Hành Trình Năm Mươi Sáu Năm
Văn Học/Chính Trị (1958-2014)
Văn Học/Chính Trị (1958-2014)
- Lê Mai Lĩnh
NHỮNG DẤU ẤN THỜI GIAN
1958
1959
Năm bắt đầu xuất
hiện những bài thơ học trò của SƯƠNG BIÊN THÙY trên các tạp chí tại Sài Gòn
như: THỜI NAY, PHỔ THÔNG, GIÓ MỚI, NGÀN KHƠI, VĂN NGHỆ TIỀN PHONG.
1960
THI VĂN ĐOÀN
GIỚI TUYẾN QUẢNG TRỊ ra đời với những mầm non văn nghệ như Chu Vương Miện,
Thạch Nhân, Trần Đình Bé, Phạm Văn Bình, Phan Phụng Thach, Phan Bá Ân, Đặng Sĩ
Tịnh, Lê Đình Cai, Nguyễn Hữu Hiền, Sương Biên Thùy.
Nhà của Sương
Biên Thùy là Tòa Soạn, họp mặt hàng tuần, với một lu nước mưa không bao giờ
cạn, cùng với chiếc gáo dừa còn cáu cạnh.
Bản thảo cho số
báo đầu tiên đã xong. Nhưng khi Sương Biên Thùy và Phan Bá Ân vào Huế liên lạc
với nhà in tạp chí Đại Học, thì số tiền in quá lớn, nằm ngoài tầm tay học trò.
1962
Thi sĩ mầm non
Sương Biên Thùy nhận Giải nhất Văn Chương Phật Giáo, do tỉnh Giáo hội Quảng trị
tổ chức nhân mùa Phật
đản 1962 với một cuộc cắm trại kéo dài 3 ngày, trước chùa Tỉnh hội tới Cầu
xuống Chợ Sãi.
Lần đầu tiên
của trường Trung học Nguyễn Hoàng, người học trò lớp đệ Tứ Lê Văn Chính thuyết
trình trước toàn trương với đề tài TỰ DO CỦA HỌC SINH TẠI HỌC ĐƯỜNG. Sau buổi
nói chuyện đó, cậu học trò LÊ VĂN CHÍNH mới biết trò có TÀI HÙNG BIỆN.
MÙA HÈ 1962
Mùa Hè của bước
ngoặt tình yêu và đường tới tương lai văn học. Chia tay mối tình đầu, tôi vào
học Ban C trường Võ Tánh Nha Trang.
1963
NỖI BUỒN NHƯỢC
TIỂU
Là tập thơ đầu
tiên ra đời tại Nha Trang, với bút danh Sương Biên Thùy nhờ bán áo quần và xe
đạp. Tập thơ đã làm thi sĩ Sao Trên Rừng (Nguyễn Đức Sơn) nổi giận. Thi sĩ Sao
Trên Rừng nguyền rủa: “Đất này là đất của tao. Tao là vua Thơ ở đây. Thằng chó
chết Sương Biên Thùy nào dám đến đây xuất bản thơ trước ông. Hắn muốn giỡn mặt
với vua thơ hả?
Sau này gặp SAO
TRÊN RỪNG tại Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ, tôi mời anh xuống Câu Lạc Bộ, mua
bia Quân Tiếp Vụ và mực khô nướng cho anh nhậu. Tôi không nói rõ là Sương Biên
Thùy. Tôi sợ anh còn giận, anh đục tôi phù mỏ, thì sao.
Sau ngày Tổng
Thống Ngô Đình Diệm bị đảo chánh, nhiều sinh hoạt chính trị tại Nha Trang, thầy
Hiệu Trưởng Lê Nguyên Diêm, thường chọn tôi làm đại diện Học sinh của trường,
viết và đọc diễn văn cũng như trả lời phỏng vấn của đài Quân Đội tại địa
phương. Có lẽ vì thế, tôi bắt đầu câng câng, đi học mặc áo Vest, thắt cà vạt,
đi giày cộp cộp. Nếu bấy giờ, tôi bị học sinh Võ Tánh đục phù mỏ, cũng không có
gì lạ. Họ không đục tôi phù mỏ mới là may. Số tôi có quới nhơn phù hộ.
Trong trại tù
Z30A, tôi chạy quanh sân trại hô Đả Đảo Cộng sản, không chết, cũng nhờ quới
nhân phù hộ.
Trong trại tù
K4, Vĩnh Phú treo cổ tự tử, viết thư gởi Lê Duẫn, đòi thay đổi đường lối lãnh
đạo, không chết, cũng nhờ quới nhân phù hộ.
Năm 2002 tại Hartford , Connecticut ,
đứt động mạch trong phổi, ho ra máu, nằm bệnh viện 10 ngày, không chết, cũng
nhờ quới nhân phù hộ.
Tôi biết mình,
nhờ MINH MẠNG RƯỢU và quới nhân phù hộ sẽ sống ngoài 100 năm.
1964
Năm của những
biến động chính trị, tôi theo đầu quân, làm lính, cho Nữ Hoàng Xuống Đường Cao
Thị Đồng Phước tại Nha Trang:
- Để được ăn cơm
chùa tại Chùa
- Để được Nữ
Hoàng Cưng Như Vua
- Để được hít
thở Hương Dậy Thì của Nữ Hoàng:
“Ngày mai, lúc
kẻng đánh vào lớp, Sương Biên Thùy cầm khóa, khóa cầu thang lên lầu. Vào lớp
quăng bàn ghế ra ngoài của sổ”. Lệnh của Nữ hoàng
Lần này, tôi bị
nhóm học sinh Chống Bãi Khóa đuổi chạy mất dép luôn. Hôm sau, Nữ Hoàng tặng tôi
một nụ hôn như Mẹ hôn Con vậy. Tôi sung sướng và cảm động quá.
Cũng năm này,
tôi được chọn vào ban Tổ Chức Lễ Truy điệu nhà văn Nhất Linh. Được chỉ định làm
điều hợp viên (MC).
Trước toàn
trường tôi thuyết trình bài “Thân Phận
Người Phụ Nữ qua Ca dao.
Được hoa khôi
Trương Bích Khuê tặng hoa.
1965
Thi hỏng Tú Tài
II vì phạm trường quy. Tôi giấu tài liệu Lý/Hóa dưới tờ
giấy, bị giám thị phát hiện. Ông yêu cầu tôi ký biên bản thì ông tha. Tôi ký và
ông không tha, cấm thi 3 năm. Tên ông là Trần Vinh Anh. Mùa thi năm sau, ông bị
học sinh đâm chết tại Nha Trang. Vụ trò giết thầy này, dân Nha Trang chắc còn
nhớ.
Thầy hứa với học
trò, thầy thất hứa với học trò, thầy bị học trò đâm chết. Trời Phật mới hiểu
được căn nguyên. Cảm ơn vong linh thầy. Nhờ thầy tôi mới có danh thi sĩ hôm
nay. Đời đời tên tôi còn ghi trong văn học Việt Nam . Nếu tôi thi đậu Tú Tài, chắc
chắn tôi làm Sĩ quan Hải quân hay Không quân. Hai binh chủng này đã vớt hết bao
nhiêu là gái đẹp Nha Trang. tôi đâu chịu thua.
Vào thời điểm
này, tại Sài Gòn có chương trình “Summer Program” 65 do ba anh Đỗ Quý Toàn, Đỗ
NGọc Yếân, và Lê Đình Điểu điều hành.Tôi đầu quân tham gia, vừa vui chơi, vừa
có mỗi ngày 50 đồng VN để ăn cơm tay chỉ trước hội VIệt Mỹ đường Phùng Khắc
Khoan. Nhân một kỳ trại đặc biệt tại Gò Vấp kéo dài một tháng, mang tên Công
Trường Thanh Niên Tự Do. Tôi được anh Lê Đình Điểu giao phụ trách tờ nhật báo
cho trại, có tên “Đất Trại”. Tôi bao giàn từ A đến Z, viết bình luận chính trị,
viết phóng sự trại và các bản tin. Vì viết bình luận chính trị và xã luận cho
tờ báo, anh Lê Đình Điểu tấn phong tôi là Lý Thuyết Gia của trại.. Cũng như sau
này, hai năm 1969 và 1970, tôi viết bình luận chính trị cho nhật báo Da Vàng
của đảng Đại Việt Hà Thúc Ký, tôi được ông Hà Thúc Ký, Nguyễn Lý Tưởng và Lê
Quyến tấn phong tôi là Lý Thuyết Gia của đảng Đại Việt.
Một thời trai
trẻ của Lê Mai Lĩnh cũng ngon chứ bộ. Nhân kỳ trại này, tôi cuỗm được cô Sinh
Viên văn Khoa, sau này là Đại úy Biên Tập viên Hoa khôi. Sau này các con tôi
gọi là mẹ và các cháu tôi gọi là bà Nội/ bà Ngoại.
1966 - 1967
Vuột Mất Cơ Hội
Làm Phóng Viên Đài Mẹ Việt Nam
Năm 1966, tôi
không nhớ tháng nào, tôi đang làm thư ký kế toán cho hãng thầu KMG-BRJ tại phi
trường Bửu Sơn, Phan Rang. Cũng vào thời gian đó, Huế và Sài Gòn nổ ra phong
trào biểu tình chống chiến tranh và chống Mỹ của Sinh Vên, Học sinh.
Trong lúc thanh
niên tranh đấu như vậy, mà mình làm việc cho Mỹ, tôi có mặc cảm phạm tội nên đã
bỏ sở làm và về Sài Gòn có ý định làm báo. Vì bấy giờ, tôi đã cộng tác bài vở
cho một số báo và tạp chí tại Sài Gòn.
Một buổi sáng,
tôi ghé tòa soạn tuần báo Khởi Hành của hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội gặp thi sĩ
Viên Linh để thăm và nhận tiền nhuận bút. Thi sĩ Viên Linh biết tôi đang cần
việc làm, nên đã chở tôi đến đài phát thanh Mẹ Việt nam tại địa chỉ 7 Nguyễn
Bỉnh Khiêm, vào sáng hôm sau.
Buổi sáng chưa
tới giờ làm việc, Viên Linh đưa tôi vào câu lạc bộ của đài uống cà phê sáng.
Ngay khi bước vào câu lạc bộ, tôi đã choáng ngợp và thích thú trước những nhan
sắc đàn bà và không khí văn nghệ nơi đây.
Trước mắt tôi,
nhạc sĩ Phạm Duy đang ngồi nói chuyện với kịch sĩ Kiều Hạnh và ca sĩ Thái
Thanh. Bên phải bàn tôi, ca sĩ Hoàng Oanh và Lệ Thu cùng nhiều người khác đang
líu lo, cười nói. Bên trái bàn tôi, nhà văn Nhã Ca, thi sĩ Trần Dạ Từ và thi sĩ
Tú Kếu cũng đang trò chuyện, hàn huyên.
Xa xa, chung
quanh câu lạc bộ là khói thuốc, hương cà phê và những bóng đàn bà, thiếu nữ cho
tôi cái cảm tưởng như đang lạc vào một thế giới thần tiên. Đó là chưa tính tới
tiền lương tập sự 9.000 đồng vừa giá một lượng vàng bấy giờ.
Tôi còn mong gì
hơn!
Thi sĩ Viên Linh
dẫn tôi vào phòng làm việc của Trung úùy Nguyễn Văn Hiệp. Anh là Trưởng Ban
biên tập của đài. Anh viết cho tôi một mẩu giấy giới thiệu đến người phụ trách
công việc tuyển chọn phóng viên, phía sau đài, lầu một.
Tôi được giao
cho hai bài thi:
1./ Dịch từ Anh
văn sang Việt văn một bản tin về một tù binh Việt Cộng bị bắt trên chiến trường
Cam Bốt.
2./ Viết một bài
phóng sự truyền thanh về Chợ Tết tại chợ Bến Thành.
Kết quả cả hai
bài, tôi được trúng tuyển vào làm phóng viên cho đài phát thanh Mẹ Việt Nam . Thế nhưng,
than ôi, thiên đường của tôi sụp đổ. Thế giới đàn bà như giấc mơ tôi, tiêu tán
đường.
Buổi sáng hôm
sau, hăm hở, hân hoan, lạc quan yêu đời, bước vào phòng của Trưởng ban biên tập
Trung úy Nguyễn Văn Hiệp, tôi chỉ muốn tự tử, khi anh hỏi tôi về “Tình trạng
Quân dịch”, lính tráng, tôi cho anh biết, là tôi còn 6 tháng nữa là trình diện
đi Thủ Đức. Và anh đã từ chối tôi. Theo anh, đài sẽ nhận tôi làm phóng viên tập
sự 6 tháng sau đó, nếu thấy có khả năng, đài sẽ tuyển chọn làm phóng viên chính
thức. Nhưng chẳng lẽ, đài nhận tôi làm 6 tháng tập sự xong, rồi tôi đi Thủ Đức,
thì sẽ gây khó khăn, trở ngại cho đài.
Tôi quá chán nản
tuyệt vọng khi bước ra khỏi đài. Giấc mơ huy hoàng, lãng mạn, vinh quang của
tôi đã tan biến. Bấy giờ, tôi ở trọ trên gác, cuối đường Hồng Thập Tự cùng với
các SV từ ngoài Trung vào.
Một buổi chiều,
từ tòa soạn nhật báo Sống của nhà văn Chu Tử, tôi đi bộ về nhà, ngang qua đài
Mẹ Việt Nam, tôi gặp nhà văn Nguyễn Đình Toàn ngồi trước nhà, đối diện với đài.
Anh mời tôi vào nhà uống cà phê. Tôi quen nhà văn Nguyễn Đình Toàn từ lúc anh
làm Chủ Bút tạp chí Văn Học thay thế nhà văn Dương Kiền, lúc này nhà văn Phan
Kim Thịnh làm Chủ Nhiệm, tại số 61 đường Lê Văn Duyệt.
Tôi nói với anh
về trường hợp của tôi, anh viết cho tôi một thư giới thiệu lên gặp thi sĩ Hoàng
Anh Tuấn, lúc này đang làm Giám đốc đài phát thanh Đà Lạt. Một hy vọng mới lóe
sáng. Nhưng rồi, một tuần sau, khi đến gặp thi sĩ Hoàng Anh Tuấn, anh cũng
không giúp được gì cho tôi. Vì theo anh, ngân sách đài đang khó khăn, nên chưa
có thể tuyển thêm biên tập viên.
1968
Sự ra đời của
bài thơ “BẢN TRƯỜNG CA CHO HUẾ MÙA XUÂN”.
Đầu năm 1968,
tôi trình diện Khóa I/68 Thủ Đức. Tôi sinh 1942, khai sinh 1944, đúng ra tôi
thuộc tài nguyên các khóa 25 hay 26. Nhưng tôi đã trốn trình diện sớm, chạy
vòng vòng. Đến khi không thể vòng vòng, tôi xuất đầu lộ mặt. Tôi trình diện
được chưa đầy một tháng, nổ ra vụ Cộng sản tấn công Tết Mậu Thân. Tất cả khóa
sinh giữ lại trại, không cấp giấy phép mỗi cuối tuần. Trại biết tôi có khả năng
đánh máy, nên trại nhờ tôi mỗi ngày lên Ban I của trại nhờ đánh máy danh sách
khóa sinh. Bài thơ “BẢN TRƯỜNG CA CHO HUẾ MÙA XUÂN” tôi làm ngay trên máy, một
mạch, không bôi xóa. Cũng như sau này, khi làm bài thơ SẮN, tại trại tù K4,
Vĩnh Phú, tôi viết một mạch, không bôi xóa. Bài thơ này, tôi đọc lần đầu tiên,
là đêm liên hoan chia tay với Sĩ quan, Binh sĩ Ban I của Trung tâm, để ngày hôm sau tôi chuyển sang
Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung thụ huấn 9 tuần lễ trước khi sang trường Bô
Binh Thủ Đức. Đêm đó, tôi đọc bài thơ trong Nước Mắt và Bia Quân Tiếp Vụ.
1969
Sự Ra đời của
Nhật Ký NÚI TÀ DÔN VÀ DẤU CHÂN Y UYÊN.
Nhà văn Y Uyên
khóa 27, tôi khóa đàn em kế là khóa 1/68. Những ngày trong quân trường, tôi và
anh trong Ban Biên tập tờ Nguyệt San BỘ BINH/ THỦ ĐỨC.
Ngày khóa anh ra
trường, anh bàn giao Ban Biên tap cho
chúng tôi, khóa đàn em. Tôi, Sương Biên Thùy làm thư ký tòa soạn. Anh chọn Tiểu
khu Bình Thuận, anh làm Trung đội trưởng đóng tại đồn NORA, tôi ra sau, Trung
đội trưởng, đóng tại đồn SARA, cách 7 cây số.
Những chi tiết
khác, xin quý độc giả đọc nguyên bài nhật ký của Sương Biên Thùy sẽ biết hết.
Bài nhật ký được tạp chí VĂN của nhà văn Trần Phong Giao chọn đăng vào số đặc
biệt tưởng niện nhà văn Y Uyên. Bài của tôi được nằm giữa bài của Võ Phiến và
Thanh Tâm Tuyền làm tôi sung sướng là được sát cánh với các đàn anh trong văn
giới bấy giờ. Thành ra việc anh Trần Phong Giao đề nghị tôi tặng khoản tiền
nhuận bút cho tang lễ Nhà Văn là tôi vui mừng chấp nhận.
Cũng năm 1969,
với tôi, cũng có vài kỷ niệm khó quên:
Trên tạp chí
Khởi Hành, bài viết của tôi bênh vực nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được thi sĩ Viên
Linh chọn đăng vào trang Bìa Một của tờ báo, với tựa đề: Trường Hợp Nhạc Sĩ
Trịnh Công Sơn.
Cũng tờ tạp
chí Khởi Hành, năm 1969, tôi Chơi một Cái Bút Chiến với nhà văn Mặc Đỗ về đề
tài; “Mặc Cảm Kaki Trong Văn Học”. Hai bài này và bài bút chiến giữa tôi và nhà
văn Uyên Thao vào năm sau, 1970, hiện còn lưu giữ trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ.
Chính nhờ bài bút chiến với nhà văn Mặc Đỗ mà Trung tá Phạm Hậâu, tức nhà thơ
Nhất Tuấn, giám đốc đài Phát Thanh Quân Đội cho rằng “Thiếu úy Lê Văn Chính đã
”rửa mặt cho anh em nhà văn Quân đội”. Trung tá Phạm Hậu đã thưởng cho Thiếu úy
Lê Văn Chính một bữa điểm tâm tại Câu Lạc Bộ của đài với sự có mặt của nhà thơ
Nhất Tuấn, thi sĩ Mai Trung Tĩnh, thi sĩ Du Tử Lê, em gái Dạ Lan, Đại úy Văn
Thiệt, xướng ngôn viên của đài và Thiếu úy Lê Văn Chính.
Tạp Chí QUÊ
HƯƠNG
Cùng với các
anh: nhà khảo cổ Tạ Chí Đại Trường, nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, nhà thơ Từ Thế
Mộng, nhà thơ Nguyễn Dương Quang, nhà thơ Nguyễn Như Mây, nhà thơ Mai Việt, nhà
báo Nguyễn Ngọc Hương, nhà thơ Nguyễn quốc Hùng, nhà thơ Thương Đài Giao, nhà
thơ Sương Biên Thùy, chúng tôi xuất bản tờ QUÊ HƯƠNG tại Phan Thiết. Báo ra
được hai số.
1970
GÓP GIÓ
Tuyển tập Thơ
gồm 100 nhà thơ Quân Đội VNCH. Có mặt Sương Biên Thùy do Tổng cục CTCT/QL.VNCH
ấn hành.
Bút chiến với
nhà văn Uyên Thao trên Tuần báo ĐỜI của nhà văn Chu Tử, với đề tài “Con Ngựa Gỗ
Ấn Quang và Thành Troix Nam Việt Nam”. Bài này nhà văn Chu Tử trả 5.000 tiền
nhuận bút, nhưng tôi chỉ nhận 3.000 trước sự chứng kiến của bà xã tôi tại tòa
soạn Đời, đường Cống Quỳnh.
Cũng năm này,
Sương Biên Thùy nhân danh một Thi Sĩ Việt Nam, đề nghị một Giải Pháp Hòa Bình
cho Chiến Tranh Việt Nam, bên cạnh những giải pháp của Kissinger, Lê Đức Thọ và
Nguyễn Văn Thiệu.
Tuần báo Việt
Chiến của nhà văn Vũ Tài Lục là tờ báo đầu tiên đăng toàn văn giải pháp này.
Sau đó, các tờ Độc lập, Hòa Bình, Quyết Tiến, Tranh Đấu, Da Vàng đăng lại. Đồng
thời được quay ronéo phổ biến tại lưỡng viện Quốc Hội.
1971
Tranh cử chức
Dân biểu Hạ Viện, đơn vị Bình Thuận. Là ứng cử viên nói chuyện hay nhất, nhưng
về áp chót của 18 ứng cử viên.
Sau bầu cử,
Đại tá Ngô Tấn Nghĩa lệnh miệng cho Đại úy Vĩnh Vu: “Anh nói với Thiếu úy Lê
Văn Chính tự nguyện xin chuyển đơn vị ra khỏi Tiểu Khu”. Chưa đầy một tháng
sau, mặc dù tôi không làm đơn gì cả, tôi vẫn được Sự Vụ Lệnh đổi lên Đà Lạt.
1972
Ôi Đà Lạt, nơi
tình yêu chúng tôi đến. Chúng tôi gặp nhau, chúng tôi yêu nhau. Chúng tôi Ịn
nhau
Gặp nhà thơ Du
Tử Lê và cô bồ nhí trong quán bia Kim Sơn. Tôi trao DTL ba bài bình luận chính
trị:
1. Ấn Quang và
Cộng Sản
2. Ấn Quang và
người Mỹ
3. Ấn Quang,
Cộng sản, người Mỹ, Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu là nạn nhân của nhau. Sau khi
ba bài báo đăng trên nguyệt san Tiền Phong của TC/CTCT, tôi đã tặng hết 3.000
tiền nhuận bút cho DTL mua ô mai, me chua cho các cô bồ nhí.
1975 – 1983
Mang theo Nỗi
Buồn Mất Nước, cái chén, đôi đũa, vài lon gạo, hộp thịt Trung cộng tôi đi trình
diện vào tù 10 ngày. Trước nhất lên Trảng Lớn, Tây Ninh. Đếm đúng 10 ngày, xe
Motova chuyển bánh vào trại, anh em thức
dậy chuẩn bị hành trang để về Sài Gòn sau 10 ngày. Hôm sau trại bắt anh em
khiêng gạo. Mình sắp về. Gạo cho ai ăn đây? Trại phát hột rau muống, đào dất
đá, sỏi làm vồng. Trồng rau muống cho ai ăn đây?
Vài tháng sau,
trong đêm, chuyển về Long Khánh.
Vài tháng sau,
trong đêm, chuyển về Long Giao.
Bài thơ “lời bày
tỏ cùng các con” được làm tại Long Giao, cũng là bài thơ khởi đầu cho sự nghiệp
thơ viết trong tù.
Qua năm 1977,
xuống tàu Sông Hương tại Tân Cảng, lênh đênh mấy ngày đêm trên biển, tàu cập
Bến THỦY tại Thanh Hóa. Từ đây tù nhân lên các xe Motova đến các trại trên núi
rừng Việt Bắc, Hoàng LIên Sơn, Yên Báy.
Tôi theo nhóm tù
đi Hoàng Liên Sơn. Công việc lúc đầu là đẵn tre, cắt tranh làm láng, trại. Tiếp
theo là phá rừng trồng sắn. Một nhát cuốc cắm vào đất rừng, tôi đọc tên một
người trong Bộ Chính Trị. Ví dụ: Nhát cuốc này bổ lên đầu thằng Lê Duẩn. Nhát
cuốc này bổ lên đầu thằng Lê Đức Thọ….
Buổi sáng đầu
tiên, với 13 nhát cuốc, coi như tôi đã thanh toán xong Bộ Chính Trị Đảng Cộng
Sản Việt Nam .
Lúc này, trong đầu tôi đã nảy sinh ý định làm một bài thơ về cuốc đồi trồng
sắn, nhưng mãi tới hai năm sau, 1979, tại trại K4 tỉnh Vĩnh Phú, tôi mới hoàn
thành bài thơ SẮN vào một buổi sáng chủ nhật. Lần này cũng như lần làm bài thơ
Bản Trường Ca Cho Huế Mùa Xuân năm 1968, tôi viết một mạch. Lần trước đánh máy,
lần này viết tay. Lần trước, làm thơ trong tư cách một người Tự Do. Lần này
trong tư cách Một Thằng Tù, Nô Lệ.
Khi vào Nam , đầu năm
1980, tôi được anh em bạn tù dẫn đi ĐỌC THƠ khắp các phòng cho anh em thưởng
thức, cùng với bài thơ Chuyến Tàu Cuối Năm vừa mới ra lò, nóng hổi, vừa thổi
vừa nghe. Lúc đã vào Nam ,
nỗi sợ bớt đi, nên anh em rất hứng khởi đọc thơ tranh đấu, hát nhạc vàng mỗi
đêm cho tụi cán bộ đứng bên ngoài nghe.
Hoàn cảnh ra
đời bài thơ “Chuyến Tàu Cuối Năm”. Tàu rời ga Thanh Hóa đêm 28-12- 79. Hai tù
nhân một còng số 8 còng tay hai người. Ỉa đái, đều kéo nhau vào cầu tiêu. Ngay
khi lên tàu, tôi đã có ý định làm bài thơ cho chuyến tàu về quê Nam . Đêm
1.1.1980 đến ga Gia Rai, tôi viết bài thơ ngay trong đêm đầu năm. Bài thơ chỉ
là, ghi nhận hình ảnh và cảm nghĩ của mình.
1983 – 1994
Tôi ra khỏi trại
ngày 30 tháng 11 năm 1983. Tính ra, tôi ở tù 8 năm 6 tháng.
Trại phát cho 50
đồng và hai bộ quần áo. Ra tới chợ Gia Rai, như mọi người, tôi bán hai bộ quần
áo. Ăn một tô phở và uống một ly nước mía. Còn lại bao nhiêu tiền, tôi đưa cho
tài xế nói là đi Phan Rang, vợ con tôi đang ở đó với mẹ tôi. Nhưng người tài xế
nói, với số tiền này tôi chỉ đi tới Phan Thiết. Tôi chấp nhận tôi đi Phan
Thiết, vì có bạn tôi nơi đó: gia đình thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn. Mẹ Nguyễn Bắc Sơn
ôm tôi khóc. Tôi ngủ đêm ở đó. Sáng hôm sau Nguyễn Bắc Sơn chở tôi lên bến xe
đi Phan Rang. Mẹ Sơn cho tôi 100$.
Tôi ở Phan Rang
với vợ con, nhưng hàng tháng phải về Sài Gòn trình diện công an phường, nơi tôi
bị quản chế. Để giúp gia đình và nuôi bản thân tôi phải làm hàng trăm việc để
kiếm sống.
Tôi và vợ tôi ly
dị cuối năm 1989. Đầu năm 1990, vợ tôi rời Việt Nam theo diện H.O đem theo ba người
con của chúng tôi. Vợ tôi là Đại Úy Cảnh Sát, tập trung cải tạo 4 năm 6 tháng.
Tôi ở lại một mình, BUỒN, HAM VUI, tôi Cõng Thêm Cô Gái Huế kém thua tôi 16
tuổi và hàng ngày đi vay nợ.
Mặc dù thiếu
thốn, chạy vay nợ, nhưng tôi bị Bệnh Mê Gái và Gái Mê, nên thời gian này, tôi
cũng làm được những bài thơ tình bá cháy, quỷ khốc thần sầu. Đó là những bài
như: Anh Hứa, Em Có Biết, Một Ngày Mưa, Đường Tình, Áo Mới, Một Nơi, Đường
Thoại Ngọc Hầu, Sinh Nhật. Trong số này, sự ra đời của bài Sinh Nhật đúng là
một Huyền Thoại Thơ.
Tôi quen cô, tên
là Dạ Ngân, khi tôi làm cho một cơ sở làm bia Sinh Tố của một người bạn viết
báo trước đây với tôi tại tòa soạn báo Sóng Thần, tờ báo nhà văn Trùng Dương
làm Chủ nhiệm, hẻm Lê Bảo Tinh, đường Cách Mạng
Tháng Tám, gần nhà cô. Đến, đi, tới, lui, tôi cười và đá lông nheo cô.
Thế là cô mê tôi. Ngày sinh nhật của cô, cô mời tôi đến nhà với niềm hãnh diện
thấy rõ. Đâu ngờ tôi còn có giá như thế, hay là cô ấy bị chạm điện, té giếng.
Bạn bè cô, người
thì gói quà, người thì bó hoa. Thằng tôi, thi sĩ, ngồi đực như chó gầm bàn. Tôi
nổi máu anh hùng, vận dụng thần lực, kêu cứu thần thơ, thánh thơ phù hộ độ trì.
Và nhanh như chớp, tôi ứng khẩu:
“Hơn nửa đời
người, anh mới gặp em
Em mọng đỏ của
một thời trái chín
Mà ta, kẻ lãng
du suốt đời
Cháy bỏng đôi
môi khao khát
Chẳng cần đâu,
em phải trả lời
Trong tình yêu,
ngôn ngữ thật vô ích
Đôi khi sự im
lặng lại nói lên nhiều nhất
Đôi khi sự im lặng
thật tuyệt vời
……………………………..
………………………………
Già rồi, anh
không còn lãng mạn nữa đâu
Được cái, trái
tim vẫn còn son trẻ
Nhịp đập bình
thường, hơi thở bình thường
Nếu có tỏ tình
yêu em cũng không có gì loạng quạng.
Cả bàn vỗ tay
hoan hô tôi. Bà chị cả của cô tặng tôi một cành hoa lấy từ trong bình hoa giữa
bàn.
Như tôi đã nói
nhiều lần:
Không có đàn bà
không có thi sĩ
Không có người
tình, thơ chết rấp, tắt thở
Tình đến rồi
tinh đi. Người tình ấy ra đi, có người tình khác đến. Nhờ vậy mà thi sĩ vẫn
sống và thơ tình vẫn ra đời, bất tận, tới thiên thu.
Nhân danh tôi,
Lê Mai Lĩnh, Thi sĩ tài hoa và đào hoa, xin quỳ lạy và tri ân những người tình.
Amen!
Sau ngày phái
đoàn Mỹ phỏng vấn và chấp thuận cho ra đi, công việc vay nợ của tôi tiến triển
khả quan và chất lượng hơn. Ngay khi thấy tôi bước vào nhà, bà Đại tá Lý hỏi
ngay, hôm nay Chính muốn mượn mấy triệu hay mấy chỉ?
Thế là, vợ trẻ,
con thơ, vé đi Mỹ cầm chắc trong tay, tàn tàn: Uống rượu, làm thơ, nhậu. Uống
rượu, nhậu, làm thơ cho tới gần giờ lên máy bay mới ngưng. Tạm ngưng. Sang Mỹ
nhậu tiếp. Nào ngờ, sang tới Mỹ đi rửa chén bát, soong, nồi tối tăm mặt mày cho
trường Đại học Trinity, tiểu bang Connecticut
một giờ 5.25 cent.
Nước Mỹ cái gì
cũng dễ tìm, nhưng tìm Người Tình, quá
khó. Bây giờ thì tôi đã hiểu, tại sao nhều nhà thơ Việt Nam qua Mỹ, bỏ làm thơ. Người tình
tìm đâu ra mà thơ với thẩn. Không có người tình, không có thơ tình đích thực.
Người tình hàm thụ, chỉ có thơ vô hồn, thơ tử thi.
Tôi nói. Lê Mai
Lĩnh nói như thế!
1994
Gia đình tôi qua
Mỹ, tháng 1 năm 1994, dưới sự bảo trợ của hội từ thiện USCC. Hai tuần sau khi
qua Mỹ, tôi bắt đầu cầm viết trở lại. Thoạt đầu tôi cộng tác viết bài cho tờ
Dân Chủ Mới tại Boston, tờ Thời Mới tại Philadelphia, tờ Nắng Mới tại Chicago
và một tạp chí tại New York, tôi không còn nhớ tên.
1995
Cùng với bà Lâm
Thiên Hương, cháu của cựu Thủ Tướng Trần Văn Hương, một khuôn mặt tranh đấu
trong cộng đồng, chúng tôi chủ trương tờ Nguyệt san Dân Việt, tiếng nói của
Cộng Đồng Người Việt bang Connecticut .
Báo phát hành được 17 số là chấm dứt.
Biết tôi là
Sương Biên Thùy, đã qua Mỹ và nay viết dưới bút danh mới, Lê Mai Lĩnh, những
người bạn văn nghệ trước 1975 như nhà văn Trần Hoài Thư, nhà văn Lâm Chương,
nhà văn Trần Doãn Nho, nhà thơ Phan Xuân Sinh, nhà văn Nguyễn Bá Dĩnh và nhà
thơ Thủy Trang (Canada), nhà thơ Trần trung Đạo, nhà văn Hà Kỳ Lam, nhà văn
Lương Thư Trung, nhà thơ Dư Mỹ, nhà thơ Lê Vinh, nhà văn Trần Quán NIệm, nhà
văn Hà Thúc Sinh, nhà thơ Phạm Nhã Dự, nhà thơ Cao Nguyên, nhà văn Hồng Thủy,
nhà thơ Lãm Thúy, nhà văn Cung Thị Lan, GS Lê Kim Oanh, dịch giả Diệm Trân, nhà
báo Nguyễn Ngọc Thanh, nhà thơ Ngô Minh Hằng, nhà thơ Xuân Thiên Vị, nhà thơ
Vương Lệ Hằng, nhà văn Trương Sỹ Lương, nhà văn Vũ Mộng Tuyền, (Phan Bá Ân),
nhà thơ Phan Khâm, nhà thơ Nguyễn Vô Cùng, nhà báo Trần Xuân Vân, nhà thơ Lý
Thơ Hiểu, nhà thơ Ly Thy Dân, nhà báo Phùng Văn Nguyên, nhạc sĩ Nguyễn Việt
Tiến, nhà hoạt động cộng đồng Lê Quyền…. bắt đầu liên lạc và kéo tôi vào sinh
họat VHNT khắp hết 13 các tiểu bang vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Đó là những đêm, nhà
thơ này Ra Mắt Thơ (RMT), nhà văn nọ Ra Mắt Sách (RMS), đêm thơ Lâm Chương,
ngày thơ Dư Mỹ, chủ nhật thơ Ngô Minh Hằng, chiều thơ Xuân Thiên Vị, bình minh
thơ Lê Mai Lĩnh, Vương Lệ Hằng, hoàng
hôn thơ Tử Thần…
Mới qua Mỹ. chưa
đi cày, chưa đi rửa chén bát, chưa biết thế nào là lễ độ của Nước Mỹ Thiên
Đường, hai vợ chồng tôi và cháu bé Quỳnh Như nhiều đêm cùng mấy đấng nhà văn,
mấy ông thần nhà thơ, dong duỗi, hết highway này tới xa lộ khác.
Mấy ngài thi sĩ,
nhà văn đi mòn những con lộ, cào bằng những chông chênh, đướng xa diệu vợi. Có
một đêm vào Casino, giữa New Jersey và New York, tôi không còn nhớ tên, nhà thơ
Trần Trung Đạo đưa cho tôi một nắm đầy tiền 25 cent bảo tôi đi kéo máy. Tôi
nghĩ tay này háo phóng nhỉ. Mới qua, thấy tiền quá to. Vợ tôi nhận may tại nhà,
mỗi tuần được 200 đô tưởng như vĩ đại rồi. Nay, nếu gặp Trần Trung Đạo, tôi sẽ
tăng nhà thơ của quê hương này vài ngàn dolla để đi đánh xì phé hay bài cào.
1997
THƠ LÊ MAI LĨNH
Đây là tập thơ
thứ hai của tôi, nhưng là tập thơ thứ nhất, xuất bản tại Hải Ngoại. Tập thơ gồm
hai phần: Thơ Chính Khí và Thơ Tình. Nhà xuất Bản là Sai GonTimes của thi sĩ
Thái Tú Hạp. Tập Thơ, theo nhà văn Đỗ Văn Phúc là “hay tới khủng khiếp”. Tập
thơ theo Luật sư Phạm Nam Sách là những bài “Chính Khí Ca Ngập Hồn Nước Non”. Tập thơ,
theo nhà báo Cung Vũ là “Mang Trái Tim Nguyễn Trãi”. Tập thơ, theo Luật sư Lâm
Lễ Trinh: “Chân Thành, Giản dỵ, Thanh Thoát”. Tập thơ, theo nhà văn Hồ Minh
Dũng, “Ngoài Cuộc Đời, Trong Văn Chương, Lê Mai Lĩnh là Một”.
1998
NĂM CỦA NƯỚC MẮT
VÀ NĂM CỦA NỤ
CƯỜI
Năm Của Nước
Mắt.
Bắt đầu năm này,
tôi có việc làm chính thức, có ăn lương, có đóng thuế. Đó là năm tôi bắt đầu sự
nghiệp: Rửa Chén Bát Cho Đại Học Trinity tại thành phố Hartford ,
tiểu bang Connecticut .
Hai tuần làm
việc đầu tiên, tôi khóc nức nở. Tôi khóc. Tại sao tôi không khóc?
Hàng chục kí lô
thịt đủ loại, heo, bò, gà vịt, cho vào máy xay thành phân, thành nước thải.
Tuổi trẻ mẫu giáo, các cụ già nước tôi, quanh năm không có chút thịt mà ăn.
Tôi khóc. Tại
sao tôi không khóc? Hàng trăm cái trứng gà luộc cho vào máy xay, thành phân,
thành nước thải. Tuổi thơ nước tôi, những bà mẹ Việt Nam của tôi, mang thai, ăn củ
khoai, củ sắn, làm chất dinh dưỡng cho hài nhi.
Tôi khóc. Tại
sao tôi không khóc? Hàng trăm trái cam, nho, táo cho máy xay, thành phân, thành
nước thải. Đất nước tôi, Việt Nam ,
trái ổi, trái me, trái cóc, đã là quý hiếm.
Tôi nảy sinh ý
định ăn cắp và tôi đã ăn cắp. Tôi đã ăn cắp hàng đêm, những đùi gà, cánh gà,
trứng gà, lái xe đến từng nhà, hay hàng xóm bên cạnh phân phát cho các gia đình
mới tới. Những ngày đầu, tháng đầu, họ vui vẻ cảm ơn. Nhưng những tháng sau, họ
năn nỉ tôi đừng đem tới cho nữa. Họ đã ớn lên tới cuống họng.
Năm Của Nụ Cười
Nếu năm 1969,
tôi chơi một cái bút chiến với nhà văn Mặc Đỗ về vấn đề: “Mặc Cảm Kaki Trong
Văn Học” tôi được Trung tá Phạm Hậu, tức nhà thơ Nhất Tuấn, Giám Đốc Đài Phát
Thanh Quân Đội nói: “Thiếu Úy Lê Văn Chính Đã Rửa Mặt Giùm Các Nhà Văn Quân
Đội”, thì cái bút chiến tôi chơi với nhà văn Nguyễn Hưng Quốc, được các nữ sĩ Ngô
Minh Hằng, Xuân Thiên Vị, Thủy Trang, Vương Lệ Hằng và các nam sĩ Lâm Chương,
Phan Xuân Sinh, Vũ Mộng Tuyền, Nguyễn Bá Dĩnh nói: “Lê Mai Lĩnh Đã Rửa Mặt Giùm
Cho Nhưng Người Cầm Bút Việt Nam Lưu Vong” thì đều xứng đáng như nhau.
Trước đây nhà
văn Mặc Đỗ xúc phạm những người cầm bút trong QL/VNCH. Lần này Nguyễn Hưng Quốc
đã xúc phạm những người cầm bút Việt Nam Lưu Vong, nên tôi không tha. Nhiều
người gọi tôi, Lê Mai Lĩnh, tên Du Đãng Văn Nghệ Hải Ngoại là không sai.
Kiểm điểm lại
chiến trường, “xác chết dưới ngòi bút của tôi đã là Nhật Tiến, Nguyễn Ngọc
Ngạn, Nguyễn Hưng Quốc, Mặc Đỗ, Trần Bạch Đằng. Anh U.Th. thì chỉ mới mất một
sợi lông chân.
Nhà văn Uyên
Thao, thời nhật báo Sóng Thần, tờ báo sừng sõ của miền Nam trước 75, mà tôi là
cổ phần viên, là Biên tập viên, đã tặng tôi 30 ngàn đồng để uống rượu.
Xin lưu ý:
Bài bút chiến
với Mặc Đỗ, hiện còn trong Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ, tuần báo Khởi Hành cuối
1969.
Bài bút chiến
với Nguyễn Hưng quốc, đăng trong tuyển tập này.
Bài bút chiến
với Uyên Thao, trên tuần báo ĐỜI, giữa năm 1970, còn lưu giữ trong Thư Viện
Quốc Hội Hoa Kỳ.
Xin quý vị đọc
để biết, Nguyễn Hưng quốc rất kẻ cả, rất hỗn hào với đàn anh, bậc thầy. Tôi, Lê
Mai Lĩnh, không bậc thầy thì cũng là đàn anh của Nguyễn Hưng Quốc. Vào thập
niên 60 tôi đã bắt đầu nổi tiếng, thì Nguyễn Hưng Quốc còn là con nít, mới tập
tễnh làm thơ tán gái. Tôi tin như thế và chắc chắn như thế.
Tôi có tác phong
DU ĐÃNG VĂN NGHỆ QUÁ, phải không quý vị? Nhưng nói như nhà văn Nguyễn bá Dĩnh:
“Anh du đãng, nhưng dễ thương. Bọn tôi thương anh, kể cả nhà thơ Thủy Trang và
nhà thơ Vương Lệ Hằng. Nàng Thơ Rất Yêu Nhà Thơ.
1999
ĐỨNG NGỒI KHÔNG
YÊN
Đây là một tập
phóng bút, tuyển chọn từ những bài đặc biệt trước và sau 1975, từ trong và
ngoài nhà tù, từ trong nước ra hải ngoại.
Chính tôi đánh
giá và được độc giả thừa nhận: Đây là một cuốn sách có nội dung sắc sảo, độc
đáo, dễ thương và thương rất dễ.
Không những bạn
bè thân thiết từ những ngày Nguyễn Hoàng, Quảng Trị, tới bạn bè ở trường Võ
Tánh, Nha Trang, từ độc giả thân quen tới độc giả xa lạ, đều thừa nhận “Đứng
Ngồi Không Yên” là một tác phẩm giá trị.
Điều làm tôi tin
chắc như thế là khi hai người bạn của tôi ở Paris và ở Úc cho biết, là họ tìm thấy Đứng
Ngồi Không Yên trong thư viện của thành phố họ đang sinh sống. Một người bạn tù
của tôi ở thành phố Atlanta
là Thiếu tá Hải quân Lê Bá Khải cho biết anh thấy Đứng Ngồi Không Yên trong thư
viện thành phố.
Tháng 10 năm
2006, khi gia đình tôi dọn sang thành phố Arlington ,
bang Texas ,
khi vào thư viện, khu giới thiệu Văn Hóa Việt, vợ
tôi tìm thấy Đứng Ngồi Không Yên trên kệ sách.
Sau này, nhớ
lại, năm 1997, sau khi xuất bản tập Thơ Lê Mai Lĩnh, đã có một hệ thống thư
viện Hoa Kỳ gởi thư cho tôi hỏi mua 20 cuốn. Từ đó tôi biết, bất cứ nhà xuất
bản nào, cũng có một Hệ Thông Thư Viện đặt mua sách. Hẳn nhiên là những sách có
giá trị.
Tôi không trách
nhà xuất bản Làng Văn, tôi càng không trách, mà còn cảm ơn hai người bạn tôi,
là nhà văn Nguyễn Hữu Nghĩa và nhà báo Nguyên Hương. Chính nhờ họ mà Đứng Ngồi
Không Yên của tôi đã đến với người đọc trên thế giới.
Lê Mai Lĩnh