Để Phúc - Bút Nguyên Tử
Xưa có người làm nghề đẽo cày, quán bày ở ngã ba đường, người qua kẻ lại
nhiều, có kẻ khuyên đẽo cày cho to, anh ta nghe theo. Cày đẽo xong bán không được,
bực mình đem chẻ làm củi. Có người khuyên đẽo thật nhỏ, anh ta nghe theo, bán
không ai mua, tức giận
đem chẻ củi tiếp. Có kẻ khuyên đẽo cày thật khổng lồ để
cày voi, anh ta nghe theo, dồn hết vốn
liếng mua gỗ. Cày đẽo xong không ai dám ngó vì ngó vào sợ vỡ bụng vì cười. Cáu
tiết, anh ta định đem chẻ củi nhưng chị vợ tiếc của, khiêng đấy xuống ao bùn giấu
biệt. Hết vốn hết đẽo, một thời gian hai vợ chồng lần lượt chầu trời. Sự việc
đi vào quên lãng.
Đời chắt chút, một hôm chúng cho máy
vét xúc ao thật rộng thật sâu để làm đìa nuôi tôm. Đang xúc, nghe lục cục
liền khoanh vùng đào xới, bới lên được một cái cày không lồ. Tiếng đồn lan xa,
người người tụ xem như hội, các chuyên gia được tin gấp rút tới đo đạc, dùng
các phương pháp soi kiểm niên đại rồi khắng
định là cố vật cấp quốc gia, đưa ngay về bảo tàng bảo quản.
Chắt chút người đẽo cày nọ được thưởng một
món tiền to nhờ công phát hiện liền biện một lễ thật lớn tế cáo tổ tiên khéo để
phúc cho con cháu.
Bút Nguyên Tử