Friday, March 31, 2017

Đã Tới Lúc Cần Phải Đưa Những Giới Chức Hoa Kỳ 
    Liên Quan Tới Chiến Tranh Việt Nam
       Trong Hai Thập Niên 60-70 Ra Trước
          Vành Móng Ngựa
                                              - Lê Mai Lĩnh
               
Sau đây là toàn văn bài nói chuyện của Thi sĩ Lê Mai Lĩnh trước Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tại Montreal, Canada nhân ngày giỗ Tổ Hùng Vương và ngày 30 tháng 4 được tổ chức vào ngày 23 tháng 4 tại Montreal, Canada.

Kính thưa tất cả quí vị,

Điều trước nhất, xin cho tôi nói lời cảm ơn đến Bác sĩ Chủ Tịch và toàn Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Quốc
Gia tại Montreal đã dành cho tôi cơ hội ngồi vào vị trí của người nói chuyện hôm nay để nói tới một vấn đề gì đó liên
quan tới chiến tranh Việt Nam.

Điều thứ đến, tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã có mặt hôm nay trong hội trường nầy. Rằng thì là, sự có mặt này của quý vị mặc nhiên như một chấp nhận cho tôi được phép hầu chuyện cùng quý vị. Điều này là một sự hãnh diện và tự hào cho tôi biết bao. Trên tất cả mọi điều, xin quý vị nhận nơi đây lòng thành thật tri ân của cá nhân tôi.

Kính thưa tất cả quý vị,

Đây là lần thứ hai tôi trở lại Montreal. Trong lần thứ nhất vào tháng 6 năm 1998 khi quý Cộng Đồng tổ chức cho thơ tôi có mặt trên vùng đất này, khi xe qua biên giới, khi sau lưng tôi là bờ biển Thái Bình Dương, tôi cảm nhận một nỗi đau trong lòng, là mình đã đi xa hơn nửa phần đất của quê hương, Việt Nam. Nhưng lần này, thì mọi điều đã thay đổi. Rằng thì là, khi xe qua biên giới Mỹ- Canada, khi hướng về phía trước, Montreal, tôi cảm nhận rằng như tôi đang trở về Mái Nhà Xưa. Ở nơi đó tôi có những người cha, người mẹ, người anh, người chị dang rộng cánh tay, vòng ôm, đợi chờ, ấp ủ. Nơi đó, tôi đang có những đêm tâm tình, những ngày bày tỏ với bạn bè trong tình thân thương văn nghệ trong đợi chờ quyến luyến. Tôi nhớ ở đó hương vị croissant của Pháp mà hôm nào trước khi đi làm sáng chủ nhật, Bác sĩ Chủ Tịch đã mang đến cho chúng tôi làm món điểm tâm. Tôi nhớ ở đó có tiếng hát Tiểu Thu, Kim Chi đủ sức công phá mọi thành trì dẫu kiên cố đến đâu. Và nhất là, tôi nhớ ở đó món Vịït Tiềm hầm thuốc bắc của đại công ty quý phu nhân Montreal làm quý phu quân trẻ mãi không già. Nhiều lắm. Đúng ở đó là Mái Nhà Xưa, phía trước mặt, nơi tôi sẽ tới. Nhưng bên cạnh đó, tôi cũng phải tự vấn lương tâm. Dù ngả nào, tôi cũng trong tôi làm một cơn phản tỉnh. Và rõ ràng trong hai năm qua từ dạo đó, tôi đã bỏ sót, tôi đã vô tình, tôi đã hờ hững, lãng quên trước tấm lòng hào hiệp, độ lượng của quý ân nhân, quý bằng hữu. Nhân đây tôi xin có lời xin lỗi và tự hứa sẽ sống tốt đẹp hơn trong những ngày tháng tới.

Kính thưa quý vị,

Và bây giờ tôi xin đi vào nội dung của bài nói chuyện.

Trong 25 năm qua, nếu theo dõi sinh hoạt báo chí văn học và chính trị tại hải ngoại, hẳn quý vị  sẽ thấy hai sự kiện như sau.

Một là, có một nhà thơ nọ, năm nào cũng thế, cứ vào dịp Giáng Sinh hay Phật Đản là anh ta cho ra đời những bài thơ nói về Chúa hay Phật. Hai là, có những nhà báo nọ năm nào cũng thế, cứ vào dịp 30/4 là anh ta cho ra đời những bài báo nói về Ngày Tan Hàng, ngày sập tiệm, Ngày Quốc Hận, cứ như nhau, năm nào cũng thế. Không có gì thay đổi, không có gì mới mẻ trong cách nhìn, trong nhận thức. Đối với nhà thơ nọ, tôi không thấy có gì là sai, dẫu sự lập lại đôi lúc gây nhàm chán. Hay cũng có thể nghĩ, đôi khi lại có lợi cho đời. Vì rằng, con người vốn dĩ hay sa ngã, phạm điều độc ác. Sự gợi lại, nhắc nhở hình ảnh Chúa, Phật sẽ giúp con người ăn ở hiền lành hơn, phải đạo hơn.Nhưng những nhà báo, khi nhìn vấn đề lịch sử không thể khư khư giữ suy nghĩ của mình định vị một nơi, trước sau như một. Lịch sử luôn ở thế Động, vì thế, khi nhìn lịch sử là phải nhìn cái con mắt Bây Giờ và Ở Đây.
Chẳng hạn như, ngay hôm nay, khi nhìn lại và phán xét vai trò và vị trí lịch sử của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm hẳn phải khác đi cái nhìn và sự đánh giá ngay sau ngày 1/11/1963.
Cũng từ nhận thức đó, khi nhìn lại ngày 30/4/1975 vào thời điểm bây giờ, năm 2000, cũng có những nhận thức khác đi so với thời điểm những tháng, thậm chí là những năm sau ngày 30/4. Từ những ý nghĩ như thế mà tôi tin nhiều người đồng ý như tôi, tôi Thử Đề Nghị vài Ý Kiến nhân ngày Ba mươi Tháng Tư Năm 2000.

Một là: Mỹ đã Chiến Thắng, dù không đẹp, trong Chiến tranh Việt Nam.
Hai là: Từ 20/7/1954 đến 30/4/1975, ngày nào mới thực sự là Ngày Quốc Hận.
Ba là: Đã tới lúc cần Phải Đưa Những Nhà Lãnh Đạo Hoa Kỳ Liên quan tới Chiến Tranh Việt Nam trong hai thập niên 60/70 ra trước Vành Móng Ngựa.
Một. Mỹ đã Chiến Thắng trong Chiến Tranh Việt Nam.
Đúng 25 năm qua tính tới ngày 30/4/ năm 2000, đứùng về phía người Mỹ, khi nói hay viết về Chiến tranh Việt Nam, tôi chia họ ra hai loại. Một là, những kẻ bàng quan, đứng ngoài cuộc chiến, đó là những nhà báo, những khách du lịch thích đi tìm cảm giác mạnh. Do vậy tiếng nói hay bài viết của họ không phản ảnh trung thực, sự kiện và bản chất của chiến tranh Việt Nam. Chẳng hạn như, khi viết về chiến trường Khe Sanh, họ không đi qua Huế, nơi có những ngôi mộ chôn sống người tập thể, một thành tích vẻ vang do Hồ Chí Minh ra mật lệnh bằng thơ của Y, hay họ chẳng ra Quảng Trị để đi trên Đại lộ Kinh Hoàng, nơi những pháo thủ Cộng sản nhìn đoàn người di tản gồm đàn bà, trẻ con như một mục tiêu tác xạ ngon lành không chút xót thương, hay họ cũng không qua Đông Hà để đi trên đường 9 hai bên nhà đổ nát do đạn Việt Cộng pháo kích. Viết về chiến trường Khe Sanh, họ nằm tại khách sạn Caravel, khách sạn Continenta, bên rượu ngon, thuốc thơm và đàn bà, rồi tưởng tượng, thêu dệt  những trận đánh cấp Trung Đoànl, Sư Đoàn theo chiều hướng có lợi cho những thế lực trả tiền cho họ. Bọn chúng là những tên viết thuê, những tên nô lệ của đồng tiền, những người không có trái tim của con người. Bọn chúng đã đánh mất thiên chức cao quý  của người cầm bút.

Loại người thứ hai nói và viết về chiến tranh Việt Nam là những giới chức có thẩm quyền trong guồng máy lãnh đạo quân sự và chính trị của Hoa Kỳ, điển hình như Cựu Tổng Thống Richard Nixon, Cựu Ngoại Trưởng Kissinger hay Cựu Tư lệnh chiến trường Việt Nam là Tướng William C. Westmoreland hay Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng MacNamara.
Dù thế, ngay cả những người này họ cũng chỉ nói ra (nửa sự thật) là tôi tỏ ra đã hào phóng. Nói đúng ra là, họ đã nói trong tư thế của những người (mất tự do).
Tôi có thể nói một cách khác. Khi nói và viết về chiến tranh Việt Nam, chưa nói việc đúng nhiều hay đúng ít, sai nhiều hay sai ít (hay biết đâu đúng hoàn toàn), thì tôi, Lê Mai Lĩnh có nhiều Tự Do hơn những Nixon, MacNamara, Kissinger, Westmoreland ...
Xin quý vị đừng nghĩ rằng tôi đã trở thành Lê Mai Nổ.

Nhưng tại sao vậy. Xin thưa, vì rằng.
Khi những người đó (Nion, MacNamara, Kissinger, Westhương majoreland) nói hay viết về chiến tranh Việt Nam, họ bị ám ảnh trong đầu họ, họ bị lởn vởn trước mắt họ hình ảnh Hai Ông Kẹ.

Một. Quyền lợi của Nước Mỹ – Hai, quyền lợi của Những thế lực vô hình trong Chính Trường Mỹ.

Điều này buộc họ  phải tự giác giới hạn tự do của họ. Hay nói một cách khác, họø là những tên nô lệ tự chọn. Về phần tôi, rõ ràng là tôi có tự do hơn. Tôi không bị ràng buộc và không trách nhiệm về quyền lợi nước Mỹ. Tôi không sợ những thế lực vô hình trong Chính Trường Mỹ. Tôi là kẻ nói và viết hoàn toàn tự do.
Rõ ràng là một điều vô lý, khi đã 25 năm rồi không một giới chức lãnh đạo nào của Hoa Kỳ công khai tuyên bố họ Thắng hay Thua trong trận chiến Việt Nam.
Phải chăng họ chờ tới tôi, Lê Mai Lĩnh, nói giùm cho họ.
Hoa Kỳ đã Chiến Thắng, dù không Đẹp, trong Chiến tranh Việt Nam
Năm 1954, khi Chính phủ Pháp thấy được sự thất bại không thể tránh khỏi tại chiến trường Điện Biên Phủ, nên đã yêu cầu nước Mỹ viện trợ tiếp cứu. Nhưng những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bấy giờ không đáp ứng lời đề nghị đó của chính phủ Pháp, và Pháp đã thua trận. Thái độ từ chối của Hoa Kỳ là một hành động thông minh. Vì rằng, nước Pháp bấy giờ không phải chỉ đương đầu với một dân tộc Việt Nam bất khuất, không chịu nô lệ ngoại bang, mà là đương đầu với toàn khối Cộng sản, đứng đầu là Liên Xô, Trung Cộng qua tên tay sai Cộng sản Quốc tế mang tên Nguyễn Aùi Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ biết rằng, với huyền thoại Nguyễn Aùi Quốc, cộng với tinh thần yêu nước của người Kháng Chiến Việt Nam cùng với vũ khí và lương thực của khối Cộng sản cung cấp, đây là một Lực Lượng Vô Địch toàn vùng Đông Nam Á thời bấy giờ.
Do vậy, nếu chính phủ Hoa Kỳ có cứu nước Pháp thoát ra Điện Biên Phủ này thì rồi nước Pháp lại rơi vào những Điện Biên Phủ khác.
Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng thấy rằng, vào thời điểm đó, đương đầu với toàn khối Cộng Sản Thế Giới chỉ là Mỹ mới có đủ tương quan lực lượng.
Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ cũng thấy rằng, thời gian đó là cao điễm  của sức mạnh Cộng Sản, thống nhất mục tiêu, thống nhất hành động.

Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, nếu Chính phủ Hoa Kỳ không can thiệp vào tình hình Việt Nam bấy giờ, không những chỉ Đông Dương mà cả vùng Đông Nam Á đều rơi vào sự thống trị của khối Cộng Sản. Hay nói một cách khác, chính nhờ Hoa Kỳ nhảy vào đúng lúc tại Việt Nam làm cho làn sóng xâm lăng của Cộng Sản bị chặn lại bên kia vĩ tuyến 17 cho tới ngày 30/4/1975. Chính trong khoảng thời gian từ 1954 đến 1975, chính phủ Hoa Kỳ đã định vị chiến tranh cho Cộng sản trong lãnh thổ Việt Nam mà thôi. Đây là một định mệnh oan nghiệt Hai Mặt mà tôi sẽ nói rõ hơn ở phần sau. Vì chính nhờ vào sự Định Vị Chiến Tranh đó tại Việt Nam, mà các nước khác có cơ hội chuẩn bị sức mạnh, cả về mặt Kinh Tế và Quân Sự để không còn xem Cộng Sản như một đe dọa.
Điều này có thể diễn tả dưới một dạng thức khác là, nuớc Mỹ không thực thi chính sách giành dân chiếm đất, nhưng qua định vị chiến tranh tại Việt Nam, nước Mỹ đã chiếm được, chi phối được Trái Tim và Dạ Dày các nước khác trong vùng Đông Nam Á. Điều rõ ràng ai cũng thấy và những nhà chép sử không thể bỏ quên, là trước khi người Mỹ can thiệp vào Việt Nam hậu Điện Biên Phủ, khối Cộng sản (Nga-Tàu) là một đe dọa cho toàn thể nhân loại và phân bộ Cộng sản Đông Dương đứng đầu là tên tay sai Cộng sản Quốc tế và Hồ Chí Minh là một đe dọa nghiêm trọng trong vùng Đông Nam Á. Hoa Kỳ đã nhảy vào ĐÚNG LÚC.
Sau 21 năm, từ 1954 đến 1975, Hoa Kỳ rút ra Đúng Lúc. Là khi họ thấy khối Cộng Sản không còn là mối đe dọa cho toàn thể Nhân Loại và Cộng sản Việt Nam không còn là mối Đe Dọa cho toàn vùng Đông Nam Á.
Khi muốn kết luận Mỹ Thắng hay Thua tại Việt Nam, chúng ta phải biết Mục tiêu MUỐN ĐẠT của HỌ là GÌ. Và  qua những mục tiêu trên, họ đã đạt được, vậy rõ ràng là họ đã chiến thắng. Thế nhưng, sự chiến thắng của họ KHÔNG ĐẸP hay không toàn vẹn, đứng về khía cạnh đạo đức, là để chiến thắng cho riêng mình, họ đã hy sinh người bạn đồng minh, đã một thời chiến đấu bên cạnh vì Tương Lai Nhân Loại là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cùng thêm đó là nhân dân từng chịu chung khổ đau trong cuộc chiến.

Một sự thực lịch sử khác không thể chối bỏ, là sự sụp đổ của Khối Cộng Sản Liên Xô và Đông Âu, và vai trò là cường quốc số MỘT hiện nay của Hoa Kỳ, trong đó có sự đóng góp của nhân dân Miền Nam và Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Không ai có thể chối bỏ điều đó. Sự tiếp sức nuôi sống chế độ Cộng Sản hiện nay tại Việt Nam của chính Phủ Hoa Kỳ là một Sai Lầm và Tôi Aùc khác mà tôi sẽ nói rõ ở phần sau.

Hai. Từ 20/7/1954 đến 30/4/1975, ngày nào mới Thực sự là Ngày Quốc Hận.
Có thể nào chúng ta đều gọi là Quốc Hận cho cả hai biến cố lịch sử 20/7/1954 và 30/4/1975 trong khi bản chất sự kiện và hoàn cảnh lịch sử không giống nhau. Tính cho tới ngày chiến thắng Điện Biên Phủ, khi Cộng Sản đang là kẻ dấu mặt, chưa công khai xuất hiện, thì chính nhân dân Việt Nam chủ động lựa chọn cuộc chiến tranh đó. Cuộc chiến chống thực dân Pháp, giành lại quyền độc lập cho Dân Tộc. Nhưng sau đó, những người Cộng sản trá hình là kháng chiến dân tộc đã biến thành quả chiến thắng của dân tộc thành chiến thắng của Cộng Sản, thì lý tưởng Quốc Gia và Chủ nghĩa Dân Tộc bị đánh bật ra khỏi nửa phần đất nước và kể từ đó Chủ Nghĩa Cộng Sản và chế độ Cộng sản bắt đầu  thống trị tại  Miền Bắc Việt Nam, dẫn tới đất nước bị chia đôi, gần một triệu người di cư và gây thêm cảnh chia ly trong lòng dân tôc giữa hai miền Nam Bắc.

Nhưng sau ngày 20/7/1954 đến 30/4/.1975, nhân dân hai miền Không Chủ Động cho cuộc chiến tranh tương tàn giữa hai phía, mà là một cuộc chiến do sự áp đặt của những thế lực ngoại bang lên một nhóm người lãnh đạo cả hai phía, mà phía tấn công (xâm lăng) hay phía bảo vệ, thì nhân dân hai miền đều là nạn nhân như nhau.

Nhưng cũng nhờ thế, mà tôi đã gọi là Định Mệnh Oan Khiên Hai Mặt ở trên, là từ và vì cuộc chiến đó, mà ngày 30/4/1975 lại biến thành ngày khởi đầu cho sự sụp đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn Thế Giới! Và là ngày toàn dân Việt Nam kinh tởm căm thù chế độ Cộng Sản Việt Nam. Hay nói một cách khác, ngày 30/4/1975 là ngày tư tưởng Cộng sản bị đánh bật ra khỏi tuyệt đại đa số đồng bào Việt Nam. Đó cũng là ngày, từ một huyền thoại Cha Già Dân Tộc Hồ chí Minh bị nhân dân nguyền rủa và đem hình Liệng Cống. Cũng kể từ ngày đó, một bộ phận lớn lao trong Đảng Cộng sản Việt Nam được soi sáng bởi lương tâm Dân Tộc, không những họ từ bỏ chủ nghĩa Cộng sản mà còn trở thành những chiến sĩ chống Cộng trên mọi miền đất nước.

Chính những người này sẽ đóng vai trò chủ động trong một tương lai không xa trong tiến trình đấu tranh giải thể chế độ Cộng sản Việt Nam. Khi một tên hay một bọn
người ăn cướp vào chiếm căn nhà của chúng ta, và chúng đang làm chủ căn nhà đó, điều nầy không có nghĩa là chúng có chính nghĩa và ta phi nghĩa.
Khi Việt Nam rơi vào tay một nhóm người Cộng Sản lãnh đạo không đại diện cho ai hết, điều này không có nghĩa  chúng hợp pháp trong vị trí quản lý quốc gia, chứ không nói là lãnh đạo quốc gia. Do vậy, nếu chúng ta gọi ngày 30/4/1975 là Ngày Quốc Hận hóa ra chúng ta đã đề cao hành động ăn cướp của chúng.

Từ những suy nghĩ trên theo tôi, chúng ta chỉ nên xem ngày 20/7/1954 là Ngày Quốc Hận, còn như ngày 30/4/1975 phải xem như Ngày Bắt Đầu cho sự  Sụp Đổ của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn Thế Giới, Ngày Khởi Đầu sự Cáo Chung Chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam. Đó còn là ngày chiến thắng của Lý Tưởng Quốc Gia và chủ nghĩa Dân Tộc trước lý tưởng Cộng sản và Chủ Nghĩa Xã Hội.

Ba. Đã tới lúc Cần Phải Đưa Những Nhà Lãnh Đạo Hoa Kỳ Liên Quan tới Chiến Tranh Việt Nam trong hai thập niên 60/70 Ra Trước Vành Móng Ngựa. Trước làn sóng xâm lăng và bành trướng của Chủ Nghĩa Cộng Sản vào Đông Dương mà cao điểm nhất là mặt trận Điện Biên Phủ, những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ thấy rằng, vai trò và tương quan lực lượng của thực dân Pháp không còn khả năng và thích hợp để đương đầu nên họ đã nhảy vào Việt Nam sau khi người Pháp thất trận rút lui. Và kể từ ngày đó, Miền Nam biến thành tiền đồn bảo vệ cho phía Thế Giới Tự Do. Cùng với người bạn đồng minh Hoa Kỳ, những người lính Miền Nam chiến đấu như những Hiệp sĩ thời đại. Hai mươi mốt năm, cùng với người bạn đồng minh Hoa Kỳ, họ đã chiến đấu anh dũng, chấp nhận cùng nhau những vinh quang cũng như tủi nhục trong mọi hoàn cảnh chiến tranh trong thân phận người lính. Họ đâu ngờ rằng, trong khi miệt mài hy sinh đồng thời cho chính quê hương và đồng bào mình cũng là hy sinh vì Tương Lai Nhân Loại, trong đó có cả nhân dân Hoa Kỳ, thì những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã đơn phương đi tìm cho mình một Chiến Thắng Riêng, không kể gì đến quyền lợi đồng minh, không kể gì tới những hy sinh cao cả của người lính đồng minh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đóng góp trong suốt chiều dài cuộc chiến 21 năm.

Những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã đi đêm, đã âm thầm bắt tay, mặc cả chiến thắng riêng cho họ trên xương máu của đồng minh mình. Họ chơi canh bạc lận, trò bịp bài ba lá trên nỗi đau của nhân dân Miền Nam Việt Nam. Đến khi, giữa họ (người Mỹ) và kẻ thù của nhân dân Miền Nam (Cộng sản) đã ngả giá xong cho Canh Bạc Bịp họ thản nhiên hy sinh nhân dân Miền Namvà quân lực Việt Nam Cộng Hòa, Họ tạo ra một Hiệp định Paris đầy tính man trá để hợp thức hóa cho việc chạy làng, tương đưong như một hành động đầu hàng đang khi giao chiến với địch quân. Họ chấp nhận những điều vô lý khi đối phương đưa ra, nhằm làm suy yếu và vô hiệu hóa sức chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi đối phương ngày đêm tăng viện vũ khí và lương thực vào Miền Nam  chuẩn bị cho những trận đánh lớn, thì người lính Miền Nam chiến đấu từng viên đạn giới hạn mỗi ngày, từng trái đạn trọng pháo cầm chừng mỗi khi đụng trận, những phi vụ yểm trợ bằng giấy tờ, những vũ khí một đối một trong tưởng tượng. Thử hỏi trên đời này còn người bạn đồng minh nào đểu cáng hơn.

Người viết bài này, cách nay hơn ba năm, trong một bài nhận định liên quan tới chiến tranh Việt Nam, có đưa ra một giả thuyết, rằng người Mỹ hy sinh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho những mục tiêu của họ. Nhưng hy sinh Tạm Thời hay hy sinh Vĩnh Viễn, chúng ta hãy chờ xem. Nhưng tới nay, vừa đúng 25 năm cho một thế hệ thanh niên Việt Nam lưu vong trưởng thành, chúng ta không có quyền chờ đợi lâu hơn được nữa, trong khi chính quyền Mỹ hiện nay vẫån có những  hành động chủ trương nuôi dưỡng chế độ Cộng Sản Việt Nam cho những toan tính mới của họ trên nỗi thống khổ của 75 triệu người Việt Nam.
Vậy đã tới lúc chúng ta cần phải đưa những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ liên quan tới chiến tranh Việt Nam trong hai thập niên 60/70 ra trước vành móng ngựa với hai tội: Một là, phản bội đồng minh. Hai là, có hành động đào ngũ khi đang giao chiến với địch quân.

Kính thưa tất cả quý vị,

Tự xét mình, do những kém cỏi và bị hạn chế bởi nhận thức, nên những điều tôi vừa trình bày là rất sơ lược và khái quát. Vả lại, trong phạm vi một buổi thuyết trình có giới hạn thời gian, hay ngay cả cho một bài báo, thì tôi cũng không thể nói hay viết nhiều hơn được.
Thêm vào đó, như tựa đề bài nói chuyện Thử Đề Nghi Vài Ý Kiến, như thế có nghĩa là vấn đề cần được tranh cãi, thảo luận, góp ý chứ không phải là tôi xác quyết như thế là hoàn toàn đúng.

Kính thưa tất cả quý vị,

Nước nhà, từ muôn thuở  đã là, có lúc thịnh lúc suy. Có lúc được cai trị bởi triều đại này, có lúc được cai trị bởi triều đại khác. Chứ nước không bao giờ mất. Trừ trường hợp Chiêm Thành là một hãn hữu, ngoại lệ, mà ngay bây giờ cũng chưa thể kết luận là đã tuyệt diệt. Nhưng triều đại nào đi ngược lại lòng dân thì tất yếu phải sụp đổ. Lịch sử nhiều triều đại, nhiều quốc gia cũng đã chứng minh như thế. Có một điều chắc chắn đúng đó là, sau ngày 30/4/1975, một nhóm người tàn dư Cộng sản lãnh đạo đất nước, nhưng chắc chắn Chủ Nghĩa Cộng Sản vĩnh viễn không còn đất sống tại đất nước Việt Nam.

Tôi mong rằng từ nay, từ ngày 30/4/2000 trở đi, khi nhìn lại sự kiện 30/4 chúng ta có một cái nhìn lạc quan hơn, để từ đó có những phương pháp, chiến thuật và chiến lược mới cho những trận đánh lớn và mới trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên năm 2000.
Trân trọng kính chào quý vị và mong quý vị tha thứ cho những gì tôi đã thiếu.

LÊ MAI LĨNH

-----------------
GHI CHÚ :
- Một tháng sau khi bài nói chuyện này được đăng trên nhiều tờ báo, tôi nhận được hai cú điện thoại của Luật sư NGUYỄN VAEN CHƯUUC và nhà văn SON TÙNG, những vị tôi xem như đàn anh, bậc thầy của tôi. Cả hai ông đều khen ngợi bài nói chuyện của tôi và đồng ý với tôi về những nhận định mà tôi đưa ra.
- Trước tình hình Quốc Tế và Quốc nội hiẹân nay, CÁCH NAY NĂM NĂM mà có được tầm Nhìn như thế, được coi như «TẦM NHÌN TIÊN TRI».