Sunday, September 20, 2015

Quảng Trị, Những Người Cầm Bút 
                               Thập Niên Sáu Mươi 
                                                    - Lê Mai Lĩnh

về già, ghi theo trí nhớ còm cõi

Thành phố nhỏ, nghèo, trò chơi giải trí chẳng có chi. Con trai thì đá banh, đánh lộn, phá xóm phá làng là trộm ối, trộm mía, lang thang ta đây, điếu thuốc cầm tay, nhả khói lên mây, như
là thi sĩ. Trong số này có tôi (Sương Biên Thuỳ), Trần Đình Bé , Lê Cảnh Xinh, Lê Thanh Xuân  , Đặng Sĩ Tịnh, Phạm Văn Bình và Phan Bá Ân.

Con gái thì chơi thẻ, nhảy dây, bán hàng xén, lá cây làm tiền và những viên sỏi làm kim cương.

Duy nhất một rạp chiếu bóng. Trước gần nhà đèn, Trần Hưng Đạo, sau là rạp Đại Chúng, đường Duy Tân.

Gần nhà thầy Thái Mộng Hùng và Ông Trợ Ngoạn, cho dễ nhớ.

Trong hoàn cảnh và điều kiện sống tinh thần như thế, nổi lên, sáng láng hơn, hấp dẫn hơn và lạ lẩm hơn là sự xuất hiện của những MẦM NON VĂN NGHỆ. 

Nói không sai, những thằng ông nội này đã làm nên một BẦU KHÍ VĂN CHƯƠNG TỈNH L, dẫu là mới chập chững như chim non mới ra ràng, rời tổ.

Chúng nó, nói không sai, đã làm đẹp thêm cho thành phố nghèo, thời kỳ sau bán khai.

Chúng nó, những TRẦN ĐÌNH BÉ, HOẠI THU, ĐẶNG SĨ TỊNH, NGUYỄN VĂN THƯỞNG, PHẠM VĂN BÌNH, PHAN BÁ ÂN, LỀ CẢNH XINH, LÊ THANH XUÂN, LẼ ĐÌNH CAI, NGUYỄN HỮU HIỀN, NGUYỄN CHÍ KHAM, NGUYỄN CHÍ KHẢ, ĐỖ TƯ NHƠN, ĐỖ TỪ NGHĨA, DƯƠNG VĂN MUA, ĐỖ VĂN PHÚC, HỒ THẾ VĨNH, THÁI TĂNG PHƯƠNG, LÝ THƠ HIỂU...đã bước đầu khởi sắc định hình cho một hứa hẹn tương lai văn chương tỉnh địa đầu giới tuyến.

Bấy giờ, Ty Thông Tin hàng tháng có một tờ báo quay RONEO, đã xuất hiện những bài thơ HỌC TRÒ, BÀI THƠ TÁN GÁI của TRẦN ĐÌNH BÉ, HOÀI THU, ĐẶNG SĨ TỊNH, LỀ CẢNH XINH.

Một thời gian ngắn sau, những mầm non văn chương Quảng Trị đã có thơ đang trên THỜI NAY, PHỔ THÔNG, GIÓ MỚI, BÁCH KHOA tại thủ đó văn hóa SAIGON. 

Mấy thằng ông nội bắt đầu kênh khênh. Bước đi, ngẩng mắt nhìn trời, như ta đây đã là thi hào thi bá, đó là CHU VƯƠNG MIỆN, THẠCH NHÂN, PHAN PHỤNG THẠCH, SƯƠNG BIÊN THUỲ. PHẠM VĂN BÌNH, PHAN BÁ ÂN, ĐỖ TƯ NGHĨA...

Trò chơi cá nhân thấy không ăn, chúng bày ra trò chơi TẬP THỂ, văn đoàn GIỚI TUYỀN ra đời vào đầu năm 1961.cùng với những khuôn mặt đó, chứ ai vào đây.
Bây giờ, văn chương như còn là một vùng đất cấm, nên phái nữ, đàn bà, con cấy, chưa có được mống nào.

Chỉ mấy năm sau mới có NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI, VƯƠNG LỆ HẰNG, LÊ THỊ THU THỦY, NGUYỄN LIÊN HƯNG, LÝ THỊ PHỤNG, NGUYỄN THỊ BẠCH THẢO, ĐINH QUANG TUYẾT, LƯU THỊ BÊ, VĂN THI DO,NGUYỄN THỊ HÓA, NGUYỄN THỊ VĨNH PHƯỚC, NGUYỄN THỊ NHO...

Cũng chỉ đến mấy năm sau, từ ngày trường NGUYỄN HOÀNG có ban C, đã xuất hiện thêm nhiều mầm non văn chương như :LÊ ĐÌNH LỘNG CHƯƠNG, LÊ VĂN TRẠCH, HẠ THÁI TRẦN QUỐC PHIỆT, HOÀNG HỮU LY, LÊ HỮU TY, HỒ SỸ MỪNG, HỒ SỸ KỸ, PHAN SỸ TRUNG, NGUYỄN THUỲ NAM, PHAN KHÂM, NGUYỄN VÔ CÙNG, TRẦN PHỈ..

Từ đầu thập niên 1960, tới nay 2015, đã 55 năm. văn chương Quảng Trị đã trải đều, trải khắp thế giới.

Số lượng những người viết xuất thân NGUYỄN HOÀNG nói riêng và Quảng Trị nói chung cũng đã có những đóng góp đáng kể vào kho tàng văn chương VIỆT NAM, mà rồi đây khi thời thẽ đổi thay, lịch sử sang trang, những người làm công tác , viết lịch sử văn học, chắc không thể không viết về văn chương QUẢNG TRỊ trong văn chương VIỆT NAM

Bài viết ngắn này như một GỢI Ý, MỞ ĐẦU. Mong những ai có điều kiện và cơ hội việt dài và rộng khắp hơn.

Vì rằng, sau 1975, Quảng Trị đã xuất hiện nhiều CÂY VIẾT TRẺ, MỚI, không nằm trong ĐỘI NGŨ NHỮNG NGƯỜI BỒI BÚT. Họ vẫn giữ cho mình nhân cách và phong thái của một NGƯỜI TỰ DO, KHÔNG CHẤP NHẬN CHẾ ĐỘ GIAN TRÁ và PHẢN BỘI, là chế độ CỔNG SẴN hiện nay.

Nhân đây, xin cho tôi tỏ lòng NGƯỠNG MỘ NHỮNG CON NGƯỜI CẦM BÚT TỰ DO NHƯ THẾ.
  
LÊ MAI LĨNH
18/9/2015