Thơ Đường Việt Nam Lung Linh Màu Sắc
- Nguyễn Chính Viễn
Thơ Đường luật xuất sứ từ Trung Quốc đến nay đã hơn 1300
năm. Thơ Đường Trung Quốc vào Việt Nam như thế nào? Và đã được đánh giá ra sao?
Thời nhà Đường gồm 300 năm (618-907), đối chiếu với lịch sử Việt Nam đó là thời
Bắc
thuộc, trải qua các thời Mai Hắc Đế (702), Bố Cái Đại Vương (791), bước
sang triều đại Ngô Vương Quyền (939- 967).
Trong thời Đường hưng thịnh, nhiều nhà thơ có
tiếng đã tưng tiếp xúc với các pháp sư Việt Nam. Thời nhà Lý tôn thờ Phật giáo
nên thơ cũng mang đậm nét thiền. Từ thế kỷ X trở đi,Nho giáo chiếm địa vị gần
như độc tôn ở Việt Nam. Các khoa thi kén chọn nhân tài, sĩ tử đều phải thi thơ
Đường Luật. Từ thế kỷ X-XX chữ nôm được thịnh hành. Văn học trong đó có thơ ca
phát triển mạnh mẽ. Nội dung đề cập, đề tài phong phú như : Chiến thắng lịch
sử, thiên nhiên và nhân tình thế thái...Bài Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt
nổi tiếng ngay từ đầu ( Nay các nhà khoa học đang đưa ra những luận cứ không
phải của Lý Thường Kiêt- TG bài viết). Rồi đến thời Trần bài thơ của Thái sư
Trần Quang Khải: “Lưỡng hồi lao thạch mã...”. Những bài thơ manh hơi thở,nhịp
đập của trái tim dân tộc thì trường tồn mãi mãi...
Việt Nam làm thơ Đường bằng chữ Hán mang nhiều tính hiện thực hơn,
đề cập đến chuyện thế sự, số phận con người. Nó gần gữi với đời sống và mang
nhiều tính nhân dân hơn. Đến cuối thế kỷ XIX, thơ chữ Hán không dồi dào, phong
phú như trước nữa. Thơ Nôm Đường Luật của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Phan
văn Trị có phần khởi sắc hơn.Thơ Nôm phải nói đến Hồ Xuân Hương, mới thật tung
hoành ngang dọc. Nhà nghiên cứu văn học Dương Quảng Hàm đã khẳng định : “Hồ
Xuân Hương là một nhà viết thơ Nôm thuần túy, thoát hẳn ảnh hưởng của thơ văn
chữ Hán với cách tả tình, tả cảnh, dùng chữ, hiệp vận rất khéo”Nhà thơ Xuân
Diệu thì đánh giá : “Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường, một
thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những đáy rất kín thầm của tâm tư, những
đáy kín thầm ấy,không phải lạc lõng cô đơn, cá nhân chủ nghĩa,mà trái lại được
hàng vạn người đồng tình thông cảm” Như vậy từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương
các nhà thơ Việt Nam chỉ mượn Luật Đường làm hình thức để thể hiện. Nhưng họ
luôn luôn muốn thoát khỏi thơ Đường cả về nội dung và hình thức.Nguyễn Trãi,Hội
Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong thơ Nôm dùng nhiều lục ngôn thể hơn là Đường
luật.Đến thế XVIII- XIX với Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan thì hồn Việt,
lời nói Việt, tâm trạng Việt đã làm cho thơ luật Đường đến độ hoàn hảo...Sau đó
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương giữ được cái trang nhã cua thơ luật Đường. Những
dòng ngôn ngữ và cách cảm nghĩ giầu tính nhân văn với đời thường. Thơ Đường
luật Việt Nam hóa, hoàn toàn tung hoành ngang dọc với tình cảm tư tưởng của
mình không hề bị gò bó như bài “Tự Tình” của Hồ Xuân Hương, “TieensSix Giấy”
của Nguyễn Khuyến., Tuyệt cú “Chữ Nho” của Trần Tế Xương...
Thơ Đường Luật hiện nay, đã được chuyển giao
kỹ thuật một cách hoàn hảo, nhờ các tài thơ lớn Việt Nam.Hình thức của nó chỉ
còn là nguồn gốc xa xôi, chứ bàn thân thơ Lật Đường, cả chữ Hán và chữ Nôm, đã
trở thành tài sản tinh thần của người Việt Nam, mang hồn Việt,giọng Việt.Trong
thời Pháp thuộc, thơ Luật Đường dùng làm vũ khí đấu tranh của các nhà Nho gia,
các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...
Thế kỷ XX nhà thơ lớn, Trần Tuấn Khải,Tản Đà
vẫn tiếp tục mạch thơ yêu nước ấy, nhưng phải mượn cách nói ngụ ý, cách nói
bóng gió hơn.Phong trào thơ mới nở rộ thì có Ngân Giang nữa Quách Tấn vẫn thủy
chung nhất với thể thơ Luật Đường.Tiếp tục Tú Mỡ, Đồ Phồn sử dụng thể thơ trào
phúng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ...Đọc bài thơ Đường hay,người ta
liên tưởng đến những sắc màu, đường nét của nó (thi trung hữu họa) không phải
dựa theo chi tiết ngôn ngữ cụ thể của bài thơ.Do truyền thống gắn bó giữa thơ
ca, nhạc họa, nên một bài thơ Đường hay, bao giờ cũng gợi nên những âm thanh,
đường nét...sự nhất trí giữa con người và thiên nhiên. Cấu tứ cái tôi trữ tình,
thường hòa lẫn trong thiên nhiên và ngoại cảnh, Trong cách biểu hiện ba yếu tố
Thi, Họa,Nhạc thường quấn quýt làm một . Về cấu trúc thơ Đường thường gọn nhẹ,
cô đúc, ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, ý tại ngôn ngoại, không phải là những thuyết
lý khô khan. Văn dĩ tải đạo thì nặng về triết luận-Văn dĩ quánđạo
thì xem trong tác dụng thẩm mỹ của thơ ca hơn, gần gữi thơ đường hơn,mang hương
vị thoáng nhẹ, sâu lắng của thơ Đường. Đặc tính mỹ học là tính hàm xúc,it lời,
nhiều ý, ý ở ngoài lời, kết cấu chặt chẽ. Phải tìm tòi từ ngữ tinh hoa của dân
gian, kết hợp với cổ điển của lịch sử, và từ hoa lệ của văn học thành văn.Phải
sáng tạo ngôn ngữ hàm xúc, cấu tứ chặt chẽ, tâm hồn Á Đông gắn tình cảm con
người với thiên nhiên với đất nước. Thơ Đường như đóa hoa bất tử, không úa tàn
theo thời gian, năm tháng. Mỗi khi đọclên ta cảm thấy một cái gì vẫn mới, vẫn
đẹp và vô cùng sống động. Cuộc tranh luận về thơ mới thơ cũ đầu thế kỷ XX:
Người chê thơ Đường thì nói : Chữ nghĩa sáo mòn,luật lệ gò bó, trói voi bỏ
rọ...”. Ngược lại người chê thơ mới lại nói : “Sự việc bằng quả ớt lại cố kéo
dài như cái ba toong, ý có một dúm,lời kéo lòng thòng hàng thúng không hết...”
Thơ Đường vào Việt Nam đã có nhiều đổi mới cho phù hợp với tâm trạng, với tính
hài hước của người Việt Nam thể hiện bằng các hình thức : Thủ Vĩ ngâm, Thể thơ
bỏ lửng, Vĩ Tam thanh...
Nguyễn Chinh Viên, 23-3-2013