Nỗi Buồn Chiến Tranh - Hoàng Phụng Thiên
Một ca khúc do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc trước đây chúng ta thường nghe, nhưng
ít ai biết đến tên của nhà thơ đã viết
ra bài thơ này.
“ ….. Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về,
Có thể bằng chiến thắng Pleime
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả
Anh trở
về hàng cây nghiêng ngả
Anh trở về
có khi là hòm gổ cài hoa .
Anh trở về bằng chiếc băng ca
Trên trực thăng sơn màu tang trắng
Anh trở về chiều hoang trốn nắng
Poncho buồn liệm kín đời anh
Anh trở về bờ tóc em xanh
Chít khăn sô lên đầu vội vã, em ơi !
Em hỏi anh bao giờ trở lại
Xin trả lời mai mốt anh về
Anh trở về
Đây là kỷ vật viên đạn đồng đen
Anh
cho em sang sông làm kỷ niệm
Anh trở về trên đôi nạng gổ
Anh trở về bại tướng cụt chân
Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân
Bên người yêu tật nguyền chai đá
Anh trở về nhìn nhau xa lạ
Anh trở về giang dở đời em
Ta nhìn nhau ánh mắt chưa quen
Cố quên đi một lần trăn trối , em ơi ! .
LINH PHƯƠNG
Đó là lời của bài thơ “Kỷ vật cho em" và là lời bản nhạc mang cùng tên.
Linh Phương tên thật là gì? Đến bây giờ tôi cũng
hoàn toàn chưa rõ. Chỉ biết vào lúc anh sang tác bài thơ này, anh cấp bậc trung úy (xuất than từ khoá
sĩ quan CTCT Đà Lạt?). Bài thơ diễn tả hai giai đoạn, giai đoạn đầu là nói tới người tử sĩ, gia đoạn sau nói đến người thương binh. Vào thời chiến
tranh, những người lính VNCH khi vào quân
ngũ ai mà không có một lần yêu, một người
yêu lúc trẻ, cho đến khi lập gia đình vẫn có một người vợ trẻ như trong thơ của Quang Dũng trong “Đôi mắt người Sơn Tây hoặc trong ‘Màu tím hoa sim” của Hữu
Loan. Ngày xưa và đến bây giờ “Kỷ
vật cho em” nghe ra còn thắm thiết và buồn bã hơn nữa.
Chiến tranh bao giờ cũng đau thương, chia ly
và có chết chóc. Người chiến binh ngòai sa trường sống với những giây phút được tính bằng từng giờ, từng ngày. Mọi rủi
ro, hy sinh có thể đến với họ bất cứ lúc
nào. Những trận chiến “Mùa hè đỏ lửa,” Pleime, Đức Cơ, Bình Giả, Charlie luôn luôn có những chiến sĩ phải hy sinh và trở thành những thương binh tàn phế. Có nỗi buồn nào hơn
là nổi buồn khi người chiến binh trở về thiếu đi một cánh tay, đôi chân hay đôi mắt mù lòa?! Người yêu còn
trẻ ở hậu phương sẽ ra sao khi biết tin này? Mọi hy sinh và chịu đựng của người thương phế binh của
VNCH thật cao cả và mang đầy ý nghĩa.
Ở Hoa Kỳ hằng năm có rất nhiều hội đoàn tổ chức những cuộc văn nghệ để gây quỹ giúp đỡ cho những anh em thương phế binh ở quê nhà. Một hành động rất cần thiết để có điều kiện giúp
những người chiến binh- chiến hữu không
may phải chịu tật nguyền và số phận hẩm hiu. Chúng ta, những nguời cùng lý tưởng, cùng chiến tuyến đã may mắn hơn, được định cư sống ở một quốc gia TƯ DO- DÂN CHỦ và
có một đời sống sung túc, đầy đủ hơn những người bạn- chiến hữu thương phế binh
đó. Số tiền quyên góp tuy nhìn thấy thì
nhiều, song với số lượng thương phế
binh, quả phụ ờ quê nhà cũng còn quá đông, nên sự trợ giúp theo tôi thấy cũng là
một điều khiêm nhường vào dịp tết hàng năm
mà thôi. Vật chất không là bao, nhưng cái tình là thắm thiết.
Qua bài thơ này, có nhiều người cho rằng đây
là một bài thơ có tính chất “phản chiến.” Nếu suy nghĩ như thế thì hoàn toàn
không đúng. Đây là một bài thơ mang tính chất nỗi buồn chiến tranh, tâm sự của
người lính VNCH mà thôi.
Người nghệ sĩ phải nói lên được cái vui, cái
buồn của một con người đang trong thời
chiến chinh. Nếu trong đó có một ít
nhiều mang tính chất bi quan tiêu cực thì đó không phải là chủ ý phản chiến mà nó man mác của nỗi buồn, xót xa
từ trong lòng của một chiến binh khi không may bị thương, mất đi một phần thân
thể của mình.
Trong chiến tranh, mọi bí mật quân sự
luôn luôn được giữ kín, có đôi lúc phải nói sai sự thật. Vì vậy, vào thời đệ nhị thế chiến đã có nữ
xướng ngôn viên Anh ngữ của Nhật, mang biệt danh là “TOKYO ROSE", phát âm rất đúng giọng Mỹ, cố gây ảnh
hưởng vào tinh thần quân đội Hoa Kỳ ….bằng cách loan những tin thất thiệt, để đánh
lạc hướng cũng như làm cho lòng binh sĩ Hoa Kỳ bị lung lạc.
Trong chiến tranh Việt Nam ở Hà Nội cũng đã
có “Hanoi Hannah” tên thật của cô ta là Trịnh thị Ngọ, nữ xướng ngôn viên của đài phát thanh Hà Nội. Đài này luôn luôn đào sâu tin tức phản chiến ở
Hoa Kỳ để phát đi những tin tức làm não lòng chiến binh Hoa Kỳ đang chiến đấu ở
Việt Nam, nhất là những cảnh tử sĩ hay
thương binh đang xẩy ra trên chiến trường
Việt Nam
vào thời kỳ đó.
VNCH hồi đó có chương trình “Chiêu
Hồi” cũng đã làm cho tâm hồn các chiến
binh Cộng Sản Bắc Việt bị phân tâm không
ít. Nhưng với tài bưng bít và kỷ luật
nghiêm ngặt, cũng như những đòn bí hiểm liên quan tới gia đình ở hậu phuơng đã
một phần nào trói buộc những chiến binh Cộng Sản khó lòng đào thoát ra khỏi cái vòng “kim cô” ràng buộc quá chặt
vào mình. Hầu như chúng ta đến nay cũng
rất it nghe tới thương phế binh của Cộng
Sản Bắc Việt vào thời đó có con số là
bao nhiêu? Thường, trận chiến xẩy ra,
quân Bắc Việt bao giờ cũng chết và bị
thuơng gấp đôi, ba lần của quân VNCH. Nếu cứ tính con số đó chắc chắn thương phế binh Cộng Sản có thể lên rất cao. Nhưng mãi đến nay đố ai biết
đuợc sự thật ngoài chính phủ CHXH chủ
nghĩa Việt Nam .
Cho dù bên nào, thì người hy sinh, chết chóc,
thương phế binh … đến bây giờ vẫn là người Việt Nam . Gia đình nào có con em hy
sinh, bị thương đếu đau khổ như nhau. Trước khi qua đời cựu thủ tướng Vỏ Văn Kiệt có nói một câu để lại
cho đời suy nghĩ như sau: “… Ngày ba mươi tháng Tư có một triệu ngưòi vui, thì cũng có một triệu
ngưòi buồn.” Vậy nỗi buồn này xuất phát từ chiến tranh mà có vậy.
Cho dù bên này hay bên kia, thì người chiến binh đã gục ngả, bị thương đếu là
những kẻ thiệt thòi cả. Có điều chúng
ta nhìn lại sự thật bây giờ thấy rất rõ ràng. Người chiến binh-
thương binh VNCH hy sinh rất có ý nghĩa để
bảo vệ tổ quốc- quốc gia một cách thật sự. Trong lúc những chiến binh Cộng Sản
đã phải oan uống hy sinh cho một chế độ thân Tàu, thân Nga mà đến bây giờ người dân Việt Nam vẫn đang trong vòng tủi nhục, đất nuớc chưa thoát ra được vòng kềm tỏa của Tàu Cộng. Đất nước đang từng ngày
bị rơi vào tay của giặc Tàu. Người dân
không có Tư Do, Dân chủ thực sự. Nỗi buồn chiến tranh vẫn là điều làm cho tất
cả người dân cho dù ở hải ngoại hay quốc nội đếu buồn như nhau.
Hoàng Phụng Thiên