SUY NGHĨ VỀ
MINH TRIẾT GIÁO DỤC -
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
*
Chưa có triết lí về giá trị nhân sinh thì văn hoá-giáo dục còn khập khiễng,
chính trị còn khập khiễng.
* Khi
triết lí giáo dục chưa minh triết thì tất yếu dẫn đến suy yếu đạo đức nghề
nghiệp ở người lao động, suy yếu lương tri ở người cán bộ.
*
Nền văn học nào, nền giáo dục nào không giúp được con người nhận ra các
bệnh tâm hồn, không giúp con người biết cách tự chữa trị có hiệu quả, thì đó là
nền văn học, nền giáo dục còn nhiều yếu kém.
* Nhà
giáo yếu kém nhân cách thì chỉ là công cụ tồi, có hại cho xã hội rất lớn (vì
nhiều người ngây thơ tin tưởng vào họ). Tu sĩ yếu kém nhân cách cũng thế.
* Tâm
hồn đen tối tạo ra xã hội đầy tệ nạn. Muốn xây dựng xã hội tốt đẹp, phải có nền
giáo dục có khả năng giáo dục tất cả mọi người (không trừ một ai) nhận thức sâu
sắc các bệnh tâm hồn, phải làm cuộc cách mạng nội tâm tận đáy cái “tôi”.
*
Chưa nghiên cứu nghiêm túc về bản ngã (cái “tôi") thì chưa thể có đường
lối giáo dục đúng đắn.
* Cái
“tôi" càng lớn, càng bền chắc, càng xảo quyệt, càng tự tôn, càng bè phái
thì sự liêm khiết trí thức càng suy yếu, tư tưởng và hành vi “người bóc lột
người” càng đa dạng .
* Khi
cái “tôi” xâm lấn, bóc lột người khác, nó luôn ẩn núp sau những lời hoa mĩ.
*
Càng tôn vinh quá độ các gíá trị bản năng và công cụ (nhất là công cụ trí óc)
thì thế giới càng đảo điên, khốn đốn.
* Vắng
mặt năng lực tự tri tự chủ, vắng mặt trí-lương-tri thì trí-công-cụ sẽ trở thành
tôi tớ cho trí-chó-sói.
* Mọi
tài năng đều có giá trị về mặt công cụ, đều có thể góp phần làm cho cuộc đời
tốt đẹp hơn. Nhưng cái năng lực quý giá nhất làm cho con người giữ vững giá trị
làm người, đó là sự tự tri tự chủ. Thiếu cái năng lực này, các tài năng khác có
thể biến con người thành ác quỷ, dã thú, kẻ đê tiện.
* Sự
xấu ác là biểu hiện của cái “tôi” (bản ngã) đen tối.
* Cái
“tôi” càng lớn thì tình thương càng nhỏ. Càng chấp thủ cái “tôi”, bệnh
tinh thần càng nặng; càng ảnh hưởng có hại cho tha nhân, môi trường bằng hành
vi, bằng thái độ, bằng năng lượng tâm ý.
* Nếu
giàu tri thức, giàu tài năng nhưng yếu kém lương tâm, lương tri thì chỉ là công
cụ; chưa có nhân cách; còn nghèo trí tuệ; chưa trưởng thành toàn diện.
*
Bệnh thành tích sinh ra thói dối trá, thói dối trá sinh ra sự thối nát.
* Làm
chính trị chân chính thì đừng sợ bị chê bai, bị phê phán; không có lời
chê bai, phê phán thì khó nhận thấy khuyết điểm, sai lầm.
* Nhà tâm lí học không thể hiểu biết
sâu sắc cơ cấu tâm lí nếu không thiền định tự tri. Nhà giáo dục học, nhà chính
trị học sẽ không có tầm nhìn minh triết về giáo dục, về chính trị nếu không
hiểu biết sâu sắc cơ cấu tâm lí con người. Nhà truyền bá tôn giáo sẽ hạ thấp
giá trị tôn giáo nếu thiếu quan tâm vấn đề này.
*
Không ai là không có tâm xấu ác, điều quan trọng là phải nỗ lực cải tạo. Thực
hành “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là trách nhiệm của mọi người.
* Càng hướng đến lí tưởng vô ngã thì cái
“tôi” càng giàu thiện ích mĩ.
* Một vấn đề lớn của thời đại chúng ta,
là làm thế nào để xây dựng vững chắc cảm hứng sống có đạo đức nhân văn ở con
người.
* Đừng coi thường việc chữa trị các
bệnh tinh thần, vì nếu thế, văn minh vật chất và sự hưng thịnh kinh tế chỉ như
sức lực dồi dào của một gã khùng hung hãn, sẽ rất nguy hiểm cho nhân loại.
* Khi tâm hồn không có lí tưởng thánh
thiện và minh triết thì con người rất dễ bị cái xấu lôi cuốn, rất dễ bị tha hóa
biến chất.
* Không biết tu tâm thì không thể phát
triển nhân cách. Sự tu tâm chân chính là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lớn
đối với xã hội, vũ trụ.
* Làm cho con người biết yêu quý nét
đẹp tâm hồn mình, đó là nhiệm vụ cao cả của văn hoá, của giáo dục, của tôn
giáo.
* Người biết yêu nét đẹp của tâm hồn là
người trưởng thành tâm trí, là người có tinh thần dũng cảm, biết sống với hạnh
phúc chân chính.
* Tâm ý xấu ác không chỉ có hại cho thế
giới, mà còn rất hại cho môi trường năng lượng của mình.
* Có đức mà không có tài, không phải là vô dụng, vì vẫn có
tác dụng giáo dục lớn lao đối với xã hội (qua lối sống), vì vẫn mang năng lượng
tinh thần (thiện ích) ảnh hưởng tốt đến môi trường sống của cộng đồng (có cả
giá trị giáo dục). Có tài mà không có đức, không chỉ có hại cho xã hội về hành
vi xấu, mà còn mang năng lượng tâm thức độc hại cho môi trường (và cho bản thân
mình). (Vấn đề này Phật giáo gọi là tạo nghiệp tốt xấu; nghiệp cũng mang
năng lượng; toàn vũ trụ là những dòng chảy năng lượng).
* Muốn chữa cơn bệnh nặng, không thể chỉ uống vài lần
thuốc. Muốn rèn luyện cơ thể, không thể chỉ cần một vài buổi tập. Cũng vậy,
muốn cải tạo những tính xấu thì phải có chương trình học tập, rèn luyện lâu
bền. Đây là điều mà ngành giáo dục cần quan tâm đúng mức khi bàn đến chất lượng
giáo dục, hiệu quả giáo dục, đào tạo cán bộ...(Giúp cho mọi người có cảm hứng
tự hoàn thiện nhân cách, đó là vấn đề cực kì quan trọng của giáo dục, của văn
hóa).
* Tư
tưởng xuất thế góp phần làm trong sạch sự nhập thế.
* Tôn
giáo có ý nghĩa lớn về đạo đức, về cảm hứng, nhu cầu cải tạo tâm tính, nếu tôn
giáo giàu từ bi bác ái.
*
Không xiển dương sự thanh tẩy tâm thức thì tôn giáo, tín ngưỡng chứa đầy mê tín
có hại.
* Sự tĩnh tâm tự tri có công năng giữ
gìn lương tri, sự tự chủ, sức khoẻ tinh thần, giá trị làm người .
* Từ năng lượng quán tâm (tự
tri) xuất sinh tình thương, niềm vui, năng lực sáng tạo có chất lượng
cao, xuất sinh nhãn quan minh triết, tác dụng giáo dục.
* Thiền định tự tri thì không thuộc
riêng tôn giáo nào hay nền văn hoá giáo dục nào; đó là tài sản cực kì quý giá
của nhân loại muôn đời, của vũ trụ.
* Giáo dục “toạ thiền-quán hơi thở-tự tri” là
biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả giáo dục, thăng hoa tâm trí, cải thiện
thế giới.
* “Tự
tri-tỉnh thức-vô
ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền;
mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
* “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí.
“Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu
thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch
chiếu.
*
Viên mãn “tự tri-tỉnh thức-vô ngã” rất khó, nhưng chỉ có hướng đến đó mới xây
dựng được mẫu số chung cho nhân cách, cho ý nghĩa cuộc sống. Chỉ có hướng đến
đó mới tạo nên tiếng nói chung cho hoà bình, công bằng, nhân ái - thật sự biết
tôn trọng nhau giữa người với người.
*
Theo nhiều nhà khoa học tự nhiên, năng lượng tâm thức là dạng năng lượng cơ
bản, có ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho toàn vũ trụ (tuỳ tính chất tâm thức) và cho
bản thân.
*
Theo cách nói của nhiều nhà vật lí thì vũ trụ là một mạng lưới chằng chịt vật
chất và tâm linh tương quan với nhau. Hiểu như vậy, sẽ thấy toàn vũ trụ là một
cơ thể bất khả phân.
*
Thiền là sống tỉnh thức, thực tế và minh triết.
* Thiền
định tự tri càng cao thì càng minh mẫn hơn, chủ động hơn với cuộc sống, với
công việc; năng lượng phiền não được chuyển hoá thành năng lượng an lạc, thiện
ích .
* “Tự
tri-tỉnh thức-vô ngã” là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
*
Nghề nghiệp, công việc chỉ có tính chất quan trọng (nhiều hay ít),
chứ không có tính chất cao quý. Sự cao quý thuộc về nhân cách, lương tâm.
* Ở
giữa vườn hoa, xác chuột chết vẫn thối; ở giữa đầm bùn lầy, đoá sen vẫn thanh
khiết.
* Một
nguyên thủ quốc gia, một nhà thơ, một bộ trưởng, một sĩ quan, một giáo sư...
nếu mang nặng thói tham ô, hối lộ, bè phái thì giá trị làm người không
bằng một người ăn xin lương thiện.
*
Không có sự liêm khiết trí thức thì không có năng lực tư duy minh triết về
những vấn đề trọng đại của cuộc sống, dù có học vị tiến sĩ triết học hay bất cứ
gì.
* Phải
biết “ghét” bệnh phong, nhưng đừng ghét người mang bệnh phong; cũng vậy,
phải biết ghét thói xấu nhưng đừng ghét người đang có thói xấu. Sự xấu ác là
bệnh tinh thần.
* Khi
kẻ ác tấn công ta, ta sử dụng trí tuệ và lòng dũng cảm để đối phó với chúng;
làm như thế thì có lợi hơn là sử dụng lòng căm thù.
* Giá
trị làm người thể hiện ở hiệu quả thiện ích , ít tác hại (nhất là ở mặt “tiềm
ẩn” là năng lượng tâm thần) đối với xã hội , đối với vận hành của vũ trụ.
*
Truyền bá minh triết Thiền Định Tự Tri là góp phần cải tạo xã hội.
*
Thượng Đế (hay Chân-Thiện-Mĩ) không thuộc về phe này hay nhóm kia, không thuộc
về hình tướng nào; mà thuộc về những tâm hồn trong sạch, bình đẳng, bác ái, từ
bi. Đó là Tánh Viên Giác.
* Truyền bá minh triết thiền “tự
tri-tỉnh thức-vô ngã” là góp phần xây dựng nền văn hoá hoà bình, nền văn hóa
tiên tiến.
(Trích trong Đường Về Minh Triết; NXB Văn Nghệ, 2007)
Tuệ Thiền (Lê Bá Bôn)