Những Mẫu Chuyện Ngắn Cảm Động
- Lê Hoàng
Ngày hôm nay, 21/5/2015, ngày sinh nhật của tôi.
Cả đời, tôi chưa bao giờ có ngày lễ sinh nhật cho riêng tôi, mặc dầu trước đó
con cái tôi và gia đình định tổ chức,
tôi vẫn không cho. Vì lẽ cả đời từ nhỏ
lúc đi học, lúc vào quân đội cho đến
lúc đi ở tù, về nhà rong duổi đủ nơi
đủ chỗ ... chưa bao giò tôi nghĩ tới chuyện làm lể vui cho ngày sinh nhật của mình.
Hôm nay
nhân ngày sinh nhật, tôi kể thêm vài câu
chuyện vui, buồn gởi tặng các bạn bè xa
gần đọc để nhớ ngày sinh nhật của tôi.
Trân trọng,
Lê Hoàng
NG ƯỜI TRONG LÒNG
Cuối năm cấp 3, đi học thêm, thích cô bạn gái ngồi
cùng bàn đã lâu.
Một hôm thấy cô ngồi xếp sao tôi bèn hỏi xếp cho ai.
Cô ấy trả lời ''tặng cho người trong lòng của cô ấy''.
Buổi cuối chuẩn bị thi đại học, cô tặng tôi 1 con
gấu bông. Tôi cầm con gấu và thầm nghĩ vậy ''sao'' kia đã tặng cho ai.
Sau này đi làm, có lúc rảnh rỗi, tôi đem con gấu
ra ngắm chơi.
Một ngày không cẩn thận làm rách con gấu mới phát hiện bên trong toàn là sao được xếp bằng giấy…
Tôi ngây ngô nhìn…lệ rơi đầy mặt
Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để
chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.
Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng
cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghĩ
cho khỏe.
Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.
Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng
nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.
Ngày xưa, khi có ai hỏi con "Bố làm nghề gì?" Bố thấy con không vui và không bao giờ chịu trả lời là bố làm nghề
thợ hồ. Bố cố gắng làm việc nhiều hơn để nuôi con ăn học & mong sau này con
có được 1 nghề mà mọi người nể trọng trong xã hội. Con thành đạt rồi lấy chồng.
Mỗi lần khách đến chơi, câu đầu tiên bố thường nghe con khoe là "Nhà em
làm luật sư nên lúc nào cũng bận."
Bố buồn, chỉ ao ước được 1 lần nghe con khoe về
nghề của bố ...
Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm. Tháng
rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: "Bạn gái con xinh."
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi
shopping. Em bảo: "Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền
khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy
không…"
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái
ăn, nào đã biết phấn son màu gì.
Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố
Mẹ giận dữ, mắng “... sanh ra... Giờ cãi lời bố mẹ… phải chi nó ngoan, siêng học
như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì… Bố mẹ mắng mãi rồi
cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại Học, phải xa nhà, lên Thành Phố
ở tro. Anh tự ý bán đi con bò sữa – gia tài duy nhất của gia đình, gom tiền đưa
cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, bé Út khóc thút thít… anh cười,
“ Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm ĐH, Út tốt nghiệp loại giỏi, được
nhận ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của
anh trên bàn thờ nghi ngút khói… Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang
phụ hồ…lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”
Chưa đến ngày sinh nhật, còn đến khoảng hai, ba
tháng, vợ đã lo nghĩ đến sinh nhật của chồng, con. Rồi chồng lo sinh nhật của vợ
con, và con lo ngày mừng tuổi cho ba mẹ. Duy chỉ một người, không ai lo đến -
ông nội già yếu. Và cho đến một ngày - ngày ông nội mất.
Chồng hỏi vợ: Sinh nhật ông ngày nào?
Vợ hỏi lại chồng: Ngày nào là ngày sinh của ông?
Con cái hỏi cha mẹ: Ông sinh ngày tháng nào?
Vậy là cả con, dâu, cháu, chắt phải đi tìm ngày
sinh cha ông trong chứng minh nhân dân đề làm bia mộ cho ông.
Đó là ngày sinh nhật đầu tiên và cuối cùng của
ông.
Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào
quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền.
Vô tình đụng tay em... Mềm mại.
Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay
than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa
em... Chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.
Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.
Nó thấy trong ví anh có tấm ảnh mờ nhạt của một phụ
nữ, tuổi khoảng chừng 25. Nó cầm lấy và nhận xét:
- Bạn anh đấy à! Xấu quá....
Anh không nói gì, nhét vội tấm ảnh vào ví và ra về
với dáng điệu buôn bã.
Mười ngày, hai mươi ngày và cả tháng, anh vẫn
không đến nhà nó, nó chẳng hiểu lý do gì? Giận anh nhưng nhớ anh. Nó quyết định
tìm đến nhà anh.
Vừa vào đến cửa nhà, nó chợt giật mình vì tấm ảnh
thân thuộc kia nằm ngay trên bàn thờ với khói hương nghi ngút. Nó như hiểu ra
vì sao anh không bao giờ nhắc đến mẹ trước mặt nó. Nó ôm lấy mặt mà khóc vì ân
hận.
Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng
đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú
vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không
dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng điếc đột ngột. Lưỡng lự
mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực
cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.
Chị lấy chồng. Chưa kịp có con thì chồng mất. Ba
năm sau chị đi bước nữa. Người chồng mới goá vợ, có hai con nhỏ. Yêu chồng, yêu
luôn cả con chồng. Chị quyết định không sinh con để lo cho gia đình. Lớn lên,
người con trai có vợ. Sau tuần trăng mật anh ta về nhà. Chị vui mừng ra đón.
Chưa đến phòng khách, chị nghe tiếng cô con gái:
Còn xấp vải hoa?
Cho mẹ.
Hoài của! Em lấy nốt, nào phải mẹ mình.
Chị càng buốt tim hơn khi người con trai im lặng.
Trong nhóm
bạn bè của chúng tôi có tới gần 10 thằng
học chung lớp. Đến khi vào lính có nhiều
binh chủng: Nhảy dù, TQLC, BĐQ, Hải Quân, Bộ Binh, Không Quân.
Chúng
tôi đều có vợ con sau khi làm lính ổn định.
Duy có một ông bạn vẫn "lính độc thân" cho đến khi bị bắt
đi tù và 6 năm "cải tạo lao động khổ cực" trở về vẫn độc thân. Cuối
cùng thì duyên tiền định. Nó lấy con gái của một anh trong nhóm
chúng tôi. Ngày xưa khi đi chơi, hay ăn nhậu thằng nào cũng gọi nhau bằng "thằng" đến nay nó
phải gọi bạn nó bằng "Bố". Vợ
nó trẻ hơn nó hơn 20 tuổi. Thế là, qua tới Mỹ vẫn bố bố, con con khi vắng bạn bè. Còn khi có ngày họp mặt, tôi thấy
nó ngồi xa "bố vợ" nó để tránh
gọi "thằng bạn" bằng bố.
Hôm đó
có thằng bạn nghịch ngợm, nó kéo hai thằng "Bố" và "Con rể" lại và bắt thằng rể phải gọi thằng "BỐ" lớn
lên để trình diện "Đại Bàng" biết vì lúc đó có mấy "ngài" Đại tá, tướng nguyên là chỉ huy trưởng, tư lệnh ngày xưa.
Thế là thằng rể chào trình diện, hô số quân, cấp bậc xong hô: "Thằng rể trình diện Thằng Bố, hết." Hahahaha, đời lính có nhiều
"pha" khá thú vị!
Trong
đơn vị tôi có một anh quan ba năm nay cũng khá lớn tuổi. Trước khi kể chuyện này, tôi có hỏi
anh ta có cho phép không? Anh ta nói: "Cứ tự nhiên kể như "thằng Hà Nội." Anh ta người Bắc 54.
Số là
khi 30/4/75, anh ta thấy không thể ở lại
với Cộng Sản được, nên tìm cách xuống tàu và ra đi không hẹn ngày về. Lúc đó
anh ta có vợ mới cưới chừng 2 năm, nên chưa có con và lúc anh xuống tàu đi, vợ anh ta không có ở nhà.
Thế là vợ
chồng coi như "đứt đuôi nòng nọc..." biến dạng.
Mãi
cho tới 19 năm sau, anh ta cũng luống tuổi rồi. Khi ra đi là 34. Khi về lại
Việt Nam chơi là trên 50. Định mệnh cũng ác ôn thay. Anh ta về Việt Nam đi
chơi thế nào đó mới gặp một cô gái trẻ đẹp
quá, dáng dấp giống bà vợ ngày xưa.
Mặc dầu
hơn 50 tuổi, nhưng ở Mỹ về anh ta có dáng dấp như một thanh niên trên 40. Cô
gái đó thấy anh này đẹp trai (Pilot mà) nên cũng đem lòng yêu ngay. Thế rồi,
cô ta mang bầu và anh chàng phải lo cưới
gấp. Lúc nầy, cô gái thông báo cho ba mẹ ở quê lên Sài Gòn.
Trời
ơi! Ông địa ông chơi ác quá. Mẹ vợ
chính là bà vợ ngày xưa anh ta không mang theo được. Lúc đó bà vợ ở nhà lấy
ngay một anh cán bộ sinh ra cô bé năm
1976. Cho đến 1997 thành vợ của anh chồng cũ. Thế là đành phải gọi "vợ"
bằng "Má" ngọt xớt. Hahahahah. Đời lính có lắm chuyện thiệt vui..... Các bạn có tin không Chuyện
có thật 100% đấy.
Đây là một câu chuyện khá đau lòng mà có thật. (Tôi không phịa chút nào
cả.)
Bà Dung hồi đó làm cho sở Mỹ ở căn cứ Chu Lai (Quảng Nam). Lúc
đó bà ta có một đứa con với một quân nhân Hoa Kỳ (trắng trẽo, đẹp trai).
Không
biết cái thời đi Mỹ theo diện con lai, bà ta bán hay cho gia đình nào đó đứa
con lai để đi Mỹ, mà ba ta không đi!
Cho đến
sau này khi lớn lên cậu con trai Mỹ Lai
này thành đạt, có tiền mới về Việt Nam để tìm mẹ.
Lúc
chưa kiếm được gia đình, vì lúc đi còn nhỏ và cũng không nhớ được những chi tiết
về mẹ ruột cụ thể, bà mẹ nuôi đi qua Mỹ với mấy đứa em còn nhỏ, bà ta bị
chết vì bệnh, nên cũng không biết hỏi ai cho rõ ràng. Tuy vậy, anh ta vẫn về Việt
Nam và đi tìm ...mẹ.
Khi về Việt Nam tình cờ gặp một cô gái cũng dễ thương thua anh ta chừng vài yuổi? Duyên kiếp đa đoan. Hai đứa yêu nhau
và cùng nhau đi chơi đến lúc ngủ với nhau tâm sự .... cô ta đưa ra một xấp
ảnh khoe hình bà mẹ cùng ông anh trai
cũng lai Mỹ, hiện nay ở Mỹ chưa hề liên lạc được. Lúc nhìn những tấm
hình Davis hình dung được người đàn bà trong hình là mẹ
ruột mình và cô gái đó chính là em ruột cùng mẹ khác cha. Thế là
... Em
ơi ! đừng tìm anh nữa .
Không biết sau này tình cảnh của cậu Davis ra sao?
Đời
nay lắm điều khó nói được .....
Lê Hoàng