Cái Tâm Của Người Phật Tử
Trong Phong Cách Sống
- Trần Không Tên
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh
xin chỉ bảo:
"Vì sao những người lương thiện như con lại
thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?"
Thầy hiền hòa nhìn tôi trả lời:
"Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, điều
đó nói lên rằng trong tâm người này có tồn tại một điều ác tương ứng. Nếu một
người trong nội tâm không có điều ác nào, như vậy, người này sẽ không có cảm
giác thống khổ. Vì thế, căn cứ theo đạo lý này, con thường cảm thấy khổ, nghĩa
là nội tâm của con có tồn tại điều ác, con không phải là một người lương thiện
thật sự. Mà những người con cho rằng là người ác, lại chưa hẳn là người thật sự
ác.
Một người có thể vui vẻ mà sống, ít nhất nói rõ
người này không phải là người ác thật sự."
Có cảm giác như bị xúc phạm, tôi không phục, liền
nói:
"Con sao có thể là người ác được? Gần đây,
tâm con rất lương thiện mà!"
Thầy trả lời:
"Nội tâm không ác thì không cảm thấy khổ, con
đã cảm thấy khổ, nghĩa là trong tâm con đang tồn tại điều ác. Con hãy nói về nỗi
khổ của con, ta sẽ nói cho con biết, điều ác nào đang tồn tại trong con."
Tôi nói:
"Nỗi khổ của con thì rất nhiều! Có khi cảm thấy
tiền lương thu nhập rất thấp, nhà ở cũng không đủ rộng, thường xuyên có “cảm
giác thua thiệt” bởi vậy trong tâm con thường cảm thấy không thoải mái, cũng hy
vọng mau chóng có thể cải biến tình trạng này; trong xã hội, không ít người căn
bản không có văn hóa gì, lại có thể lưng quấn bạc triệu, con không phục; một
trí thức văn hóa như con, mỗi tháng lại chỉ có một chút thu nhập, thật sự là
không công bằng; người thân nhiều lúc không nghe lời khuyên của con, con cảm thấy
không thoải mái…"
Cứ như vậy, lần lượt tôi kể hết với thầy những nỗi
thống khổ của mình.
Thầy gật đầu, mỉm cười, một nụ cười rất nhân từ
đôn hậu, người từ tốn nói với tôi:
"Thu nhập hiện tại của con đã đủ nuôi sống
chính con và gia đình. Con còn có cả phòng ốc để ở, căn bản là đã không phải
lưu lạc nơi đầu đường xó chợ, chỉ là diện tích hơi nhỏ một chút, con hoàn toàn
có thể không phải chịu những khổ tâm ấy.
Không bệnh hạnh phúc nhất
Biết đủ giàu có nhất
Chân thật bạn thân nhất
Niết bàn an lạc nhất
Nhưng, bởi vì nội tâm con có lòng tham đối với tiền
tài và của cải, cho nên mới cảm thấy khổ. Loại lòng tham này là ác tâm, nếu con
có thể vứt bỏ ác tâm ấy, con sẽ không vì những điều đó mà cảm thấy khổ nữa.
Tâm dẩn đầu mọi pháp
Tâm chủ tâm tạo tác
Nếu nói và hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẻ theo ta
Như bóng không rời hình
Tâm dẩn đầu mọi pháp
Tâm chủ tâm tạo tác
Nếu nói và hành động
Với tâm tư ô nhiểm
khổ nảo sẻ theo ta
Như xe theo vật kéo
Trong xã hội có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại
phát tài, rồi con lại cảm thấy không phục, đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị
cũng là một loại ác tâm. Con tự cho mình là có văn hóa, nên cần phải có thu nhập
cao, đây chính là tâm ngạo mạn. Tâm ngạo mạn cũng là ác tâm. Cho rằng có văn
hóa thì phải có thu nhập cao, đây chính là tâm ngu si; bởi vì văn hóa không phải
là căn nguyên của sự giàu có, kiếp trước làm việc thiện mới là nguyên nhân cho
sự giàu có của kiếp này. Tâm ngu si cũng là ác tâm!
Bi ai lớn nhất của đời người là ganh ghét (One's
greatest misery is envy)
Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu
(One's greatest flaw is lack of understanding)
Người thân không nghe lời khuyên của con, con cảm
thấy không thoải mái, đây là không rộng lượng. Dẫu là người thân của con, nhưng
họ vẫn có tư tưởng và quan điểm của riêng mình, tại sao lại cưỡng cầu tư tưởng
và quan điểm của họ bắt phải giống như con? Không rộng lượng sẽ dẫn đến hẹp
hòi. Tâm hẹp hòi cũng là ác tâm.
Tâm kỵ nhất là hẹp hòi
Tài kỵ nhất là khoe khoang
Khí kỵ nhất là hung hăng
Những gì mình biết chỉ là giọt nước, những gì mình
chưa biết là cả đại dương.
Sư phụ tiếp tục mỉm cười:
"Lòng tham, tâm đố kỵ, ngạo mạn, ngu si, hẹp
hòi, đều là những ác tâm. Bởi vì nội tâm của con chứa đựng những ác tâm ấy, nên
những thống khổ mới tồn tại trong con. Nếu con có thể loại trừ những ác tâm đó,
những thống khổ kia sẽ tan thành mây khói.”
Tự ái, tham, sân, si
Ích kỷ, mạn, ác, nghi
lục trần không vướng mắc
Ngũ uẩn hưởng từ bi
Con đem niềm vui và thỏa mãn của mình đặt lên tiền
thu nhập và của cải, con hãy nghĩ lại xem, căn bản con sẽ không chết đói và chết
cóng; những người giàu có kia, thật ra cũng chỉ là không chết đói và chết cóng.
Con đã nhận ra chưa, con có hạnh phúc hay không, không dựa trên sự giàu có bên
ngoài, mà dựa trên thái độ sống của con mới là quyết định. Nắm chắc từng giây
phút của cuộc đời, sống với thái độ lạc quan, hòa ái, cần cù để thay thế lòng
tham, tính đố kỵ và ích kỷ; nội tâm của con sẽ dần chuyển hóa, dần thay đổi để
thanh thản và bình an hơn.
Trong xã hội, nhiều người không có văn hóa nhưng lại
giàu có, con hãy nên vì họ mà vui vẻ, nên cầu chúc họ càng giàu có hơn, càng có
nhiều niềm vui hơn mới đúng. Người khác đạt được, phải vui như người đó chính
là con; người khác mất đi, đừng cười trên nỗi đau của họ. Người như vậy mới được
coi là người lương thiện! Còn con, giờ thấy người khác giàu con lại thiếu vui,
đây chính là tâm đố kị. Tâm đố kị chính là một loại tâm rất không tốt, phải
kiên quyết tiêu trừ!”
"Con cho rằng, con có chỗ hơn người, tự cho
là giỏi. Đây chính là tâm ngạo mạn. người
khi đã sinh lòng ngạo mạn, thì đối với thiếu sót của bản thân sẽ như có mắt mà
không tròng, vì vậy, không thể nhìn thấy bản thân có bao nhiêu ác tâm, sao có
thể thay đổi để tốt hơn. Cho nên, người ngạo mạn sẽ tự mình đóng cửa chặn đứng
sự tiến bộ của mình. Ngoài ra, người ngạo mạn sẽ thường cảm thấy mất mát, dần dần
sẽ chuyển thành tự ti. Một người chỉ có thể nuôi dưỡng lòng khiêm tốn, luôn bảo
trì tâm thái hòa ái từ bi, nội tâm mới có thể cảm thấy tròn đầy và an
vui."
Thất bại lớn nhất của đời người là ngạo mạn (One's
greatest failure is arrogance)
Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti (One's
greatest sorrow is feeling self pity)
Kiếp trước làm việc thiện mới chính là nguyên nhân
cho sự giàu có ở kiếp này, (trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu). Mà người
thường không hiểu được nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn
được dưa, đây là thể hiện của sự ngu muội. Chỉ có người chăm học Phật Pháp, mới
có được trí huệ chân chính, mới thật sự hiểu được nhân quả, quy luật tuần hoàn
của vạn vật trong vũ trụ, nội tâm mới có thể minh tỏ thấu triệt. Để từ đó, biết
làm thế nào lựa chọn tư tưởng, hành vi và lời nói của mình cho phù hợp. Người
như vậy, mới có thể theo ánh sáng hướng đến ánh sáng, từ yên vui hướng đến yên
vui.”
Bầu trời có thể bao dung hết thảy, nên rộng lớn vô
biên, ung dung tự tại; mặt đất có thể chịu đựng hết thảy, nên tràn đầy sự sống,
vạn vật đâm chồi! Một người sống trong thế giới này, không nên tùy tiện xem thường
hành vi và lời nói của người khác. Dẫu là người thân, cũng không nên mang tâm
cưỡng cầu, cần phải tùy duyên tự tại! Vĩnh viễn dùng tâm lương thiện giúp đỡ
người khác, nhưng không nên cưỡng cầu điều gì.
Nếu tâm một người có thể rộng lớn như bầu trời mà
bao dung vạn vật, người đó sao có thể khổ đây?"
Vị thầy khả kính nói xong những điều này, tiếp tục
nhìn tôi với ánh mắt đầy nhân từ và bao dung độ lượng.
Ngồi im lặng hồi lâu…xưa nay tôi vẫn cho mình là một
người rất lương thiện, mãi đến lúc này, phải! chỉ đến lúc này, tôi mới biết được
trong tôi còn có một con người rất xấu xa, rất độc ác! Bởi vì nội tâm của tôi
chứa những điều ác, nên tôi mới cảm thấy nhiều đau khổ đến thế. Nếu nội tâm của
tôi không ác, sao tôi có thể khổ chứ?
Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình (One's
greatest adversary is oneself)
Xin cảm tạ thầy, nếu không được người khai thị dạy
bảo, con vĩnh viễn sẽ không biết có một người xấu xa như vậy đang tồn tại trong
con!
Cho nên,
người học Phật biết rằng từ bi, hỷ, xả tứ
vô lượng TÂM là căn bả của pháp hành đạo
Bồ Tát nhưng lại không chịu làm. Biết rõ ràng cái đạo lý thì phải biết công dụng
như thế nào ?Ngày ngày học pháp lục độ, đến gặp thử thách thì bố thí mình không
chịu bố thí , trì giới thì cũng không trì giới , nhẩn nhục thì cũng không nhẩn
nhục , tinh tấn cũng chẵng tinh tấn , thiên định cũng không có thiên định , trí
huệ thì bản thân cũng chẳng có trí huệ . Quý vị thử hỏi , mình học như thế thì
có được ích dụng gì không? Vì vậy chúng
ta phải biết thế nào là Lục đại tông chỉ:
1/ Bố thí:
Tức là dùng tài sản vật chất hoặc Phật Pháp để bố thí cho kẻ khác . Có người đến
lúc cần bố thí , lại không chịu bố thí mà lại đi kêu người khác bố thí cho mình
càng nhiều càng tốt . Hạng người này thường cho mình hơn người và đúng hơn cả .
2/Trì giới
: Thiên hạ người nào cũng biết trì giới là trì giới. Nhưng đến lúc gặp thử
thách , không những không giữ giới mà lại còn đi phá giới nữa. Thọ giới tức là
không động tâm . Bất luận cảnh giới nào mình cũng không động. Nếu như núi Thái
Sơn có sập trước mặt mình, tâm cũng không khinh động, khi mỹ sắc trước mắt tâm
cũng không xao xuyến. Đó là có định lực có thể chuyển được cảnh giới . Không cần
biết cảnh ác hay thiện, tới chổ nào mình cũng thản nhiên , không sinh ra cái
tâm phân biệt , thì tự nhiên gió bình sóng lặng .
3/ Nhẫn nhục: Nghĩa là nhẫn thọ những gì không
như ý, nếu mình có thể nhẫn thọ tất cả
những chuyện không đúng với ý của mình
thì đó tức là mình khảo nghiệm, chịu thử thách .
Nếu mình có
thể chịu được thử thách thì có thể qua được (cửa), nếu mình không chịu được thì
mình sẽ không qua nổi cửa.. Ai biết nhẫn nhục thì có thể đến được bờ bên kia,
nhưng khi cảnh giới tới, thì không còn nhẫn nhịn được nữa. Cái lửa vô minh
cao ba thước nổi lên, thế là bao nhiêu công đức kết tụ trong một khoảng khắc bị
tiêu tan hết sạch.
4/ Tinh tấn: Khi mình đã thiền thất tức là đã tinh tấn. Ai ai cũng muốn tinh tấn, nhưng
đến lúc tinh tấn lại không chịu tinh tấn, chỉ muốn lười biếng an phận. Tại
sao vậy?. Biết tham thiền là chuyện tốt mà lại né tránh. Thử nghĩ coi tâm lý
mâu thuẩn như thế thì làm sao giaỉ quyết được.
Cái quy cũ của thiền đường là ,nếu người nào không thọ thủ qui cũ thì đều bị "đánh," đánh cho đến khi nào khai ngộ mới thôi.
5/ Thiền Định: Hiện tại
tham thiền là thời gian dụng công tốt nhất. Tại sao cần phải "đả" thiền
thất? Tại muốn mình tinh tấn tập trung, tâm không vọng tưởng làm cho trí huệ
mình hiện tiền. Cho nên có câu "Trí huệ giaỉ thoát," tức là thiền định
là phương pháp "KHẮC KỲ THỦ CHỨNG." Ở trong thời hạn đó để mình chứng
ngộ được.
6/ Trí Huệ: Cái có thể cho mình tới bờ bên kia, có thể liễu sinh thoát tử. Nếu như muốn
khai trí huệ mà làm biếng thì sẽ mất đi cơ hội khai ngộ, cho nên tham thiền thì
cần phải chăm chú, không để thời gian qua uổng phí, để không biết bao giờ
mình mới khai ngộ được. Trong đời thường cũng co kẻ bị "Yếm nhĩ đạo linh," nghĩa là
đánh chuông bịt tai lại, mình chỉ lừa mình mà thôi, tưởng người khác không
nghe, nhưng thực sự mình chỉ lừa mình. Đến lúc gần chết rồi, mới tỉnh ngộ rằng: "Mình đến thế gian này một cách luống uổng công và nơi đây chỉ là tạm
thời một thời gian ngắn ngủi mà thôi.
Cái tâm đang muốn ỏ thiên đường mà còn vọng tưởng đến cảnh du ngọan ở một nơi
khác, đó tức là còn nhiều vọng tưởng, có thể ảnh hưởng đến tâm tu đạo. Vì vậy
thời gian rất quý báu, không thể để cho thời gian trôi qua mau, lãng phí, mà
mình cần phải giữ lấy thời cơ để được
khai ngộ. Nếu chuẩn bị được như vậy, thì mình không hổ thẹn với chính mình.
Còn ngược lại, tất cả chỉ là nói suông mà thôi.
TRẦN KHÔNG TÊN