Nẻo Đường Quê Hương - Lê Hoàng
Từ thuở xa xưa, con đường dài nhất của Việt
ba miền.
“Thương người một
cảnh hai quê - Nẻo đi thì nhớ, nẻo về thì
thương (T. Đ) . Nguyển Bính cũng có ghi
lại những lối đi quen. "Tôn nữ ngồi đan từng chiếc áo. Dân thường qua lại lối đi
quen."
Con đường Cái quan nối liền ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu trên hai ngàn cây số. Từ thời Trịnh -
Nguyển phân tranh, con sông Gianh đã chia cắt hai đàng. Rồi mãi tới năm 1954 chuyện chia cắt lại thêm một lần nữa. Con sông Bến Hải lại thay thế sông
Gianh chia cắt đôi đường kéo dài tới 20
năm sau thì Việt Nam lại thông nối Nam -Bắc một nhà. Chuyện chiến tranh, ý thức hệ hay
nội chiến cho dù nói theo cách nào đi nữa
thì chiến tranh vẫn đem lại tàn khốc, đau khổ, chết chóc cho người dân Việt.
Cho dù bên này hay bên kia thì ở đâu nơi nơi đều có tang thương cả.
Theo sử sách để lại, được biết ngày xưa cái tên Đồng Hới (Quảng Bình ) chính tên là Động Hời, còn
sông Gianh còn gọi là sông Ranh (chia
ranh giới hai miền).
Động Hời có nghĩa
là động của người Hời (Chàm). Nguyên ở phía tây huyện Phong Lộc (Quảng Ninh)
có một hòn núi tên là Ông Hồi hay là Hời; cách huyện hơn chừng 10 dặm có định Bắc
trường thành của Đào Duy Từ cỡi lên trên. Cũng về phía tây đó có khe Động Hồi, bắt nguồn từ núi ông Hồi. Năm nhâm
Dần (1662), Nguyển hữu Dật sai Trương văn Vân
đem binh trá hàng binh của họ Trịnh , sau đó đánh phá kịch liệt binh họ
Trịnh . Sau này những địa danh núi ông Hồi, và khe Động Hồi đã biến tên thành ĐỒNG HỚI, theo phiên âm Hán-Việt Động Hải. Rồi sau đó người Pháp đọc là
DONGHOI riết rồi dân chúng đọc thành ĐỒNG HỚI. Tương tự như làng An Cư ở Thừa Thiên (Huế) được người Pháp phiên âm
thành LANGCO, rồi sau đó người dân đọc thành LĂNG CÔ (Gần đèo
Hải Vân). Nơi đây có cảnh phong tình tuyệt đẹp. Trời mây, núi rừng và biển cả
.
Thương
thương ghé đến Lăng Cô
Tìm
em gái nhỏ đi mô không về ?
Non
cao , mây trắng buồn ghê
Xa
xa lấp lánh đêm khuya ánh đèn
Em ơi! Có nhớ anh chăng ?
Sao
em đi mãi tháng năm đợi chờ .
Lê Hoàng
Phía Nam Đồng Hới
có lũy Trường Dục hay còn gọi là lũy Hồi
Văn xuyên qua làng Xuân Dục, huyện Phong
Lộc . Năm 1630 . Hoằng Quốc Công Đào Duy
Từ dâng bản đồ để đắp một lũy dài từ trên
núi Trường Dục xuống đến bãi cát Động Hải
, để làm kế phòng thủ .
Năm Mậu Tí
(1648), Trịnh xua quân vào đánh, lúc ấy Trương Phúc Phấn cùng con trai là Hùng, chung sức giữ vững lũy Trường Dục không nao núng, cho nên về sau thiên hạ
gọi là lũy Phấn Cố Trì.
Về phía đông nam có
dinh cũ Võ Xá, ruộng nương bùn lầy rất sâu. Lúc quân Trịnh tiến đánh, quân
nhà Nguyển đánh bất ngờ làm quân Trịnh bị sa lầy … thất kinh bỏ chạy, cho nên mới có câu ca rằng :
“Nhất khả ky hề
Động Hải truờng lũy
“Nhị khả ky hề
Võ Xá nê điền .”
Lại cũng có câu ca
dao trong dân gian thời đó:
“ Khôn ngoan qua
cửa song La ,
“Đố ai có cánh
bay qua lũy Thầy “
Sông La cũng là tên
sông Gianh, sông này chảy qua làng La Hà, phủ Quảng Trạch, còn lũy Thầy do quân sư Đào Duy Từ (1572-1634) xây dưới thời
chúa Sãi Nguyển Phúc Nguyên
(1562-1635) từ núi Động Hồi tới sông Nhật
Lệ. Lũy cao một trượng, dài 30 dặm .
Cũng có câu ca
dao khác nhắc tới hai nơi này như:
“ Ai về Đồng
Hới , Lý Hòa
“ Buồm giăng
đôi ngọn , thương đà nên thương “
Nói chuyện thời Hồng
Đức thứ 9. Năm 1478, vua Lê Thánh Tông chinh phạt
Chiêm Thành, đóng quân nơi cửa biển Nhật Lệ có
thơ rằng:
“ Hiểu khóa lâu
thuyền độ vỉ lư
“ Phiên phiên
chinh bái trú hà cừ
“ Sa hàn địa lão
tà dương ngạn
“ Sương lẫm
phong phi túc thảo khư
“ Long ngự cữu
truyền Tiên Lý tích
“ Kình phong do ký Hậu Trần thư
“ Chỉ kim Thiệu
Bá tuần Nam Quốc
“ Nhật tịch
phong cương vạn lý dư “
Tạm dịch theo nghĩa :
Sớm cởi thuyền
lầu qua cửa biển
Đóng quân trên
bờ sông, cờ bay phất phới
Cát lạnh, đất
chai khi bóng xế
Sương mù, gió
thổi, cỏ gà hoang
Vua Tiền Lý trú nơi đây còn truyền thuyết
Sử Hậu Trần còn
ghi nơi đây dẹp tan sóng kình
Đến nay Thiệu Bá
đi tuần Nam Quốc
Bờ cỏi mở rộng hơn
muôn dặm
Rời Quảng Bình, chúng
ta theo đường cái quan vào tới Đông Hà,
phía tây có một cái ao lớn gọi là Tây Trì
để đối với Đông Hà (Sau này tên này còn đặt cho ga xe lửa) .
Con sông chảy qua Đông
Hà có tên là sông Hiếu Giang, chảy qua Cam Lộ nên còn có tên là sông Cam Lộ, chảy mãi tới xã Điếu Ngao, cho nên khúc sông
dưới đó còn gọi là sông Điếu Ngao (Ngao là nghiêu, sò, ốc hến). Theo Đại
Nam nhất Thống chí, sông này khá dài chảy vào tới sông Thạch Hãn là con sông chính của tỉnh Quảng trị (trước
năm 1975) rồi chảy dài về tới Việt Yên tức là cửa Việt . Trên sông này có
con ốc gạo nhỏ, nhưng ăn rất ngon .
Ngao Cam Lộ, ốc
Thạch Hãn là hai thổ sản của Quảng Trị cho nên có câu đối ngộ nghĩnhnhư sau :
Đông Hà xúc hến hát nghêu ngao ( nghêu và ngao cũng là hến)
Tân Trúc
trồng tre thở hoi hóp
( Câu trên có hến và
nghêu. Câu dưới có tre và hóp (Hóp cũng là loại tre nhỏ). Làng Tân Trúc thuộc
huyện Cam Lộ trồng nhiều trúc (Quốc lộ
9 cây số 9 đường đi qua Lào).
Cam Lộ có hai xã
Cam Hiếu và Cam Giang, do dân địa phương căn cứ vào tên sông mà đặt tên vậy.
Theo nhà cổ học
Claudius Madrolle, danh từ Cam Lộ (sương
ngọt) là một cách Việt hóa tên của một bộ lạc Kha-Lu, một dân tộc gọi là Kha .
Dân địa phương thường gọi là Cà Lơ (Mọi) gốc từ MALAYO-Indonesien, đã chiếm cứ
vùng này trước cuộc Nam
tiến của dân tộc Việt .
Từ trước Hiếu
Giang là con sông ranh giới giữa Chiêm Thành và Đại Việt. Sau khi vua Lý Thánh
Tông cử binh năm 1069 chinh phạt Chiêm quốc, họ phải dâng ba châu Địa Lý, Ma
Linh và Bố Chính.
Năm 1954 sau hiệp định Genève
nước ta lại bị chìa đôi. Ngang vĩ tuyến 17 lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Bến Hải, dân địa phương còn gọi là bến
Sai Hai hay là bến Hói (Hói là một con
sông nhỏ). Tên chữ là Minh Lương, tiếp nhận sông Ô Giang rồi chảy về cửa Tùng Luật. Hiện gọi là cửa Tùng. Ở đó có làng công giáo tên là DI LOAN của cha Cả Léopold Cadière,một nhà bác học bậc thầy .
Từ Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên chúng ta đi dần vào miền Nam qua các tỉnh Quảng Nam , Ngải, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa …. cho tới Đồng Nai.
Gia định thông
chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) chúa
Nguyển Phúc Chu (1691-1725) vào năm Mậu
dần (1698) cử một kinh lược vào trấn đất
Nông Nại (Người Chân lạp gọi là Daung Nay) nay gọi là Đồng Nai. Đặt phủ
Gia Định rồi lập dinh trấn Biên (Biên Hòa) tại làng Phước Tư. Tại Sài Gòn lập huyện Tân
Bình và dinh của vị kinh lược gọi là Phan Trấn dinh.
Danh từ Nông Nại
hay là Đồng Nai là phần đất đã thiết lập
phủ Gia Định, nhưng hiểu rộng ra thì danh từ ấy bao gồm một xứ gọi theo tên chữ là Lộc Dã hay Lộc Đồng có nghĩa là cánh đồng có nhiều Nai hiện nay chính là vùng Biên Hòa.
Kể từ năm 1623 người Việt bắt đầu di dân vào
Nam vào Mô Xoài (Bà Rịa) nhờ chúa Sải Nguyển Phúc Nguyên gả công chúa Ngọc Vạn
cho vua Chân Lạp Chei Chetta II. Sau Huyền Trân Công Chúa (1306) đem lại
hai châu Châu Ô và Châu Lý tức là Thuận và Hóa về cho nước ta do vua Chiêm Thành Chế Mân dâng làm sính lễ, đến lượt công chúa Ngọc Vạn
ngàn dặm ra đi, mở đường khai lối cho người Việt lũ lượt vào Nam doanh cơ lập nghiệp.
Thủ đô của người
Chân Lạp thời đó là Prei Kor (Rừng Gòn) được Việt âm hóa SÀI GÒN, Tây Cống,
Đê Ngạn mà người Tàu đọc Ngòn na
ná giống Prei Kor thời xa xưa. Những địa danh liên tiếp chồng chất lên nhau,
theo những lớp người, những đợt di dân qua bao giai đoạn lịch sử.
Giữa dòng Đồng
Nai có hòn cù lao Phố là căn cứ địa đầu
tiên của Hoa Kiều, thuộc nhóm Trần Thượng Xuyên, từ Trung Hoa chạy sang xin tị nạn vào năm Kỷ Tị (1679), không chịu
làm tôi cho nhà Thanh của Mãn Châu .
Trong cù lao Phố
có ngôi mộ lớn của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) gốc Minh Hương học trò của Võ Trường
Toản đã từng phò tá vua Gia Long trong nhiều chức vụ thượng thư và đi sứ
sang Tàu để xin chuẩn nhận quốc hiệu Việt
Nam
và danh hiệu Gia Long.
Bên bờ sông Đồng Nai, gần đường xe lửa có đền thờ Nguyển
Hữu Cảnh (1650-1700) tự là Kính, Lễ ( Lễ Thành Hầu) đã từng được vua Nguyển Phúc Chu cử vào Nam làm kinh lược năm
1698. Ông là người có công lớn trong việc khai khẩn và bình trị xứ Đồng Nai , dân
miền Hậu Giang còn ghi nhớ tên ông trong ca dao:
“ Bao phen quạ nói
với diều
“ Cù Lao ông Chưởng
có nhiều cá tôm” .
Sông Đồng Nai nước ngọt,
trộn với phèn (cam thủy+đạm thủy) của sông Tân Bình (Sài Gòn) tại ngã ba Nhà
Bè, trong sách nói là Phù Gia (nhà nổi) Tam Giang Khẩu. Hai sông nhập chí. Lúc đầu đặt ra Trấn Biên (Biên Hòa) và dinh Phan Trấn (Gia
Định) chưa có quan lộ dân phải đi đò dọc. Đầu bến phía Bắc là bến Sa Hà thuộc Trấn Biên. Đầu bến phía Nam đặt tại Tân
Long (Chợ Lớn) thuộc Phan Trấn. Chổ bến
đò có cầu, để ghe thuyền đậu khi nước ròng, đợi nước lên mới đi được. Nhà bè
còn lưu lại hai câu:
“ Nhà Bè nước chảy
chìa hai
“ Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về “
Nay vì cuộc chiến Nam -
Bắc phân tranh- Nội chiến – do thế lực quốc tế gần một trăm năm thuộc Pháp. Hai
mươi năm phân tranh. Máu đổ, xương rơi, tàn khốc và thống khổ. Con dân Việt Nam hiện nay lưu
vong khắp nơi trên thế giới. May mà chưa hờn
quốc như xứ Chiêm Thành, Chân Lạp. Không biết tương lai đất nước Việt Nam có yên ổn để người dân tiếp tục cuộc sống bình an hay
không? Thế lực chính trị, mưu đồ quốc tế có đưa đất nước chúng ta phải rồi
đi vào con đưòng bom rơi đạn xéo thêm một
lần nữa hay không? Mong rằng đất nước Việt Nam sẽ bình yên, an lạc và một ngày nào
đó khắp bốn phương con cháu nhớ về tổ quốc – Quê hương và ngày đoàn tụ vui tươi
hạnh phúc.
Lê
Hoàng
Tham khảo: “ Việt Nam lược sử” Trần Trọng Kim
:” Việt Nam
gấm hoa” Thái văn Kiểm
“ Chiếc ấn cuối cùng dòng họ Nguyễn"