Nhành Hoa Bể
Khổ - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Có phần tham khảo thêm)
Cái ung thư đang giày vò thân
chị
Nó di căn trên khắp nẻo tâm hồn
Bà con, bạn bè ngày đêm thăm
viếng
Chị vẫn nằm giữa hiu hắt cô đơn!
Cảm thương chị, sư cô trao tuệ
quán
Kể chị nghe chuyện Bồ tát xả
thân
Giảng chị nghe về luân hồi, Phật
tính
Về từ bi, vô ngã, cõi bình an…
Rồi ánh xuân cũng ghé vào bể khổ
Góc giường thiền thầm lặng một
nhành hoa
Giữa cơn đau, sáng “niềm tin Bồ
tát”:
“Vạn nẻo tâm linh đâu cũng quê
nhà”. (*)
*****
(*): Nhớ câu thơ nổi tiếng của một thiền sư:
Trong ba nghìn cõi ấy/Nơi đâu
cũng là nhà.
*****
**
Xin mời bạn đọc tham khảo
(Phattuvietnam.net)
Hồi hướng công
đức cho người quá cố
Trong khi những người khác cầu nguyện
thánh thần cho người chết thì người Phật tử trải tâm từ ái trực tiếp đến họ.
Bằng cách làm những việc thiện, họ có thể hồi hướng công đức này đến người yêu
quí để những người này được hưởng lợi lạc. Đó là cách thức tốt nhất để tưởng
nhớ, để đem vinh dự thật sự và để khắc ghi mãi mãi tên người đã khuất.
Ý
NGHĨA CỦA VIỆC HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC CHO NGƯỜI QUÁ CỐ
Nếu thực tình bạn muốn tôn kính và
giúp đỡ người quá cố, bạn hãy hành những hành vi công đức dưới danh nghĩa của
những người ấy, và hồi hướng phước báu đến cho họ.
Theo
Phật Giáo, hành vi thiện hay "hành động công đức" mang hạnh phúc cho
hành giả ngay trong thế giới này và sau này. Chúng ta tin rằng hành động công
đức chắc chắn dẫn đến mục tiêu cuối cùng là hạnh phúc trường cửu. Hành động công đức có thể thực thi qua
thân, khẩu và ý. Mọi hành động thiện đều tạo công đức sẽ tích lữy vào thiện
nghiệp của hành giả. Phật Giáo cũng dạy
công đức tạo được có thể hồi hướng cho người khác hay có thể chia sẻ với người
khác. Nói một cách khác, công đức có
thể "chuyển hoán" và có thể chia sẻ với người khác. Người nhận được
công đức có thể đang sống hay đã chết.
Phương
pháp hồi hướng công đức rất đơn giản. Trước tiên ta phải thực hiện một số công
đức. Người làm công đức chỉ mong muốn phước báu đã tạo dành đặc biệt cho người nào đó, hay cho "tất cả
chúng sanh". Phúc nguyện này có thể được niệm thầm trong tâm hoặc diễn
tả bằng lời.
Tâm
nguyện khi thể hiện này có khả năng được cảm ứng bởi người thọ nhận. Khi người
thọ nhận hay biết được hành động hay nguyện ước này, thì sẽ cùng nhau phát khởi
một niềm hoan hỉ. Nơi đây, người thọ nhận trở thành một người tham gia hành vi
nguyên thủy bằng cách tự liên kết với công đức đã làm. Nếu người thọ nhận tự
đồng hóa với cả hành vi lẫn hành giả, đôi khi có thể đạt được công đức to lớn
hơn hành giả nguyên thủy, vì tâm hoan hỉ của người ấy lớn hơn, hay vì nhận thức
được giá trị của công đức này căn cứ trên sự hiểu biết Phật pháp và, do vậy
hưởng nhiều phước báu hơn. Kinh điển Phật Giáo chứa nhiều câu truyện về truờng
hợp này.
Niềm
vui hồi hướng phước báu cũng có thể sanh khởi dù người làm công đức có kiến
thức hay không. Điều cần thiết phải làm là cốt cho người thọ nhận cảm thấy hân
hoan trong tâm khi nhận biết được nghĩa cử này. Nếu mong muốn, người đó có thể
bày tỏ niềm vui bằng cách nói lên chữ "Sadhu" có nghĩa là "Lành
thay". Đó là cách bày tỏ sự tán thán bằng ý hoặc bằng lời. Để chia sẻ công
đức do người khác làm, điều quan trọng là phải có sự chấp thuận thật sự, và
niềm hoan hỉ phát sanh từ tâm người thọ nhận.
Ngay
cả khi mong muốn được như vậy, người làm công đức không thể ngăn người khác
chia vui với công đức mình, vì không có quyền gì đối với tư tưởng của người
khác. Theo Đức Phật, trong tất cả mọi
hành động, tư tuởng mới là điều thực sự quan trọng. Hồi hướng công đức căn bản
là một hành động của tâm.
Hồi
hướng công đức không có nghĩa là cho hết phước báu mà mình đạt được khi làm
việc thiện. Trái lại, hành động của hồi hướng công đức chính nó là một công đức
làm phước báu đã tạo càng được tăng thêm nữa.
TẶNG
PHẨM CAO CẢ NHẤT CHO NGƯỜI QUÁ VÃNG
Đức Phật nói rằng tặng phẩm tốt đẹp
nhất cho thân nhân đã quá vãng là làm công đức và hồi hướng phước báu vừa tạo
này đến họ. Ngài cũng nói là những ai hành hạnh hồi hướng cũng nhận những được
quả phước của những công đức mình làm.
Đức Phật khuyến khích những ai làm việc thiện chẳng hạn như cúng dường cho các
bậc thánh thiện, hãy hồi hướng phước báu đó đến những người thân đã qua đời.
Hãy nên cúng dường với danh nghĩa người quá cố bằng cách hồi tưởng lại trong
tâm những điều như: Khi vị ấy còn sống, vị ấy đã cho tôi của cải này, vị ấy đã làm
cho tôi những việc này, vị ấy là thân nhân của tôi, là người bầu bạn với tôi
vân vân... (Tirokudda Sutta - Khudakapatha). Không nên khóc lóc, đau buồn, than van và nuối tiếc; những thái độ như
vậy không đem lợi ích gì cho người đã chết.
Hồi
hướng công đức đến các hương linh được căn cứ trên sự tin tưởng thông thường là
khi một người chết đi, phước và tội được đem cân nhắc và hành động của người ấy
sẽ định đoạt người ấy tái sanh vào một cảnh giới sung sướng hay thống khổ nào.
Hoặc tin là các nguời chết có thể xuống cảnh giới của các vong linh không siêu
thoát. Những chúng sanh trong những hình thái thấp kém này không thể tạo được
phước đức mới, và phải sống nhờ vào những công đức tạo được từ trên thế gian
này.
Những ai không làm hại người khác, và
hành các hạnh thiện lành trong đời mình, chắc chắn có cơ may tái sanh vào nơi
nhàn cảnh. Những
người như vậy không cần đến sự giúp đỡ của thân nhân hiện tiền. Tuy nhiên, với
những người không có cơ duyên để được sanh vào cảnh giới sung sướng, luôn luôn
chờ đợi các công đức của những thân nhân đang sống để bù đắp những thiếu hụt và
giúp họ có thể tái sanh vào một nơi tốt đẹp hơn.
Những người tái sanh dưới hình thái ma
quỷ bất hạnh có thể giải thoát được khổ cảnh nhờ sự hồi hướng phước báu do công
đức được tạo của bè bạn và thân nhân.
Lời
dạy về hồi hướng công đức đến người quá cố là thể thức tương ứng với tập tục Ấn
Độ Giáo đã truyền thừa qua các thời đại. Nhiều nghi lễ được cử hành để vong
linh các tổ tiên được sống trong bình an. Tập tục này đã có một ảnh hưởng to
lớn vào đời sống xã hội của một số quốc gia Phật giáo. Người chết bao giờ cũng được nhớ đến khi ta hoàn tất bất cứ một công
việc phước thiện nào, và vào các dịp liên quan đến đời sống của họ, như những
ngày sanh hay ngày giỗ. Vào những dịp như vậy, ta thưòng cử hành một vài
nghi lễ. Người hồi hướng công đức rót nước từ một cái bình đến một bình khác
tương tự, trong khi đọc một câu kệ bằng tiếng Pali được dịch như sau :
Như
con sông, khi đầy phải chảy
đem nước tràn đến tận nơi xa
Cũng như vậy, điều được nơi đây
sẽ đem phước đến vong linh tại đấy
Như nước nguồn rót từ ngọn núi
chảy xuống và dâng ngập cánh đồng
Cũng như vậy điều được nơi đây
sẽ đem phước đến vong linh tại đấy.
-- (Kinh Nidhikanda trong Khuddakapatha)
đem nước tràn đến tận nơi xa
Cũng như vậy, điều được nơi đây
sẽ đem phước đến vong linh tại đấy
Như nước nguồn rót từ ngọn núi
chảy xuống và dâng ngập cánh đồng
Cũng như vậy điều được nơi đây
sẽ đem phước đến vong linh tại đấy.
-- (Kinh Nidhikanda trong Khuddakapatha)
Nguồn
gốc và ý nghĩa việc hồi hướng công đức được các học giả đem ra bàn cãi. Mặc dầu
tập tục cổ xưa này còn hiện hữu đến ngày nay tại nhiều quốc gia Phật Giáo, một
số rất ít Phật tử theo tập tục cổ xưa này hiểu được ý nghĩa của việc hồi hướng
công đức và cách thức thích đáng để thi hành.
Nhiều người đã phí phạm thì giờ và
tiền bạc vào những lễ nghi và trình diễn vô nghĩa để tưởng niệm người đã qua
đời. Họ không hiểu là không thể nào giúp đỡ được người chết đơn giản bằng cách
xây dựng mộ phần, mộ chí và nhà táng to lớn và những đồ tế nhuyễn khác. Cũng
chẳng có thể giúp đỡ được người chết bằng cách đốt hương, vàng mã, vân vân...;
và cũng chẳng thể giúp đỡ người chết bắng cách giết các súc vật và đem các loại
thực phẩm khác để dâng cúng. Ta
cũng không nên phí phạm đem đốt các vật dụng của người chết cho rằng họ sẽ được
hưởng do hành động này, đáng ra các vật dụng này nên đem phân phát cho những
người nghèo khó.
Cách duy nhất để giúp đỡ người chết là
làm một số công đức theo đúng cách thức đạo giáo để tưởng nhớ đến họ. Công đức
gồm có những hạnh lành như bố thí, xây trường học, tự viện, cô nhi viện, thư
viện, bệnh viện, ấn tống kinh sách để tặng, và các công việc từ thiện tương tự.
Tín
đồ của Đức Phật nên hành động khôn ngoan và không nên mù quáng làm theo bất cứ
điều gì. Trong khi những người khác cầu
nguyện thánh thần cho người chết thì người Phật tử trải tâm từ ái trực tiếp đến
họ. Bằng cách làm những việc thiện, họ có thể hồi hướng công đức này đến
người yêu quí để những người này được hưởng lợi lạc. Đó là cách thức tốt nhất
để tưởng nhớ, để đem vinh dự thật sự và để khắc ghi mãi mãi tên người đã khuất.
Được hoan hỉ, người quá cố sẽ đền đáp phúc lành lại cho những thân quyến hiện
tiền. Cho nên bổn phận của thân quyến là
tưởng nhớ đến người đã ra đi bằng cách hồi hướng công đức, và rải tâm từ ái
trực tiếp đến họ.
Thích Tâm Quang (dịch)