V ì Sao... Lễ Hội? - Trần Đức Anh Sơn
Hỗn chiến ở Hội Gióng (Hà Nội) (1) |
Sáng nay phóng viên báo Tuổi Trẻ phỏng vấn tôi về
tình trạng nhiễu loạn của lễ hội ở Việt Nam. Trong những câu hỏi có câu này:
“Vì sao những kiểu ứng xử kém văn hoá, những hành vi côn đồ có trong các lễ hội
trong thời gian
qua lại chủ yếu diễn ra ở ngoài Bắc mà ít thấy ở trong Nam và
nhất là ở Huế?”Ở Nam Định (2) |
Đây là một câu hỏi không khó trả lời, nhưng để trả
lời cho “tới đầu tới đũa” thì lại rất khó. Dẫu sao phóng viên đã hỏi thì cũng
phải đáp.
Theo tôi, những ứng xử kém văn hoá, lệch lạc, những
hành vi côn đồ diễn ra trong nhiều lễ hội ở ngoài Bắc thời gian qua là hệ quả của
chính sách đối với văn hoá dân tộc mà chính quyền đã áp dụng trong suốt mấy chục
năm qua. Những lễ hội truyền thống có lịch sử cả ngàn năm đã từng bị chính quyền
miền Bắc trước đây “nhốt chung” vào cái “rọ” hũ tục phong kiến nên bị cấm đoán,
thậm chí bị bài trừ triệt để và thay thế bằng một thứ văn hoá ngoại lai mang đậm
màu sắc ý thức hệ. Do vậy mà mạch nguồn văn hoá ấy đã bị đứt gãy trong suốt mấy
chục năm. Những thế hệ tiền bối không có cơ hội trao truyền tinh hoa văn hoá của
cha ông cho hậu bối. Còn các lớp hậu bối thì không biết rõ mục đích, ý nghĩa,
giá trị thực sự của lễ hội, của văn hoá truyền thống vì họ không còn cơ hội để
tiếp nhận, tham gia và thực hành lễ hội.
Ở Huế (3) |
Thế rồi, khi chính quyền cho phép những lễ hội này
“sống lại” thì những thế hệ am tường gốc tích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội truyền
thống hầu như đã vắng bóng. Thay vào đó là một lớp hậu sinh vừa thiếu hiểu biết
về lễ hội, về văn hoá truyền thống của làng, của nước; lại vừa “tinh nhạy” với
những “lợi lộc” mà lễ hội có thể mang lại, nên đã phục hồi lễ hội một cách ồ ạt
và hăng hái sáng tạo, bày vẽ thêm những cái mới để trục lợi khiến cho lễ hội bị
biến tướng, lệch lạc. Đã thế nhiều vị lãnh đạo các cấp lại “xênh xang áo mão”
tham gia, cổ xuý cho những lễ hội biến tướng, lệch lạc ấy nên sự thể càng ngày
càng bi đát.
Ở Huế (4) |
Ở Huế (5) |
Tôi nghĩ như thế, không biết có đúng hay không?
28/2/2015
Trần Đức Anh Sơn
Ảnh của Trần Đức Anh Sơn:
Ảnh 1: Hỗn chiến ở hội Gióng (Hà Nội) vào ngày mồng
6 tháng Giêng năm Ất Mùi (2015). Ảnh: Internet.
Ảnh 2: Chen lấn để cướp ấn ở đền Trần (Nam Định)
vào tối 14 tháng Giêng năm Nhâm Thìn (2012). Ảnh: Internet.
Ảnh 3: Người lớn, trẻ em, cùng tăng ni thắp sáng
Trung tâm VHDL tâm linh Quán Thế Âm bằng hoa đăng chiều tối 19 tháng 6 năm Nhâm
Thìn (2012). Ảnh: Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế.
Ảnh 4: Hơn 1 vạn người dự lễ vía Quan Thế Âm ở Huế
vào đêm 19 tháng 6 năm Nhâm Thìn - 2012 nhưng rất thành kính, trật tự. Ảnh:
Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế.
Ảnh 5. Lễ hội điện Hòn Chén ở Huế, mỗi năm tổ chức
vào tháng 3 và tháng 7 âm lịch, quy tụ hàng vạn khách hành hương từ các tỉnh
Trung bộ Việt Nam về dự nhưng không chen lấn, giành giật và có những hành vi phản
văn hoá. Ảnh: Đào Hoa Nữ.