Loạn Bút Về Tửu Sắc (1) - Nguyên Lạc
Bạn hãy cẩn trọng với những người quá nghiêm nghị, không cười. Mẹ, những người thương ta,
thường cười với ta! Lenin, Stalin, Hitler, Mao nghiêm nghị, không cười: triệu triệu người vong mạng!
Ông Khổng Tử
nghiêm nghị: biết bao “con hát” bị tàn hại một cách vô tội và như Nguyễn Ngọc Ngạn đã viết trong "Kỷ Niệm Sân Khấu”!
Laughter is the best
medicine in the world…… So keep smiling! (Nụ cười là liều thuốc vạn năng,… hãy luôn mỉm cười!)
Cẩn báo: Đây
chỉ là những góp
nhặt mà tôi đã túm được từ nhân gian, sách vở, chiên xào lại , thêm
mắm, thêm muối, rồi biến nó thành một món
"không giống ai", với chủ ý giúp vui thôi! Có gì sai sót mong các Ngài thi sĩ, các bậc cao minh bỏ quá
cho! Xin cảm tạ!
Dẫn nhập: Một hôm, tình cờ đọc được một bài
thơ của ông thi
sĩ Trần Hoài
Thư, lòng tui bồi hồi quá
mạng!
Bạn đến thăm
kéo ra chụp ảnh
Ta lựa cây hồng sai trái làm phông
Bởi đời ta giờ thảm thiết quá chừng
Nên vịn lá
cành trang hoàng đở tủi
Hãy nhìn đầu ta một vùng trắng phủ
Hãy nhìn tóc ta, sợi ngắn sợi dài
Đã gần hai
năm bỏ phế tóc tai
Đời thảm quá lấy ai mà “trang điểm”?
Trời! Sao thảm quá vậy ông Trần! Như mộng, huyễn, bào, ảnh thôi! Hãy cười đi, mọi sự rồi
cũng sẽ qua.
Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi
lao kỳ sinh (Lý Bạch)
Ở đời như
giấc chiêm bao
Cái thân còn đó, lao đao làm gì? (Tản Đà)
Đời như giấc chiêm bao, hãy vui lên đi, hãy
nâng ly lên, cùng nhau hát: " một chăm em ơi, chiều
nay một chăm phần chăm...",
rồi cùng Nguyên Lạc tui cười giỡn chút chơi!
***
"Rượu có từ hồi nào?
Có người cho rằng rượu
có từ thời đá mài (neolithic). Nhằm nhò gì, mới đây ,
người ta còn phát hiện cà tỉ tỉ rượu
trong đám mây ở trung
tâm dải Ngân
Hà, có điều thiên
tửu vô biên này cách trái đất chừng
30.000 năm ánh sáng. Còn tôi, tôi nghĩ khác, đơn giản mà chắc ăn hơn,
có cỏ cây hoa
quả là có rượu. Chẳng phải những trái cây chín mọng sẽ lên men
rượu đó sao?
Vậy ai là người uống rượu đầu tiên?
Có người dựa vào
Kinh Thánh để nói rằng, đó là ông Noah thoát nạn trên một con
tàu trong trận Đại hồng thủy, đã tình cờ chế được rượu nho và uống say bí tỉ. Tôi cũng
nghĩ khác luôn. Chính ông Adam là người đầu tiên uống rượu.
Adam nghe lời xúi
(dại) của bà
Eva ăn trái cấm, gây
biết bao phiền toái
cho con cháu đời sau.
Cái này Kinh Thánh chép, chứ không
phải tôi bịa.
Nhưng tôi cứ tự hỏi, một đấng trượng phu dám cắt phăng cái xương sườn của mình để đổi
lấy niềm hoan
lạc lứa đôi
như ngài Adam, tổ tiên
loài người, chẳng lẽ lại nghe
lời đàn bà xúi bẩy? Dù gì thì Adam cũng là đứa con đầu tiên
của Thượng đế đâu
dễ gì nhẹ dạ như thế. Vườn
Địa đàng đầy hoa
thơm cỏ lạ, trái cây mơn mởn.. Eva chắc (chắn) đã chuốc rượu
cho Adam (lả lơi mời mọc Adam
ăn trái chín lên men). Khổ thân ngài
Adam, ngà ngà rồi thì
trái cấm cũng
như trái…xoài, đâu còn ngán ai nữa mà
không dám ăn. Tôi ngờ rằng Kinh Thánh chép thiếu đoạn này,
hay tam sao thất bổn gì đó.
Con cháu Adam muôn đời sau vẫn không
rút ra được bài học của tổ tiên, uống rượu là cứ phụ nữ kè kè
bên hông.." (Vũ Thế Thành)
Chí lí! Tui bái phục sư phụ Vũ, đúng
là lời vàng tiếng ngọc,
"uống rượu là cứ phụ nữ kè kè
bên hông"! Nhưng Rượu và Sắc phải luôn đi đôi với nhau
chớ, do đó mới có thành
ngữ Tửu Sắc, phải không?
Thơ rằng:
Uống
xong ly rượu cuối cùng
Bỗng nhiên chợt nhớ đã từng đầu tiên
Uống như uống nước ngọc tuyền
Từ đầu tiên mộng tới phiền muộn sau
Uống xong ly rượu cùng
nhau
Hẹn rằng mai
sẽ quên nhau muôn đời...
Tình điên ấy
ít nhiều em có thấy
Rất nhiều lần em có thấy có
nghe
Có nghe nói rằng
Trích Thiên thuở ấy
Có nghe rằng Phạm Thái
thuở nào
Họ nốc rượu
lu bù em có biết
Bởi vì sao mà tự diệt đời mình
Một tập thơ sầu ngâm sảng sảng
Vài nai rượu kếch ních
tỳ ty
Chết về Tiên Bụt cho xong kiếp
Đù ỏa trần gian!
sống mãi chi
(Thi tập Như sương - Bùi Giáng)
Và đây, say rượu của cụ Vũ Hoàng Chương:
Say đi em, say đi em
Say cho lơi lả ánh
đèn
Cho cung bậc
ngả nghiêng điên rồ xác thịt
Rượu, rượu nữa,
và quên, quên hết
Ta quá say rồi
Sắc
ngã màu trôi...
Em ơi lửa
tắt bình khô rượu
Ðời vắng
em rồi say với
ai!
(Vũ Hoàng Chương)
Say với ai? Đúng là vấn nạn lớn!
À phải rồi, cụ hãy say với ông thần sư phụ Linh
Phuơng tui, ổng cũng đang SẦU ĐỜI.
Buồn quá hôm nào ta đi nhậu
Say xỉn xe tông cán nát người
Mặt lộ đen ngòm từng vũng máu
Đỏ hồng chẳng khác trái tim thơ
Vướng mắt em hồng nhan tri kỷ
Khói sầu đời thương ta trắng tay
Thi sĩ trắng tay thi sĩ tận
Anh hùng mạt vận anh hùng rơm
Ngửa mặt khóc cười theo năm tháng
Đời sầu ta lại sầu đời
hơn
(S Ầ U Đ Ờ I -Linh Phương )
***
Thấy chưa, Tửu Sắc: Rượu và Gái, cặp đôi này
không thể rời
nhau được. Vậy
chúng ta hãy cùng nhau "loạn bàn"
Rượu và Gái chút chơi cho vui!
Thành ngữ In-gờ-lít
:" Liquor" is the best medicine..".("Gụ"
là liều thuốc vạn năng) là câu mà tôi tâm đắc
nhất. Ông Chai- ni cũng ngôn :
- Tửu
phùng tri kỷ thiên
bôi thiểu (Gặp người tri kỷ ngàn
ly rượu cũng
thiếu)
Thoại bất đồng tâm ... cũng hổng
sao ((Nói chuyện không hợp ... cũng hổng sao - Châm
ngôn của người
bán hàng: Dealer)
-
Nam vô tửu như kỳ vô phong (Đàn ông không rượu như cờ không gặp gió)
Cụ Tản Đà đã từng vấn :
Đời
đáng chán hay không đáng chán ?
Cất
chén quỳnh riêng hỏi bạn tri âm.
Chén quỳnh
là dạ quang bôi, là chén "gụ"
chứ còn gì nữa các bạn. (Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi...) Điều đó chứng tỏ "gụ" rất quan
trọng, là "một bộ phận không
nhỏ" đối với sinh hoạt hàng
ngày của chúng ta (tứ khoái:
ăn / uống, ngủ ... )
phải không?
Vậy,
nào mời các bạn
cùng tôi "gầy
sòng ". Trước khi
nhập tiệc,
chúng ta hãy ngâm nga thơ phú Hán Việt chơi.
Bồ đào
mỹ tửu dạ quang bôi
Dục
ẩm tì bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa
trường quân mạc tiếu
Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi
(Vương Hàn)
Rượu
bồ - đào chén dạ quang
Muốn
say đàn đã rền vang
giục rồi
Sa trường
say ngủ ai cười
Từ xưa
chinh chiến mấy người về đâu
(Trần
Trọng San dịch)
Số dzách
! (*)
Tuý ngoạ sa
trường quân mạc tiếu
Cổ lai
chinh chiến kỷ nhân hồi ...
Ngâm xong lòng chợt bồi hồi
Hồi
chi hồi mãi hồi hoài
dzậy cha?
Hồi
chi cho má nó la.
- Tại
sao má nó la, hử ?
- Vậy
chớ các bạn không
nghe người ta hát sao:
Anh về trên
đôi nạng gỗ
Anh về dang
dở đời em.
( Để trả lời một câu hỏi - Phạm Duy - Linh Phương)
"Dang dở đời
em" thì em phải la trời chớ sao !
"Théc méc" cái nỗi gì ?
Đời mà!
***
Bây giờ
tới phiên tui ngâm đây:
Bồ đào
mỹ tửu nó dụ tôi
Dục
ẩm lên giường thượng mã thôi
"Xí quách" lặt lè xin cố chịu
Cổ lai
mỹ nữ mấy ai "xù"
Xí quách là xương cốt. Xù là từ chối, là
em chả đó các bạn!
Câu thơ trên cho thấy sự liên
quan "thấm thiết" giữa
"gụ" và gái, nên mới có
thành ngữ Tửu Sắc. Mà có Sắc thì
phải có Dục. Ai
thấy hoa đẹp mà
không muốn hái, không muốn giữ riêng cho mình. Dục là đầu mối của đau khổ, sân
si như lời Phật đã dạy: Phải tiết dục, phải buông bỏ. Nhưng
khó lắm đa !
Chuyện
rằng : Có hai nhà sư đang bước
trên đường, chợt dừng lại vì thấy phía trước có một người con
gái đang ngại ngùng
trước một vũng
nước, không dám lội qua.
Nhà sư hơi trội tuổi hơn vội vàng
đi tới, ôm nâng người con
gái lên, lội qua vũng nước, rồi nhẹ nhàng
thả cô gái xuống. Nét
mặt vẫn thanh
thản, sư tiếp tục cất bước. Nhà sư trẻ hơn vội vàng chạy theo.
Hai sư lặng lẽ tiếp tục rảo bước. Một lúc sau, với vẻ mặt hơi bức bối, sư
trẻ mở miệng nói:
- Huynh đã quên giới cấm rồi sao ? Sao dám ôm ?
- Ủa!
Ta đã buông bỏ rồi , đệ vẫn còn "túm" nó sao ?
(Theo Góp Nhặt
Cát Đá của Đổ Đình Đồng)
Tiếp
tục nào !
Hiu hiu gió thổi
đầu non
Mấy
thằng uống
"gụ" là con Ngọc hoàng
Ngọc
hoàng ngồi tựa ngai
vàng
Thấy
con uống "gụ"
hai hàng lệ sa...
Chúng mày sẽ chết với ta!
- Thiên Lôi đâu ?
- Dạ,
muôn tâu Bệ hạ.
-Mau xuống
dưới trần gian
chém chết mấy thằng uống
"gụ" cho tao. Có
quá nhiều sớ than
phiền chúng rồi.
- Da, tuân lệnh.
Cấp
búa Tầm sét, Thiên Lôi vội vàng
cỡi mây bay xuống trần gian. Gần tới, Thiên Lôi vén mây, nhìn thấy
một đám nhậu la ó
đinh tai, nhức óc:
dô dô dô... Giận quá,
Thiên Lôi đưa búa lên... chợt ông vội vàng thu búa lại, trố mắt nhìn
xuống rõ kỹ. Mặt có vẻ phân
vân, ông vội vàng bay trở lại Thiên Đình xin yết kiến Ngọc hoàng
.
- Sao! Thi hành lệnh của ta chưa?
Hử?
-Dạ chưa
?
- Tại sao?
- Dạ,
Ngài bảo chém chết mấy thằng uống "gụ"
quậy phá, nhưng trong đám có một
thằng không chịu uống , mà chỉ gắp mồi! Nếu chém lỡ trúng
nó rồi sao?!
Ngọc
hoàng đập bàn quát :
- Chém chết
bà
thằng phá mồi
đó cho tau ."Gụ"
sao không chịu uống, mà chỉ lo gắp mồi.
***
Rượu
ngon ta uống dài dài
Tôm khô củ kiệu làm mồi đưa
cay
Dô dô!...
Thơ rằng:
Vỗ bụng
cười vang nhìn hàng dây thép
Rượu uống hết rồi sao chẳng thấy say
Nằm gác cẳng lên ngâm
thơ tứ tuyệt
Thuốc cũng
hết rồi buồn rớt không hay
(Chiều nằm trên Lô Cốt - Hồ Chí Bửu)
Buồn quá,
tính uống rượu
say để quên đời, nhung "rượu uống hết rồi sao chẳng thấy say", buồn vẫn hoàn buồn!
Than ôi!
Và những ông thần này nữa:
Dăm thằng khùng
họp nhau
bàn chuyện lớn
Gánh sơn hà toan chất thử lên vai
Chuyện binh lửa anh em chừng cũng ớn
Dọn tinh
thần: cưa nhẹ đỡ ba chai
Bình minh tới một chàng bừng tỉnh giấc
Thấy chiến
trường la liệt xác anh em
Năm tráng sĩ bị mười chai quất gục
Đời tha
hương coi bộ vẫn êm đềm
Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi
Những hào hùng uất hận gối lên
nhau
Kẻ thức tỉnh ngu ngơ nhìn nắng mới:
Ta làm gì cho hết nửa đời sau?
(Thơ Cao Tần)
Làm gì? Tâm hồn bão
nổi rồi cũng
sẽ êm đềm trôi theo dòng đời lặng lẽ vô tình thôi. Tất cả rồi sẽ phôi
pha!
Lịch sử cũng vô tình thế đó
Người qua sông không nhớ con đò
(Thơ Trần Hoài
Thư)
Vì sông nên phải lụy đò, nhưng qua sông rồi, còn ai
nhớ tới con đò. Đôi khi còn nhận chìm
luôn nó để người
khác không qua sông được. Ôi tình đời!
Tất cả rồi
sẽ qua đi, chỉ có Sắc, Tình
tồn tại
thôi. Đó là chân lý muôn đời. Và nhờ đó, nhân loại mới tồn tại.
***
Vâng
rượu gái, sắc tình!
Như đã nói Tửu Sắc Tình mà ! Tui xin "loạn bút"
thêm chút về Tình, Sắc cho vui.
Chuyện
là: hai câu Hán Việt sau
đây ai ai cũng tâm đắc:
Vũ vô kiềm tỏa năng
lưu khách.
Sắc bất ba
đào dị nịch nhân.
Dịch
nghĩa :
Gió mưa không có then khóa mà giữ được khách.
Nhan sắc
không phải sóng lớn mà
dìm chết người.
-Vũ vô kiềm tỏa ...: ý câu nầy đưa
ta đến bài thơ tình rất đẹp của thi sĩ
Nguyên Sa:
Tháng sáu trời
mưa, trời mưa không dứt
Trời
không mưa anh cũng lạy trời mưa
Anh lạy
trời mưa phong toả đường về
Và đêm ơi xin cứ dài
vô tận ...
Lạy
trời mưa để em đừng về được, để em ở lại! "zồi"
đêm dài vô tận để mần chi?
- Thuyền quyên
ứ hự ấy
mà. (Giang sơn một gánh
giữa đồng/Thuyền
quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng - Nguyễn Công
Trứ)
Đúng không? Ôi tình!
--Sắc bất ba
đào ...: từ đây
ta mới có thành ngữ "nghiêng
nước nghiêng thùng", mới
có truyền thuyết tuyệt thế giai
nhân : Đắc Kỳ, Tây
Thi, Dương Quí Phi, Điêu Thuyền... Nhưng
tui ngờ quá các bạn ạ! Ai mà không tự khen,
"tự sướng",
tự tâng bốc
mình?. Nhất là các ngài "nước
lạ" "nước chính
giữa". Rồi các cụ nhà mình copy y chang, khiến
con dân VN tưởng thiệt.
Số là
có ngài Will Durant , Sử gia
Well-known của xứ Huê Kỳ, trong
cuốn Lịch Sử Văn Mình Trung Quốc, cho
biết: nhan sắc của Dương Quí Phi cũng "thường
thường bậc
trung" thôi. Thân thể của Dương bà còn hơi đẫy đà,
chớ không đáy thắt lưng
ong như gái Việt mình.
Vậy Vietnamese Girl "so bề tài
sắc lại là phần hơn" rồi chứ gì nữa các bạn.
Vậy
mà cũng có một thi sĩ
"nước lạ" (Lý Bạch) mần thơ ca tụng dâng
lên vua Đường, được thưởng cho cả ký
vàng. Sướng chưa? ( Vân tưởng y thường hoa tưởng dung/ Xuân phong phất hạm lộ hoa nùng...)
Vậy
thì :
Ta về ta
tắm áo ta
Dù trong dù đục
ao nhà vẫn hơn.
Gái Việt
number one!
- Có một
vấn nạn! Vậy thì tại sao vua Đường say
mê bà ta như điếu vậy hả?
- Chắc
có lẽ bà ta có nghề.
- Nghề gì?
- Thì nghề Tú
Bà dạy cho Thúy Kiều chứ nghề gì. Này nhé:
Nghề chơi
cũng lắm công phu
Làng chơi ta phải
biết cho đủ điều ...
... Này con thuộc
lấy làm lòng
Vành ngoài bảy
chữ vành trong tám nghề"
( Truyện
Kiều-Nguyễn Du )
(1)
- À ra vậy.
Thiện tai, thiện tai!
Từ đấy
suy ra các đại mỹ nhân của
"nước lạ” còn lại cũng giống vậy, cũng same same thôi, phải
không? Phải
cẩn thận đấy các bạn :
Đừng
nghe những gì "nước lạ" nói
Mà hãy nhìn kỹ những gì "nước lạ" làm!
Các ngài ấy
thâm lắm, đã viết ra
"Tam Thập Lục Kế" đó. Nào là "rút cũi đáy nồi",
"gắp lửa bỏ tay người"
v.v... Khiếp lắm, Quân
Vương (tiếng Ý: Il Principe, tiếng
Anh: The Prince) cũng chịu lép vế đó. Cẩn trọng nhé!
***
Nhân nói về chữ Sắc, mới đây Khoa Học (dởm) vừa mới phát
hiện thêm một nguyên tố mới: Womanium. Nguyên
Lạc tui
xin giới thiệu đến các bạn thưởng lãm.
BẢNG PHÂN
LOẠI TUẦN
HOÀN (THE PERIODIC TABLE OF ELEMENTS)
Nguyên tố: Đàn
Bà (tên khoa học: WOMANIUM; Ký
hiệu: WO )
Khối lượng
nguyên tử: Thông thường là 50,
nhưng thực tế
dao động từ 45-250.
Người phát minh: Adam.
a. Lý tính:
- Dạng tròn
lẳn, mịn
màng
- Bề mặt thường xuyên được phủ một lớp bột và
sơn.
- Sôi sục tuyệt đối… vô cớ, đông lạnh hoàn toàn… bất ngờ. Tan chảy khi đối sử đúng cách.
b. Hoá tính:
- Phản ứng rất tốt với vàng, bạc, kim cương và
mọi loại
đá quý.
- Nổ bất chợt, hoàn toàn không có lý do.
c. Cảnh báo (warning):
- Rất dễ biến thành màu xanh nhạt khi đặt gần mẫu khác
cao cấp hơn.
- Có thể sử dụng cùng
lúc nhiều mẫu,
nhưng tuyệt đối tránh để chúng
tiếp xúc với nhau. (2)
Sao, các bạn nghĩ gì về nguyên tố mới phát hiện này! Quí
và đáng tìm hiểu phải không?
Bạn hiền,
bài tạp nhạp bút cũng
khá dài, xin phép được ngưng nơi đây,
mong các bạn "mua vui cũng được
một vài trống canh".
Hẹn ngày "tái nạm"!
Smile is the best medicine in the world... So
keep Smiling! (Cười
là liều thuốc vạn năng,... hãy luôn cười!)
Nguyên Lạc
---------------------------------
(*)Số dzách:
dzách tiếng Trung là một.
Tham khảo: Lịch sử văn
mình Trung Quốc (Nguyễn Hiến Lê - Will Durant),
Vũ Thế Thành,
BS Hồ Đắc Duy, , Đổ Đình Đồng, Facebook
(1) Vành ngoài bảy
chữ , vành trong tám nghề:
Nghề chơi
cũng lắm công phu
Làng chơi ta phải
biết cho đủ điều
....
Mụ rằng: "Ai cũng như ai,
Người
ta ai mất tiền hoài
đến đây?
Ở trong còn lắm điều hay
Nỗi
đêm khép hở nỗi ngày
riêng chung
Này con thuộc
lấy làm lòng
Vành ngoài bảy
chữ vành trong tám nghề"
( Truyện
Kiều-Nguyễn Du )
. Bảy
Chữ :Khóc, Tiễn,
Thích, Thiêu, Giá, Tẩu, Tử
. Tám Nghề :
1. Kích cổ thôi
hoa (đánh trống giục hoa)
2. Kim liên song tỏa (sen vàng khóa chặt hai vế)
3. Đại
triển kỳ cô (mở tung cờ trống)
4. Màn đã khinh xao (chậm đánh khẽ rung)
5. Khẩn
soan tam trật (ôm
chặt ba chân)
6. Tả chị hữu trì
(tạy mặt ôm,
tay trái giữ)
7. Tả tâm
truy hồn (khóa lấy tâm,
theo dõi thần hồn)
8. Nhiếp
thần siểm tỏa (thu hết tinh
thần làm ra vẻ dún dẩy)