Saturday, May 2, 2015

Văn Hóa Trung Hoa & Viện Khổng Tử 
                                                    - Lê Hoàng
               
         Vừa qua Trung Quốc thành lập những viện Khổng Tử khắp trên thế giới, từ Hoa Kỳ cho đến Âu Châu , Châu Mỹ La Tinh và cánh tay này định vươn tới cả vùng Châu Phi. Thực tế,  cái nền văn hóa Trung Hoa khó mà hòa nhập hay phát triển ở
Phi Châu, các xứ xa xôi như Châu Mỹ La Tinh hay Hoa Kỳ, Mexico, Canada. Mặc dầu ở Hoa Kỳ, Canada không ít người Trung Hoa hay ngưòi Việt Nam cư ngụ. Điều còn lại, cái Viện Khổng Tử chỉ hoạt động hữu hiệu chăng là ở Việt Nam mà thôi.
     
      Ở Châu Âu   nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức v.v… đã từng nghiên cứu về văn hóa Trung Hoa lâu rồi, nên họ không lạ gi về  ông Khổng Tử của Trung Quốc bây giờ. Sở dĩ như thế, Trung  Quốc - nói cho đúng hơn là TRUNG CỘNG - với mớ lý thuyết nhồi sọ Chủ Nghĩa Xã Hội Cộng Sản đến bây giờ quá lỗi thời. Trung  Cộng muốn đem mớ lý thuyết cổ hũ Khổng, Mạnh để làm con bài thay đổi sau này, nên mới phát động thành lập VIỆN KHỔNG TỬ rộng lớn khắp trên thế giới.
         Nhìn lại văn hóa đa dạng của Trung Hoa, vì qua bao thời đại suốt hơn ba ngàn năm lịch sử, biến dạng qua nhiều lý thuyết, thay đổi tùy theo từng trìều đại cho nên nó phức tạp vô cùng.
      Để tượng trưng cho nền văn hóa đa tạp này chúng ta đưa ra 100 tác phẩm khá nổi tiếng và đuợc lưu truyền từ xưa tới nay để hầu thấy nền văn hóa, văn minh Trung Hoa  càng ngày càng không có gì thay đổi theo đà phát triển của thế giới. Trong lúc Châu Âu, Châu Mỹ và Hoa Kỳ v.v... không còn  dừng lại ở góc độ lý thuyết như Trung Quốc, mà họ đã lấy thực nghiệm để chứng minh cho lý thuyết hiện hành.
    Sau đây là 100 tác phẩm của Trung Hoa được chắt lọc ra như sau:

  1/  Sự huyền diệu của Âm Dương Bát Quái: CHU DỊCH .
  2/ Quy luật biến hóa của đạo trời, lòng người:  Sách QUẢN TỬ
  3/ PHÚC dựa vào HỌA , HỌA nằm trong  PHÚC: Sách LÃO TỬ.
  4/ Kinh Điển của Nho Gia:  LUẬN NGỮ.
  5/ Dân là quý, vua là khinh, Giang sơn xã tắc là quan trọng:  Sách Mạnh Tử.
  6/ Tuyên ngôn lý luận pháp trị trước đời Tần: Sách -THƯƠNG  QUÂN THƯ.
  7/ Đạo vô vi, vô hình. Có thể truyền, nhưng không thể nhận, có thể đạt đuợc mà không thể nhìn thấy:  Sách Trang Tử.
  8/ Trời vận hành không vì sự tồn tại của Nghiêu, cũng chẵng vì sự diệt vong của Kiệt.
  9/ Triết học của phái lao lực thời cổ:  Sách MẶC TỬ.
10/ Bộ tập đại thành lý luận pháp gia: Sách: HÀN PHI TỬ.
11/ Luận về sự vật chính trị  : Sách - XUÂN THU PHỒN  LỘ .
12/ Pháp điển của thần học và luân lý cổ học : Sách- BẠCH HỔ THÔNG NGHĨA.
13/ Hiện tượng lạ  : Sách-  LUẬN HÀNH
14/ Dung hợp nhiều nhà, bao la nghĩa cổ.   Sách-  NGŨ KINH CHÍNH NGHĨA.
15/ Ảnh hưởng lâu dài : Sách- TỨ THƯ TẬP CHÚ.
16/ TRUYỀN TẬP LỤC .
17/ Tuyên ngôn nhân quyền cuối đời MINH  : Sách- MINH DI ĐÃI PHỎNG LỤC .
18/ Phong Khí ; Sách- ĐỊNH AM VĂN TẬP  VÀ TỤC TẬP .
19/ Phản đối Nho học  Sách- PHẦN  THƯ và TỤC  PHẦN THƯ .
20/ Xã hội chủ nghĩa Nông Nghiệp không tưởng  sách - THIÊN TRIỀU ĐIỀN MẪU CHẾ ĐỘ.
21/Thế giới cực lạc lý tuởng  Sách - ĐẠI ĐỒNG THƯ .
22/ Bộ giáo khoa thư đầu tiên của Quốc dân Sách - CÁCH MẠNG QUÂN .
23 /Tiếng chuông cảnh tỉnh  sách - CẢNH THẾ CHUNG .
24 /Dùng hành động cầu hiểu biết  sách - TÔN VĂN HỌC THUYẾT .
25 /Bộ sử biên niên đầu tiên  Sách- XUÂN THU .
26 /Lời ít mà quan trọng  sách - XUÂN THU TAM TRUYỆN .
27/ Bộ sử sớm nhất  sách-  THƯỢNG THƯ
28/ Biệt sử quốc gia sớm nhất  Sách- QUỐC NGỮ.
29/ Thuật củ TUNG- HOÀNH   sách - CHIẾN QUỐC SÁCH .
30/ Ghi chép về quan chế  sách -  CHU LỄ. .
31/ Giáo khoa đầu tiên của Lễ chế phong kiến . sách -  LỄ KÝ.
32/ Bài Ly Tao không vần  Sách -  SỬ KÝ.
33/ Bộ sử triều đại đầu tiên Sách- HÁN THƯ.
34/ Bộ sử biên niên  sách - TIỀN HÁN KỶ.
35/ HẬU HÁN THƯ và TỤC HÁN THƯ .
36/  HẬU HÁN KỶ.
37/ TAM QUỐC CHÍ.
38/ TẤN THƯ
39/ TỐNG THƯ
40/ NAM TỀ THƯ.
41/ LƯƠNG THƯ
42/ TRÂN THƯ.
43/ NGỤY  THƯ.
44/ BẮC TỀ THƯ
45/ CHU THƯ.
46/ TÙY THƯ
47/ ĐƯỜNG LUẬT SỚ NGHỊ
48/ NAM SỬ , BẮC SỬ .
49/ TRINH QUÁN CHÍNH YẾU .
50/ THÔNG ĐIỂN .
51/ CỰU ĐƯỜNG THƯ và TÂN ĐƯỜNG THƯ .
52/ CỰU NGŨ ĐẠI SỬ , TÂN NGŨ ĐẠI SỬ.
53/ TƯ  TRỊ THÔNG GIÁM .
54/ THÔNG GIÁM KỶ SỰ BẢN MẠT.
55/  THÔNG CHÍ.
56/ VĂN HIẾN THÔNG KHẢO.
57/ TỐNG SỬ.
58/ LIÊU SỬ.
59/ KIM SỬ.
60/ NGUYÊN SỬ.
61/ MINH SỬ.
62/ ĐỘC THÔNG GIÁM LUẬN .
63/ HẢI QUỐC ĐỒ CHÍ.
64/ LIỆT NỮ  TRUYỆN
65/ SỬ THÔNG.
66/ VĂN SỬ THÔNG  NGHĨA.
67/ TÂN SỬ HỌC.
68/ KHẢO CÔNG KÝ.
69/ CỮU CHƯƠNG TOÁN THUẬT
70/ TỀ DÂN YẾU THUẬT
71/ MỘNG KHÊ BÚT ĐÀM.
72/ DOANH TẠO PHÁP THỨC .
73/ VƯƠNG TRINH NÔNG THƯ.
74/ THIÊN CÔNG KHAI VẬT.
75/ NÔNG CHíNH TOÀN THƯ.
76/ HOÀNG ĐẾ NỘi KINH.
77/ THƯƠNG HÀN TẠP BỆNH LUẬN.
78/ CHÂM CỨU GÁP ẤT KINH.
79/ Bách khoa toàn thư lâm sàng đầu tiên . Sách - BÍ CẤP THIÊN KIM YẾU PHƯƠNG..
80/ Dược học đầu tiên : BẢN THẢO CƯƠNG MỤC.
81/ SƠN HẢI KINH.
82/ THỦY KINH CHÚ.
83/ ĐẶI ĐƯỜNG TÂY VỰC KÝ.
84/ NGUYÊN HÒA QUẬN HUYỆN  ĐỒ CHÍ.
85/ ĐẢO DI CHÍ LƯỢC.
86/ TỪ HÀ KHÁCH  DU KÝ.
87/ THIÊN HẠ QUẬN QUỐC LỢI BỆNH THƯ.
88/ ĐỘC SỬ PHƯƠNG DƯ KỶ YẾU.
89/ ĐẠI THANH NHẤT THỐNG CHÍ.
90/ TÔN TỬ BINH PHÁP.
91/ NGÔ TỬ SÁCH KÝ.
92/ UẤT LIÊN TỬ.
93/ LỤC THAO
94/ ĐƯỜNG LÝ VẤN ĐỐI
95/ BỘ Tự điển đầu tiên  Sách - NHĨ NHÃ.
96/ QUẢNG  NHÃ ( Tự điển tục biên ).
97/ THUYẾT VĂN GIẢI TỰ.
98/ Bộ Âm Vận  Sách- QUẢNG VẬN .
99/ Ngôn ngữ Sách- PHƯƠNG NGÔN
100/ Truy tìm nguồn gốc Sách : THÍCH DANH. .

 (Sách được dịch giả Nguyễn Tôn Nhan dịch và nhà  xuất bản Văn Học xuất bản.)

   Lược qua 100 bộ sách tượng trưng cho nền văn học của Trung Hoa, chúng ta thấy rằng hình thành văn minh Trung Hoa qua bao thời đại rất lâu năm và các triết gia, lý thuyết gia chính trị gia, học giả  các đông y dược gia, các nhà ngôn ngữ học của Trung Hoa đã lâu đời thành hình. Tiếng Trung Hoa  thông qua tiếng Hán viết chữ bằng hình tượng học, nên rất khó học thuộc và có nhiều tuế toái, cầu kỳ thông qua bộ chữ của nền hán học Trung Hoa.
     Hầu hết những sách được viết và xuất bản tùy theo từng thời của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Hoa. Mục đích tối thượng là phục vụ chính cho nền cai trị phong kiến và quân chủ chuyên chế. Nhìn chung lý luận về đạo đức trong văn hóa Trung Hoa có nhiều điều mang nặng tập tục và trói buộc làm cho người dân phải hệ lụy không ít những đau khổ vì cái nền đạo đức cương thuờng đó.
    Lúc nào vua cũng trên hết, bài xích  chống đối vua  là mang tộ  KHI QUÂN – Chu di  TAM TỘC hoặc CỮU TỘ .  Cho nên người phạm phá  ảnh hưởng tới cả một gia tộc là chuyện thuờng xẩy ra ở Trung Hoa ngày xưa.
   Tuy nhiên về các bản  sách có lợi ích về phương dược hoặc châm cứu, đả thông kinh mạch, cũng đã giúp ích không it cho hậu thế về vấn đề cứu giúp những bệnh tình ngặt nghèo qua hệ thống với những học hỏi rất hay trong ngành y học Đông Phương.
    Sách binh thư, chiến thuật, chiến lược của Trung Hoa tựu trung không có gì mới. Mặc dầu xuyên qua các bộ sách nổi tiếng của nhiều nhà  binh pháp như Tôn ,Ngô. v.v… để đem binh pháp của Trung Hoa  đại diện cho Châu Á so với Tây phương thì bây giờ nó không còn thực tiễn. Ngoài các điều căn bản ra, còn lại nó không còn có gì để thích hợp với thời đại hiện nay.
  Nếu áp dụng binh thư Trung Hoa đôi lúc tạo ra nhũng trớ trêu và hớ hênh giống như  người mù rờ voi. Thời đại bây giờ khoa học tiến bộ và thay đổi quá nhiều trong vấn đề dụng binh.  Trung Hoa không có một bộ BINH THƯ  CẬP TIẾN thay đổi quan niệm  dụng binh thì e rằng những sách cũ chỉ để vào tận cùng của “Tàng Kinh Các” của Thiếu Lâm Tự, chứ chẵng có ích lợi gì .
    Trung Quốc ngày nay đang chọn Khổng Tử (Dùng Luận Ngữ)  để phát triển văn hóa ra thế giới thì cũng e rằng đã quá lỗi thời. Nhất là ở các xứ văn minh như Hoa Kỳ, CANADA, Âu Châu và những nước không chấp nhận nền văn minh cổ đại của Trung Quốc.
                Nền văn hóa Tây phương bây giờ thông qua mạng lưới internet thì mọi người dân khắp trên thế giới đã ảnh huởng đến rất nhiều về nền T Ự DO- DÂN CHỦ rồi, không thể nói khác đi được. Các bộ sách thuộc dạng Quân-Sư- Phụ  hay có tính chất  đổi chiều một chút như “Trung với Đảng, hiếu với Dân” chỉ để lừa bịp dân chúng hoặc trói buộc người dân vào một quy luật bắt buộc vô lý (phục vụ cho một độc đảng toàn trị, không khác gì vua chúa ngày xa xưa), hoàn toàn thiếu Tự Do – Dân Chủ.
    Ngoại trừ  một vài quốc gia độc tài Cộng Sản còn đang trên đường đi tìm một mớ lý thuyết nào đó để thay cho cái gọi là “Mác- Lê Nin” lỗi thời.
    Chủ nghĩa Cộng Sản  không thể bành trướng được nữa, mà một ngày rất gần nó sẽ bị TIÊU DIỆT.
                                                                                        Lê Hoàng
                                                                                       (1/5/ 2015)