ,
CÁI NGANG TÀNG NGUYỄN BẮC SƠN TRONG CÁI NGANG TÀNG CỦA PHẠM HỒNG ÂN.

Có nhiều bài thơ của PHẠM HỒNG ÂN, làm tôi liên tưởng tới những bài thơ của NGUYỄN BẮC SƠN khi viết về CHIẾN TRANH, NGƯỜI LÍNH, RƯỢU, THƠ VÀ ĐÀN BÀ, mà điển hình nhất là ba bài :

1/ UỐNG RƯỢU VỚI DUYÊN Ở THẠNH PHÚ ĐÔNG.
2/ THÁNG TƯ GIỮA CHIẾN TRƯỜNG LONG KHỐT
3/ TỪ SÔNG RA BIỂN.

Người lính, cận kề cái chết.
Người lính, nhìn TỬ THẦN như người láng giềng.

Đánh đấm đó, cười đùa đó, nhậu nhẹt đó, bay bướm lã lướt đó, hẳn nhiên không thể không nghĩ tới, không muốn có, không tránh khỏi, nỗi ám ảnh hay cận kề MỘT NGƯỜI NỮ.
Người nữ, có thể là một người tình từ hậu phương đến thăm.
Người tình thôi nhé, mới lãng mạn, mới thi vị, mới ĐÃ.
Người vợ, nếu đã có vợ, không thể có mặt ở những nơi chốn nầy: Tên bay, đạn lạc, súng nỗ dì đùng, hỏa châu thắp sáng trời đêm.
Bụi bờ là giường, poncho là mái che, tấm đáp. On đến không biết trước, dừng quân chẳng biết bao lâu. Quân sĩ là một thứ hỗn mang, nhiều như qan Nguyên. Thực phẩm là lương khô, đồ hộp. Trong điều kiện sống như thế, chỉ có NGƯỜI TÌNH, CÔ BÁN QUÁN CÀ PHÊ, NHƯNG O THÔN NỬ, những cô giáo xa nhà, công chức nữ, tỉnh lẻ mới hợp khẩu vị.
Vợ là trại gia binh, là cư xá sĩ quan, là nhà vãng lai.

Người nữ trong thơ NGUYỄN BẮC SƠN, PHẠM HỒNG ÂN là vậy :

"Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé sông mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cũng gái điếm
Đốt tiền mua vội những ngày vui "
             nguyễn bắc sơn

"Bắt chước người xua...quân mặc tiếu 
Vui cười quên tuốt bóng chim bay 
Đánh trận xong rồi về động liễu 
Tim nàng tiên dắt cõi thiên thai "
          phạm hồng ân

" Ngủ ở hòn thơm ta lụy mãi 
Mùi khô ngai ngái vịnh dương đông 
Có cô giáo dạo tay mềm mại 
Rót rượu đưa ta tới cõi hồng "
              phạm hồng ân

Chiến trường trăm trận chưa hề bại 
Mà chết vì em tuổi nguyệt rằm :
            Phạm Hồng Ân 

Sau đàn bà là rượu, cũng là THỰC ĐƠN CỦA NGƯỜI LÍNH TRẬN. 

"Tàu ủi bãi nằm im kích giặc 
Gò cao rải lính phục từng khoanh 
Yên chí ngồi nhìn mưa trút thác 
RƯỢU DƯ TA CẠN SUỐT ĐÊM TÀN "
            Phạm Hồng Ân 

"Hôm nay nhận được tin mi ngã 
Trên đỉnh CÔ TÔ nắng chói chang 
Đù má, quân thù chơi xỏ lá 
Rình mi bắn lén lúc dừng quân. 

Tàu ở đầu sông ôm vết nhức 
Ực bình toong rượu khóc hu hu "
        phạm hồng ân 
  
"Đi hành quân rượu đế mang theo
Mang trong đầu một ý tưởng trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Bạn bắn trúng nguoi vì nguoi bạc phước "
                  nguyễn bắc sơn 

"Khi tao đi lãnh khẩu phần
Mày mua rượu đế....
Trong rừng thiếu rượu, anh hùng nhát gan "
           Nguyễn Bắc Sơn 

Một điểm giống nhau giữa thi sĩ người lính NGUYỄN BẮC SƠN và người lính thi sĩ PHẠM HỒNG ÂN, 
Đó là những tiếng CHƯỞI THỀ RẤT LÍNH, RẤT LÃNG MẠN, RẤT DỄ THƯƠNG.

Tiếng chưởi không làm ai giận, ghét, mà nó toát ra vẽ THẬT THÀ, CHÂN CHẤT, CỤC MỊCH:

ù má, quân thù chơi xỏ lá
Rình mi bắn lén lúc hành quân "
        Phạm Hồng Ân

"Chinh chiến tạm quên đi thằng bạn
Mềm môi đù má cuộc đời chơi "
               Phạm Hồng Ân

Trong thơ NGUYỄN BẮC SƠN , những tiếng chưởi như thế cũng không thiếu 
Còn nữa,

Nguyễn Bắc Sơn:
Đời bắt kể làm thơ đi làm lính
Mang trên vai một cái mu rùa "

Phạm Hồng Ân:
Ta, kẻ làm thơ đi đánh trận
Bên trời kiêu bạc đón xuân sang.

Và Tháng Tư Giữa Chiến Trường Long Khốt 

Gặp mi giữa chiến trường Long Khốt
Bụi bám đầy râu, lộ nụ cười
Khói súng khét hơi người, mặc kệ
Khề khà ta vội cụng ly chơi.

Tàu ủi bãi nằm im kích giặc
Gò cao rải lính phục từng khoanh
Yên chí ngồi nhìn mưa trút thác
Rượu dư ta cạn suốt đêm tàn.

Con sông Vàm Cỏ Tây trong vắt
Trong vắt như đôi mắt lá răm
Chiến trường trăm trận chưa hề bại
Mà chết vì em tuổi nguyệt rằm.

Ta như dòng nước chia trăm nhánh
Mẹ kiếp buồn chị chuyện nhớ thương
Chỉ tiếc đêm thâu sao quá ngắn
Mai nầy kẽ núi kẻ về sông.

Bắt chước người xưa quân mặc tiếu
Vui cười quên tuốt bóng chim bay
Đánh trận xong rồi về động liễu
Tìm nàng tiên dắt cõi thiên thai.

Hôm nay nhận được tin mi ngã  
Trên đỉnh CôTô nắng chói chang
Đù má quân thù chơi xỏ lá
Rình mi bắn lén lúc hành quân

Tau ở đầu sông ôm vết nhức
Ực bình tông rượu khóc hu hu
Tháng tư trời tối đen như mực
Mi đã như sương khói mịt mù.

Phạm Hồng Ân

B A 

Để kết luận cho bài phóng bút ngắn này, tôi muốn chép lại NGUYÊN VĂN BÀI TỰA của PHẠM HỒNG ÂN viết cho tập thơ THIÊN CỔ BÙI NGÙI.

Một bài TỰA cho chúng ta hiểu rõ TÂM HỒN ANH và CỎI THƠ của thi sĩ.

" Thơ là ngôn ngữ tuyệt đỉnh của văn chương. Nó chuyên chở tình yêu. Bộc trực, hào khí. Thử thách sự thủy chung. Ngạo nghễ trong ngục tù. Nó xót đau niềm vong quốc. Dày vò kiếp tha hương, Nó tiếp cái hùng tráng thiên cổ...ngậm ngùi cho tới nghìn sau.
Tôi muốn viết về những điều này, hơn mấy chục năm qua, nhưng... khi viết lên, lại chẳng phô bày được điều gì. Thơ tôi chỉ là những mảnh vụn của sỏi đá, là giọt nước của ao tù, là tia nắng mỏng manh cuối ngày, là viên đạn lép trong nông súng đã ri, là thư ngôn ngữ bất lực của một thế hệ chịu lắm đọa đày.

Trong nỗi tột cùng thất vọng đó, may mắn thay, tôi còn ghi lại được dăm kỷ niệm ngọc ngà, vài hình ảnh vàng son đã qua...bằng một rung cảm chân thật của thi ca,

Xin bạn hãy thân tình xem tập thơ này là một thứ tiêu khiển trong giây phút nhàn nha, tựa như bạn nhấp một chén trà hay chiêu một coc rượu cúng bằng hữu có trí " 

Lời tâm sự tưởng chừng như, không còn gì thành thật hơn, không có gì nằm ngoài trái tim lương thiện của một người làm thơ, THI SĨ PHẠM HỒNG ÂN

Những năm gần đây, trên văn đàn hải ngoại, ta thấy nhà thơ PHẠM HỒNG ÂN đã tung hoành bốn phương, tám hướng.

Điều này cũng dễ hiểu thôi.

Sau khi đã xác định cho mình MỘT CHỖ ĐỨNG TRONG THI CA VIỆT NAM LƯU VONG,
Từ cánh CHIM SẼ ngày nào, này đã là cánh ĐẠI BÀNG tung trời lộng gió.

Giữa Lê Mai Lĩnh và Phạm Hồng Ân có một trùng hợp, sắp xếp khá lạ lùng.

Năm 1965, anh là NGƯỜI SÁNG LẬP thi văn tình ca CUỐI VIẾT.
Năm 1958, tôi là ĐỒNG SÁNG LẬP THI VĂN ĐOÀN GIỚI TUYẾN, ĐẦU VIỆT.

Anh, CUỐI VIỆT, tôi ĐẦU VIỆT, cùng nhau PHÁT HUY, CANH GIỮ nền văn học 
Nhân Bản - Dân Tộc - Khai Phóng 
Chống lại dòng văn học CỘNG SẢN.

Nhưng rồi, THÂN PHẬN NHƯỢC TIỂU VIỆT nằm trong VẬN MỆNH THẾ GIỚI, 
Hai anh em chúng tôi, không hoàn thành sứ mệnh được giao phó.

Xin mọi người tha thứ cho chúng tôi.

LÊ MAI LĨNH
2/2017